Tính tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu thô khai thác của Liên bang Nga giai đoạn 2002 2022

QUẾ ANH (từ LB Nga)

Lâu nay, nguồn thu ngân sách của nước Nga vốn phụ thuộc nhiều vào dầu mỏ và khí đốt. Thậm chí, có những giai đoạn, khoảng 50% nguồn thu ngân sách nước này đến từ dầu khí. Câu hỏi đặt ra liệu nền kinh tế Nga có tụt hậu nếu nguồn thu từ dầu khí giảm? Những ngày đầu tháng 11 này, Moscow cần tiếp tục cắt giảm hơn nữa sản lượng dầu mỏ, vì làn sóng dịch Covid-19 thứ hai đang trở nên mạnh mẽ hơn, khiến nhu cầu tiêu thụ “vàng đen” sụt giảm. 

Cắt giảm mạnh sản lượng

Ngày 1-11, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI và giá dầu Brent đều giảm về mức thấp nhất trong vòng 5 tháng qua. Trong khi đó, dữ liệu chỉ số công nghiệp Dow Jones cho thấy, trong tháng 10, dầu WTI cũng đã mất 11% giá trị và dầu Brent mất 8,5% so tháng trước. Như vậy, có thể thấy bất chấp việc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước đối tác (OPEC+) liên tục duy trì cắt giảm sản lượng khai thác, song giá dầu vẫn tiếp tục lao dốc. 

Thực tế giá dầu thế giới trồi sụt khó lường cho thấy, kế hoạch tài chính năm 2021 do Chính phủ Nga soạn thảo đang đứng trước nguy cơ trở thành một tài liệu phi thực tế. Các tính toán ngân sách của chính phủ nước này hầu như đều dựa vào hy vọng tăng sản lượng và xuất khẩu dầu mỏ của năm 2021, theo đó Nga đặt giả thuyết cho rằng nhu cầu toàn cầu về dầu khí sẽ phục hồi nhanh chóng. Tuy nhiên, tình hình thực tế rõ ràng không “chiều lòng” Nga, quốc gia mà doanh thu từ dầu mỏ có lúc chiếm tới phân nửa nguồn thu ngân sách. Saudi Arabia, quốc gia dẫn đầu thế giới về sản lượng khai thác dầu mỏ, cũng đang hướng tới việc cắt giảm sản lượng bổ sung vào năm sau. Do đó, Moscow chỉ còn lựa chọn duy nhất là tiếp tục cắt giảm khai thác dầu. 

Theo hãng tin TASS, năm 2020 thu nhập ngoại hối của Nga thấp hơn khoảng 40% so năm trước. Chính phủ nước này đang hy vọng tình hình sẽ được cải thiện trong năm tới, với việc kinh tế toàn cầu phục hồi nhanh chóng. Báo cáo từ các cấp cơ quan hữu quan của Nga đều dự báo rằng, viễn cảnh kinh tế thế giới năm sau sẽ bớt u ám, giúp giá dầu tăng, qua đó cho phép gia tăng sản lượng khai thác dầu khí và thúc đẩy xuất khẩu. Tuy nhiên, do dịch bệnh diễn biến phức tạp nên thế giới đã chứng kiến ​​giá dầu sụt giảm mạnh, chỉ tạm thời dừng lại khi OPEC và các đối tác sẵn sàng cắt giảm thêm nguồn cung dầu trên thị trường, thay vì việc tăng sản lượng vào đầu năm tới. 

Saudi Arabia và các thành viên OPEC đang xem xét không chỉ gia hạn các hạn chế đối với sản xuất dầu, mà còn cắt giảm sản lượng khai thác vì lo ngại nhu cầu giảm trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát đợt thứ hai, buộc nhiều quốc gia châu Âu phải tái áp đặt các biện pháp giãn cách xã hội. Tờ The Wall Street Journal cũng xác nhận, Saudi Arabia và các nước OPEC đang thảo luận về khả năng cắt giảm mạnh sản lượng khai thác dầu trong bối cảnh số ca nhiễm Covid-19 gia tăng và việc áp dụng các hạn chế đi lại mới ở châu Âu.

