Tính giá trị của một đơn vị sản phẩm

Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa trong điều kiện bình thường của xã hội, Lượng giá trị của đơn vị hàng hóa thay đổi phụ thuộc vào yếu tố nào?

Lượng giá trị của hàng hóa là gì?

Lượng giá trị của hàng hóa là lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hóa đó.

Lượng lao động tiêu hao này được tính bằng thời gian lao động. Ở đây, lao động tạo thành thực thể của giá trị là thứ lao động giống nhau của con người, là chi phí của cùng một sức lao động của con người…, nó có tính chất của một sức lao động xã hội trung bình…,

Do đó để sản xuất ra một hàng hóa nhất định nó chỉ dùng một thời gian lao động trung bình cần thiết hoặc “ thời gian lao động xã hội cần thiết.

Điều đó cũng có nghĩa là, trong thực tế nhiều người cùng sản xuất một loại hàng hóa, nhưng điều kiện sản xuất, trình độ tay nghề, năng suất lao động khác nhau. Thế nhưng lượng giá trị của hàng hóa không phải do mức hao phí lao động cá biệt quy định, mà nó được đo bởi thời gian lao động xã hội cần thiết.

Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa nào đó trong những điều kiện sản xuất bình thường của xã hội với trình độ, trang thiết bị trung bình, trình độ thành thạo trung bình và cường độ lao động trung bình trong xã hội đó.

Như vậy chỉ có lượng lao động xã hội cần thiết hay thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa mới quyết định đại lượng giá trị của hàng hóa ấy. Đó cũng chính là giá trị xã hội chứ không phải là giá trị cá biệt của hàng hóa.

Vậy Lượng giá trị của đơn vị hàng hóa thay đổi phụ thuộc vào yếu tố nào? hãy cùng chúng tôi theo dõi nội dung dưới đây.

Tính giá trị của một đơn vị sản phẩm

Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa

Do thời gian lao động xã hội cần thiết luôn thay đổi nên lượng giá trị của hàng hóa cũng là một đại lượng không cố định. Lượng giá trị của đơn vị hàng hóa thay đổi phụ thuộc vào yếu tố nào? cụ thể như sau:

– Năng suất lao động

Năng suất lao động là năng lực sản xuất của lao động nó được tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.

Có hai loại năng suất lao động là: năng suất lao động cá biệt và năng suất lao động xã hội nhưng chỉ có năng suất lao động xã hội có ảnh hưởng đến giá trị xã hội của hàng hóa vì trên thị trường, hàng hóa được trao đổi không phải theo giá trị cá biệt mà theo giá trị xã hội.

Năng suất lao động phụ thuộc vào nhiều nhân tố như: trình độ khéo léo của người lao động, sự phát triển của khoa học – kỹ thuật và trình độ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, sự kết hợp xã hội của sản xuất, hiệu quả của tư liệu sản xuất và các điều kiện tự nhiên.

– Cường độ lao động

Cường độ lao động nói lên mức độ hao phí sức lao động trong một đơn vị thời gian. Đó chính là mức độ khẩn trương, nặng nhọc, hay căng thẳng của lao động.

Cường độ lao động tăng lên tức là mức hao phí sức lao động trong một đơn vị thời gian tăng lên. Nếu cường độ lao động tăng lên thì số lượng hàng hóa sản xuất ra tăng lên nhưng sức lao động hao phí cũng tăng lên, vì vậy giá trị của một đơn vị hàng hóa vẫn không đổi.

Tăng cường độ lao động thực chất chính là việc kéo dài thời gian lao động. Cường độ lao động cũng phụ thuộc vào trình độ tổ chức quản lý, quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất, đặc biệt là nó phụ thuộc vào thể chất, tinh thần của người lao động.

Theo đó tăng cường độ lao động và tăng năng suất lao động đều làm cho số lượng sản phẩm tăng lên.

Tuy nhiên, tăng cường độ lao động là thường có giới hạn và hiệu quả thấp, còn tăng năng suất lao động có ý nghĩa tích cực hơn đối với phát triển kinh tế và là nhân tố quan trọng nhất nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa.

– Mức độ phức tạp của lao động

Mức độ phức tạp của lao động cũng ảnh hưởng nhất định đến số lượng giá trị của hàng hóa. Có thể chia lao động thành lao động giản đơn và lao động phức tạp.

Lao động giản đơn là lao động mà bất kỳ một người lao động bình thường nào không cần phải trãi qua đào tạo cũng có thể thực hiện được.

Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện thành lao động chuyên môn lành nghề nhất định mới có thể tiến hành được.

Cấu thành lượng giá trị hàng hóa

Để sản xuất ra hàng hóa cần phải có chi phí lao động bao gồm lao động quá khứ tồn tại trong các yếu tố tư liệu sản xuất như máy móc, công cụ, nguyên vật liệu và lao động sống hao phí trong quá trình chế biến tư liệu sản xuất thành sản phẩm mới.

Cấu thành lượng giá trị hàng hóa bao gồm hai bộ phận: giá trị cũ tái hiện và giá trị mới.

W = c + (v + m)

Trong đó:

– c: là giá trị cũ bao gồm các yếu tố của tư liệu sản xuất như máy móc, nhà xưởng, nguyên liệu, nhiên liệu, được lao  động cụ thể của người sản xuất chuyển hóa giá trị vào sản phẩm.

– (v+m): giá trị mới là lao động sống, lao động trừu tượng bao gồm lao động tất yếu(v) và lao động thặng dư (m).