Khó giảm phụ thuộc vào “vàng đen”

Vốn là quốc gia ngoài OPEC có sản lượng khai thác dầu lớn nhất thế giới (chỉ đứng sau Saudi Arabia), Nga đang lên kế hoạch để thoát khỏi sự phụ thuộc vào dầu mỏ. Trong nhiều năm, giới chức Nga luôn mong muốn giảm bớt sự phụ thuộc của nền kinh tế vào dầu khí. Đây cũng là một đòi hỏi mang tầm chiến lược. Cách đây hơn hai năm, Tổng thống Nga Vladimir Putin ký một sắc lệnh yêu cầu bằng mọi cách phải đạt mục tiêu đưa tốc độ tăng trưởng GDP của nước này dẫn đầu thế giới, trong khi nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm ở mức 3%/năm. Tuy nhiên, tính đến hết năm 2018, mức tăng GDP của Nga chỉ đạt 1,7%, khi “xứ sở bạch dương” đã phải chịu quá nhiều sức ép từ các biện pháp trừng phạt của phương Tây. Thay vì cố gắng giảm lệ thuộc vào nguồn “vàng đen”, trên thực tế, Nga lại đạt một kỷ lục mới về lượng dầu mỏ khai thác với mức 11,6 triệu thùng/ngày (tính đến tháng 10-2018). 

Kích cầu tiêu dùng nội địa để tăng trưởng kinh tế cũng là một giải pháp được Chính phủ Nga ưu tiên thực hiện nhằm giảm lệ thuộc vào xuất khẩu dầu khí. Tuy nhiên, thu nhập thực tế của người dân Nga liên tục giảm, cộng thêm các biện pháp trừng phạt và các khoản đầu tư cả trong nước lẫn nước ngoài sụt giảm mạnh đã khiến kinh tế Nga buộc vẫn phải dựa vào dầu mỏ để phát triển. 

Nhiều ý kiến cho rằng, sự phát triển của kinh tế Nga chỉ phụ thuộc vào hai loại tài nguyên chủ đạo là dầu mỏ và khí đốt. Song trong những năm gần đây, Chính phủ Nga đã có những nỗ lực đáng kể để cơ cấu lại nguồn thu ngân sách quốc gia theo hướng có lợi cho các mặt hàng xuất khẩu khác. Trên thực tế, Nga đang trên con đường thoát khỏi sự phụ thuộc vào tài nguyên. Tỷ trọng nguồn thu ngân sách từ dầu khí đang dần được thu hẹp, đạt tới tỷ lệ một phần ba tổng mức thu nhập ngân sách quốc gia, phần còn lại đang dần được lên kế hoạch chuyển sang các dự án ưu tiên khác. 

Năm 2009, Chính phủ Nga đã thông qua Chiến lược an ninh quốc gia tầm nhìn năm 2020. Trong đó, lần đầu nước này tuyên bố mục tiêu loại bỏ hoàn toàn việc nền kinh tế phụ thuộc dầu mỏ. Tuy nhiên, đến năm 2014, khi cuộc chiến “trừng phạt - trả đũa” với phương Tây bùng nổ liên quan việc bán đảo Crimea sáp nhập lãnh thổ Nga, dẫn đến cuộc khủng hoảng tại Ukraine, chiến lược này bị cản trở mạnh. Trong bối cảnh các căng thẳng địa - chính trị gia tăng, khả năng chống chịu của nền kinh tế Nga trước các cú sốc từ bên ngoài đã trở thành ưu tiên hàng đầu của chính phủ nước này, khiến kế hoạch giảm lệ thuộc vào dầu khí một lần nữa chưa thể đi đúng quỹ đạo. Do đó, nước Nga sẽ còn phải tiếp tục đi tìm lời giải cho bài toán giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế vào nguồn thu từ dầu khí.