Để cung cấp một sản phẩm ra thị trường đơn vị sản xuất phải tính được giá thành của sản phẩm để xác định giá bán. Nhưng để xác định được giá thành sản phẩm phải tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố để áp dụng với các cách tính giá thành khác nhau.

Bài viết Giá thành là gì?  chúng tôi sẽ cung cấp thông tin nói trên tới Quí vị.

Giá thành là gì?

Giá thành là biểu hiện bằng tiền của sản phẩm về toàn bộ hao phí, chi phí lao động, nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất có liên quan tới khối lượng sản  phẩm hoàn thành, giá thành có thể chia ra làm 2 loại: Giá thành sản  xuất và giá thành tiêu thụ.

Ngoài ra nếu chia thành thời điểm và nguồn số liệu:

(i) Giá thành kế hoạch;

(ii) Giá thành định mức;

(iii) Giá thành thực tế.

Giá thành sản xuất là gì?

Chi phí sản xuất của sản phẩm, dịch vụ là chi phí sản xuất cho một khối lượng hoặc một đơn vị sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất và trong điều kiện sản xuất bình thường.

Giá thành sản xuất được cấu thành từ:

– Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là khoản chi phí nguyên vật liệu để tạo thành sản phẩm và dịch vụ;

– Chi phí nhân công trực tiếp: Để biến nguyên vật liệu thành sản phẩm thì phải có sức lao động bỏ ra. Doanh nghiệp sẽ phải trả tiền công cho người lao động trực tiếp làm ra sản phẩm, dịch vụ;

– Chi phí sản xuất chung: Là những khoản chi phí liên quan đến việc tạo ra sản phẩm (bao gồm chi phí quản lý bộ phận, công xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định, tiền điện, tiền nước…).

Giá thành tiêu thụ là gì?

Giá thành tiêu thụ bao gồm giá thành sản xuất sản phẩm cộng thêm chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp được tính toán xác định khi sản phẩm được tiêu thụ. Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ là căn cứ để xác định mức lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp.

Tính giá trị của một đơn vị sản phẩm

Cách tính giá thành

Có nhiều phương pháp tính giá thành, có thể kể đến như: phương pháp giản đơn (phương pháp trực tiếp); phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phô; phương pháp phân bước; phương pháp hệ số; phương pháp định mức.

Vì giới hạn bài viết Giá thành là gì nên chúng tôi sẽ chọn ra những phương pháp chính để phân tích bao gồm:

– Phương pháp loại giản đơn

Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến ở Việt Nam bởi vì đơn giản và phù hợp với các loại hình doanh nghiệp sản xuất đơn giản, có lượng  mặt hàng ít và khối lượng sản xuất lớn và chu kỳ ngắn. Công thức như sau:

Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Các khoản chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ – các khoản làm giảm chi phí – chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

– Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phổ biến

Đây cũng là một phương pháp được dùng nhiều, áp dụng trong những trường hợp vừa tạo ra sản phẩm chính vừa cho ra sản phẩm phụ (mà theo đó sản phẩm phụ không phải là đối tượng tính giá thành và được định giá theo mục đích tận thu). Công thức tính như sau:

Tổng giá thành sản phẩm chính hoàn thành trong kỳ = chi phí sản xuất sản phẩm dở dang đầu kỳ – chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ – gia trị sản phẩm  phụ thu hồi ước tính – chi phí sản xuất sản phẩm chính dang dở cuối kỳ.

– Phương pháp phân bước

Đây là một trong những phương pháp áp dụng trong trường hợp quá trình sản xuất được thực hiện ở nhiều bộ phận, giai đoạn,  khác nhau. Công thức tính  như sau:

Giá thành thành phẩm hoàn thành trong kỳ = giá thành sản phẩm giai đoạn 1 + giá  thành sản phẩm giai đoan 2+….+giá thành sản phẩm giai đoạn N

Phần tiếp theo của bài viết Giá thành là gì? sẽ cung cấp tới Quí  vị cách lập bảng tính sản phẩm định mức.

Cách lập bảng tính giá thành sản phẩm theo định mức

Bảng tính giá thành sản phẩm theo định mức được coi là một trong những phương pháp phức tạp. Công thức  như sau:

Giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành trong kỳ = giá thành kế hoạch ( hoặc định mức) đơn vị sản phẩm từng loại X tỷ lệ chi phí (%)

Tỷ lệ chi phí %= ( Tổng giá thành sản xuất thực tế của các loại sản phẩm) : ( Tổng giá thành sản suất kế hoạch  của các loại sản phẩm) X 100

Ý nghĩa của giá thành sản phẩm

Trong kinh doanh, doanh nghiệp phải dự kiến giá thành sản phẩm và đề ra các biện pháp thực hiện dự kiến đó, hay nói cách khác doanh nghiệp phải tiến hành xây dựng kế hoạch giá thành.

Trong công tác quản lí các hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu giá thành giữ vai trò quan trọng và được thể hiện trên các mặt sau:

– Giá thành là thước đo mức chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, là căn cứ để xác định hiệu quả hoạt động kinh doanh.

– Giá thành là công cụ quan trọng của doanh nghiệp để kiểm soát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, xem xét hiệu quả các biện pháp tổ chức, kĩ thuật.

– Giá thành là một căn cứ quan trọng để doanh nghiệp xây dựng chính sách giá cả đối với từng loại sản phẩm.

Việc hạ giá thành sản phẩm sẽ tạo thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm, tăng lợi nhuận, tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng qui mô sản xuất…

Từ những phân tích trên chúng tôi rằng Quí vị sẽ có thêm những thông tin cần thiết về Giá thành là gì? Nếu Quí vị còn thắc mắc hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ vào số điện thoại 1900 6557.