Giới thiệu về cuốn sách này


Page 2

Giới thiệu về cuốn sách này

Tính tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu thô khai thác của Liên bang Nga giai đoạn 2002 2022
Các công trình dầu khí trên biển. Ảnh Vương Thái
Thực trạng tìm kiếm, thăm dò, khai thác

Hiện nay, phần lớn các mỏ dầu khí đang khai thác ở nước ta đều được đưa vào khai thác trong giai đoạn từ 1986-2015. Trong đó, các mỏ có đóng góp sản lượng lớn đều đã khai thác được 15-35 năm, đang ở giai đoạn khai thác cuối đời mỏ, độ ngập nước cao và tiếp tục tăng liên tục theo thời gian. Độ ngập nước trung bình của các mỏ này hiện đã ở mức 50-90%, dẫn đến sản lượng suy giảm tự nhiên khoảng 15-25%/năm. Đây cũng là thực tế chung ở giai đoạn cuối đời của các mỏ trên thế giới.

Trong khi đó, trong những năm gần đây, do nhiều hạn chế về mặt cơ chế, chính sách liên quan, cũng như điều kiện ngành dầu khí trong tình hình mới có nhiều thay đổi, khiến hoạt động tìm kiếm thăm dò (TKTD), gia tăng trữ lượng giảm đi rất nhiều so với giai đoạn trước, nguồn bổ sung vào khai thác hằng năm cũng hạn chế, dẫn đến đà suy giảm sản lượng là tất yếu. Theo thống kê từ năm 2015 đến nay, sản lượng dầu trong nước liên tục sụt giảm, từ mức 16,9 triệu tấn năm 2015 xuống 15,2 triệu tấn năm 2016, rồi 13,4 triệu tấn năm 2017, xuống tiếp 12 triệu tấn năm 2018, năm 2019 còn 11 triệu tấn, 9,7 triệu tấn vào năm 2020 và dự báo tiếp tục giảm trong các năm tiếp theo.

Để hạn chế mức độ suy giảm sản lượng tự nhiên từ các giếng hiện hữu, hằng năm các nhà thầu dầu khí và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đều nỗ lực tìm kiếm giải pháp khoan bổ sung các giếng khoan đan dày. Nhưng, số lượng giếng khoan đan dày là rất hạn chế và sản lượng thường không cao do vị trí để khoan đan dày không nhiều, các vị trí có tiềm năng cho sản lượng cao đã được khoan và khai thác ngay từ giai đoạn đầu của mỏ. Vì vậy, sản lượng của các giếng khoan đan dày thường chỉ đóng góp ở mức dưới 10% sản lượng chung của cả mỏ. Ngoài ra, các giải pháp khác để hạn chế đà suy giảm sản lượng, như sửa chữa, can thiệp giếng, nâng cao và tối ưu hệ số sử dụng thiết bị… cũng đều được triển khai tích cực.

Tuy nhiên, các giải pháp này cũng chỉ đóng góp nhỏ 1- 2% sản lượng của toàn mỏ. Điều đó cho thấy, dù cố gắng, hằng năm sản lượng của các mỏ hiện hữu vẫn suy giảm từ 10-15%. Mặc dù vậy, mức độ hạn chế suy giảm sản lượng ở Việt Nam vẫn đạt mức tối ưu hơn so với mức trung bình của thế giới.

Trước đà suy giảm sản lượng của các mỏ hiện hữu và công tác phát triển các mỏ mới gặp nhiều hạn chế, việc duy trì và hoàn thành kế hoạch sản lượng khai thác là thách thức rất lớn. Trong nhiều năm qua, Petrovietnam tập trung đầu tư nghiên cứu khoa học, đẩy mạnh hoạt động sáng kiến, sáng chế, với nhiều giải pháp kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, sử dụng thiết bị công nghệ hiện đại vào sản xuất, áp dụng nhiều giải pháp nâng cao thu hồi dầu. Như tại Vietsovpetro, bằng biện pháp bơm ép nước để bảo tồn áp suất vỉa, đơn vị đã tăng hệ số thu hồi dầu khí từ 18% lên trên 40% đối với thân dầu trong đá móng - đây là hệ số thu hồi cao nhất trên thế giới. Bằng trí tuệ, với quyết tâm, nỗ lực và sự sáng tạo, chuyên nghiệp của tập thể cán bộ kỹ sư, người lao động dầu khí, hằng năm, Tập đoàn vẫn hoàn thành kế hoạch khai thác dầu khí được Chính phủ giao.

Kế hoạch sản lượng khai thác dầu hàng năm được xây dựng dựa trên những yếu tố cơ bản: Sản lượng từ các mỏ, giếng hiện hữu; sản lượng từ các công trình mới, giếng mới theo kế hoạch; sản lượng từ công tác sửa chữa và can thiệp giếng. Tương tự, kế hoạch sản lượng khai thác khí hằng năm sẽ dựa trên khả năng khai thác của mỏ, đồng thời phụ thuộc vào hợp đồng mua bán khí giữa chủ mỏ và các hộ tiêu thụ, cũng như thực tế tiêu thụ khí.

Tính tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu thô khai thác của Liên bang Nga giai đoạn 2002 2022
Người lao động dầu khí làm việc trên công trình biển

Ngoài sản lượng khai thác dầu suy giảm do gặp những khó khăn nêu trên, kế hoạch khai thác khí của Petrovietnam dự kiến cũng sẽ giảm trong năm tới, do tình hình tiêu thụ khí hết sức khó khăn, đặc biệt là tiêu thụ khí cho điện giảm sút mạnh, trong khi điện là nguồn chính tiêu thụ khí, chiếm khoảng 80% tổng sản lượng tiêu thụ khí. Trong 9 tháng năm 2021, huy động khí cho điện giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước, bằng khoảng 72% so với cùng kỳ và bằng 70% kế hoạch của Petrovietnam. So với kế hoạch của Bộ Công Thương giao, huy động khí Đông Nam bộ chỉ đạt khoảng 84%, Tây Nam bộ khoảng 70%. Việc giảm huy động khí cho phát điện còn ảnh hưởng đến sản lượng khai thác dầu, khi khí đồng hành tại các mỏ khai thác dầu không được huy động, ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch khai thác chung của cả mỏ.

Do kế hoạch sản lượng khai thác dầu khí hằng năm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh và dòng tiền của dự án, cũng như từng nhà thầu tham gia, vì vậy, kế hoạch sản lượng khai thác của từng lô hợp đồng dầu khí luôn được xem xét kỹ lưỡng, thận trọng, từ cấp chuyên gia tới cấp quản lý của người điều hành, cấp quản lý của các bên tham gia và cuối cùng là của Petrovietnam.

Với nhiều nguyên nhân, sản lượng khai thác thực tế cũng như kế hoạch khai thác dầu khí trong nước liên tục sụt giảm là tất yếu, mặc dù kế hoạch sản lượng hằng năm được xây dựng chi tiết và thận trọng. Thêm vào đó, hoạt động dầu khí nói chung và đặc biệt hoạt động dầu khí ngoài biển có nhiều rủi ro, bao gồm rủi ro về địa chất, về điều kiện thời tiết… dẫn đến sản lượng khai thác có những thay đổi so với kế hoạch. Thực tế, cơ quan quản lý Nhà nước về dầu khí cũng cho phép thay đổi giữa kế hoạch được phê duyệt và sản lượng thực tế ở mức 10%. Ngoài ra, để phục vụ mục đích lập dự toán ngân sách Nhà nước cho năm sau, việc lập kế hoạch khai thác thường được thực hiện sớm vào khoảng tháng 6, hoặc tháng 7 năm trước, khi chương trình công tác của từng lô hợp đồng chưa được các bên tham gia thống nhất, dẫn đến độ chính xác sẽ không cao bằng dự báo vào tháng 12 hằng năm, khi chương trình công tác của từng lô hợp đồng đã rõ ràng.

Giải pháp để duy trì và gia tăng sản lượng khai thác

Để hoàn thành các chỉ tiêu thăm dò khai thác dầu khí giai đoạn 2020-2025, các giải pháp về kỹ thuật-công nghệ, tài chính-đầu tư, cơ chế-chính sách, tổ chức và đào tạo đã và đang được Petrovietnam triển khai một cách hợp lý, đồng bộ.

Tuy nhiên, với tình trạng các mỏ đang khai thác trên đà suy giảm, để có thể duy trì và nâng cao sản lượng dầu khí, giải pháp duy nhất vẫn là phải phát triển và đưa được các mỏ mới vào khai thác. Để thực hiện được điều này, đảm bảo tính bền vững lâu dài, cần khuyến khích đầu tư hơn nữa vào công tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác, trong đó đặc biệt chú trọng đến công tác TKTD để tạo nguồn trữ lượng mới, giúp công tác phát triển khai thác được liên tục và ổn định.

Do công tác TKTD có nhiều rủi ro, tỉ lệ thành công của các giếng khoan thăm dò chỉ ở mức 20%. Nếu quy trình thủ tục phê duyệt dự án TKTD thực hiện như các dự án đầu tư phát triển khác, như hiện nay, doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn Nhà nước như Petrovietnam và PVEP gần như không thể triển khai các dự án TKTD. Vì vậy, cần có cơ chế để căn cứ vào đó xây dựng chiến lược, kế hoạch 5 năm và kế hoạch hằng năm, phù hợp với nhu cầu thực tế mà Petrovietnam có thể phê duyệt các dự án TKTD và không phụ thuộc vào mức vốn đầu tư vào dự án.

Ông Vũ Quang Nam, nguyên Phó Tổng giám đốc Petrovietnam, Phó Chủ nhiệm CLB Doanh nghiệp dầu khí cho biết, nếu ngành dầu khí không có vốn thì không làm được gì cả, vì cần vốn rất lớn, như tìm kiếm thăm dò một giếng thông thường mất khoảng 10-15 triệu USD.

Ngoài ra, ngành dầu khí khác với các ngành khác bởi có rủi ro trong tìm kiếm thăm dò. Thế giới có thống kê, nếu khoan từ 6-10 giếng mà thành công được 1 giếng thì đã là thắng lợi rồi. Do đó, phải hiểu những rủi ro trong ngành này, phải chấp nhận có thể mất ở chỗ này, nhưng được ở chỗ khác. Nhưng phải có vốn đầu tư và có cơ chế để dầu khí có thể hoạt động được. Như vấn đề về ngân sách để lại đầu tư cho dầu khí. Trước đây khi khai thác dầu khí xong, sẽ trích thẳng một tỷ lệ phần trăm nhất định (10-15%) để lại cho dầu khí đầu tư TKTD, sau đó sẽ hạch toán sau. Còn hiện nay, tất cả sẽ nộp vào ngân sách Nhà nước, sau đó ngân sách mới trích lại để đầu tư cho ngành dầu khí. “Miếng bánh” ngân sách đặt trước bài toán cân đối sẽ rất khó khăn với dầu khí trong việc bố trí vốn để tái đầu tư. Thực tế, nguồn vốn để thực hiện công tác TKTD dò gặp khó khăn, và suy giảm nghiêm trọng trong những năm qua, giai đoạn 2016-2020 chỉ đạt khoảng 28-30% so với giai đoạn 2011-2015. Từ đó có thể khẳng định, cơ chế, chính sách đối với hoạt động TKTD đã có một bước lùi nhất định.

Theo Hội Dầu khí Việt Nam, do thiếu vốn thăm dò nên xảy ra sự mất cân đối trầm trọng giữa gia tăng trữ lượng và sản lượng khai thác, xảy ra hiện tượng “tiêu lạm vào dự trữ”. Nhiều mỏ dầu truyền thống chủ lực đóng góp sản lượng quan trọng cho Petrovietnam, sau 20-30 năm khai thác như Bạch Hổ, Sư Tử, Rạng Đông, Lan Tây cung cấp trên 500 triệu tấn dầu quy đổi đã qua giai đoạn khai thác đỉnh, sản lượng khai thác hiện nay đang suy giảm, đòi hỏi phải đầu tư thêm các giải pháp công nghệ tận thu hồi dầu, khoan bổ sung để tận khai thác, trong khi các mỏ mới được đưa vào khai thác chậm do thiếu vốn và các thủ tục đầu tư. Hiện Luật Dầu khí và các điều khoản trong hợp đồng (mẫu) phân chia sản phẩm không còn phù hợp và không khuyến khích đầu tư vào các mỏ nhỏ, mỏ cận biên và các mỏ đang ở thời kỳ khai thác tận thu. Các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí ngày càng bị thu hẹp, sản lượng suy giảm nhanh, giá thành tấn dầu thăm dò và khai thác cao... Do đó, cần có những điều khoản phù hợp, đủ hấp dẫn các nhà đầu tư trong bối cảnh hiện nay.

Bên cạnh các giải pháp để đẩy mạnh tìm kiếm, thăm dò, gia tăng trữ lượng, trong ngắn hạn và trung hạn cần thúc đẩy giải quyết những vấn đề hiện hữu khác như: Xử lý các khó khăn vướng mắc liên quan đến 2 dự án trọng điểm về dầu khí là Dự án khí Lô B và Dự án khí Cá Voi Xanh để có thể đưa hai mỏ này vào khai thác theo kế hoạch; sớm phê duyệt cơ chế hoạt động cho Lô dầu khí 01/97&02/97 và điều kiện hợp đồng cho Lô dầu khí 01/17&02/17 để có thể tiếp tục đầu tư gia tăng sản lượng từ các lô này; cần thay đổi các điều kiện phân chia giữa Nhà nước và nhà thầu để đưa vào phát triển các phát hiện có hiệu quả kinh tế cận biên; phân cấp cho Petrovietnam phê duyệt một số những thay đổi kỹ thuật so với kế hoạch phát triển mỏ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (khoan đan dày, khoan cắt thân, mở vỉa bổ sung…).

Tính tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu thô khai thác của Liên bang Nga giai đoạn 2002 2022
Người lao động Vietsovpetro làm việc trên giàn

Ngoài ra, trong tình hình huy động khí cho điện giảm sút mạnh hiện nay ảnh hưởng đến việc phát triển các mỏ khí cũng như các dự án nhập khẩu khí, phát triển điện khí theo chiến lược năng lượng quốc gia, EVN cần cam kết bao tiêu khí dài hạn để có thể phát triển các mỏ khí mới; ưu tiên huy động điện từ khí để gia tăng khai thác và gia tăng sản lượng condensate đi kèm.

Nguồn thu của Petrovietnam không hoàn toàn phục thuộc vào dầu thô, mà còn có nhiều lĩnh vực khác. 60 năm xây dựng, trưởng thành, Petrovietnam đã phát triển đồng bộ các khâu, xây dựng được hệ thống công nghiệp dầu khí hoàn chỉnh, đồng bộ từ tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí đến phát triển công nghiệp khí, điện, chế biến và dịch vụ dầu khí. Bên cạnh khai thác dầu khí, các mảng khác cũng phát triển lớn mạnh, khẳng định vai trò, vị thế trên thị trường trong nước cũng như quốc tế, đóng góp ngày càng quan trọng trong cơ cấu nguồn thu của tập đoàn.

Tuy nhiên, lĩnh vực thượng nguồn là TDKT luôn xem là lĩnh vực cốt lõi, được Petrovietnam ưu tiên hàng đầu để đảm bảo sự phát triển bền vững chuỗi giá trị, hỗ trợ cho các lĩnh vực hoạt động khác của tập đoàn.

Tại Hội nghị thăm dò khai thác Petrovietnam năm 2021, Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng nhấn mạnh, TDKT luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu tại Petrovietnam. Tập đoàn luôn sẵn sàng về nguồn lực và tiềm lực để thực hiện các kế hoạch TDKT mang tính đột phá và quyết liệt.

Tuy nhiên, sự phát triển của tìm kiếm thăm dò dầu khí hiện đang đối mặt với rất nhiều khó khăn chủ quan và khách quan. Bên cạnh những khó khăn về điều kiện kỹ thuật, địa chất, tình hình triển khai thực địa, khó khăn trong cơ chế chính sách pháp luật về dầu khí đang ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động TDKT.

Tiềm năng trữ lượng dầu khí Việt Nam còn rất lớn, để nguồn tài nguyên này có thể góp phần vào phát triển kinh tế đất nước và bảo vệ chủ quyền Tổ quốc, công tác tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác cần được triển khai thuận lợi, thông suốt để làm động lực cho các nhà đầu tư, tăng cường các hoạt động TDKT dầu khí, qua đó tạo ra các nguồn thu mới cho đất nước.

Linh Đan