Tinh chất tế bào gốc là gì năm 2024

Nếu bạn đọc được bài viết này, chắc có lẽ bạn sẽ nói rằng “Giá như mình biết sớm hơn, thì có thể làn da của bạn đã không phải chịu sự tàn phá của thời gian”. Câu chuyện xoay quanh cái tên “tế bào gốc”, đã không còn là quá xa lạ gì đối với tín đồ làm đẹp. Tuy nhiên, bạn đã thực sự hiểu rõ về tế bào gốc, cách sử dụng chúng, và lựa chọn tế bào gốc như thế nào là phù hợp với tình trạng da hiện tại, tất cả đều có hết tại đây.

1. Tế bào gốc là gì ?

Nói theo định nghĩa khoa học, thì tế bào gốc hay tế bào mầm (Stem cell), chính là những tế bào còn ở dạng sơ khai, có khả năng phân chia (sinh sản) dường như vô tận và có khả năng biến đổi (biệt hóa) thành nhiều loại tế bào khác nhau để hình thành và thay thế nhằm duy trì các cơ quan tổ chức của cơ thể động - thực vật.

Tế bào gốc có thể được hiểu đơn giản là những tế bào sinh học. Bản thân chúng có thể phát triển, biệt hoá thành các tế bào khác nhau, đồng thời cũng tạo ra nhiều gốc tế bào khác với các ứng dụng vô cùng hữu ích.

Các tế bào trong cơ thể đều có nhiệm vụ cụ thể, nhưng tế bào gốc là lại có vai trò đặc biệt hơn, khi chúng có thể biến đổi để trở thành như bất kỳ tế bào nào khi được yêu cầu. Nói một cách dễ hiểu hơn, tế bào gốc là tế bào mẹ, khi một tế bào con nào đó bị tổn thương, hoặc cần thay thế, thì tế bào gốc này có nhiệm vụ phân chia để trở thành một tế bào tương ứng, thay thế vào vị trí đang cần.

Chính vì đóng vai trò bất định, có khả năng biến đổi nên tế bào gốc được ứng dụng rất nhiều trong y học điều trị bệnh lý và thẩm mỹ làn da. Ngày nay, với sự phát triển của ngành công nghiệp thẩm mỹ, các chế phẩm kết hợp tế bào gốc cũng ra đời rất nhiều, mang đến sự đa dạng trong lựa chọn làm đẹp.

2. Có bao nhiêu loại tế bào gốc ?

Có nhiều cách để phân loại tế bào gốc. Theo đó, dưới đây là các loại tế bào gốc được phân theo đặc tính vốn có của nó (hay còn gọi là mức độ chuyên biệt hoá của dạng tế bào gốc đó).

Đây có thể là những thuật ngữ bạn mới gặp lần đầu, hơi khô khan và khó khăn trong việc tiếp nhận, nhưng nó lại vô cùng hữu ích cho chính bạn, nếu bạn đang mong muốn sử dụng tế bào gốc thật đúng cách và hiệu quả nhất cho chính mình, cho người thân để chữa trị bệnh lý, hay đơn giản hơn là để trẻ hoá – làm đẹp.

2.1. Tế bào gốc thủy tổ

Tế bào gốc dạng này còn có tên gọi khác là tế bào gốc toàn năng (totipotent stem cells). Nó có khả năng chuyên biệt hóa thành tất cả những tế bào cơ thể ngay từ một tế bào ban đầu. Tế bào này cũng có thể phát triển thành thai nhi, hình thành một sinh linh hoàn chỉnh.

Trải qua quá trình trứng được thụ tinh, hợp tử đã có mặt. Các tế bào sẽ phân chia lần đầu tiên từ trứng đã được thụ tinh. Ở giai đoạn thứ 2 sẽ hình thành 4 tế bào – sau đó đến các blastosomer là các tế bào gốc toàn năng, có thể phân chia và hình thành ra nhiều dòng tế bào và tạo nên một cơ thể hoàn chỉnh.

2.2. Tế bào gốc vạn năng

Tế bào này còn có tên gọi khoa học là pluripotent stem cells. Những tế bào gốc vạn năng có thể biệt hoá hành tết cả những tế bào cơ thể có nguồn gốc từ lá mầm phôi (lá trong, lá giữa và lá ngoài).

So với tế bào gốc toàn năng, thế bào gốc vạn năng không thể tạo thành phôi thai, không tạo nên một cơ thể sinh vật hoàn chỉnh. Nó chỉ tạo thành các tế bào và mô nhất định. Từ phôi có thể lấy ra một khối lượng lớn tế bào gốc (inner cell mass). Đây chính là những tế bào gốc vạn năng.

Tế bào gốc đa năng (Multipotent Stem Cells): Là những tế bào gốc được lấy từ nước ối của thai nhi, chỉ có khả năng biệt hóa thành một số loại tế bào của cơ thể.

Tế bào gốc trưởng thành (Adult Stem Cells): Là những tế bào gốc ở người trưởng thành chỉ có khả năng phân chia để sửa chữa bảo trì cơ quan chủ quản của nó hoặc có thể biệt hóa thành 1 vài loại tế bào khác nếu có điều kiện tác động.

3. Các ứng dụng của tế bào gốc thẩm mỹ làn da

Sự ra đời của công nghệ tế bào gốc là một bước tiến nhảy vọt trong y – sinh học hiện đại, và đạt rất nhiều thành tựu đáng nói như hiện nay. Tế bào gốc mang mở ra con đường tìm kiếm giải pháp cho các bệnh lý chưa có phương pháp điều trị trước đó, cũng như luôn đồng hành trong công cuộc cách mạng làm đẹp của chị em.

Nhìn chung, tế bào gốc có 3 thiên chức lớn nhất: thay thế - táo tạo - sửa chữa, sẽ diễn ra cho tất toàn bộ tế bào trong có trong cơ thể, trong đó có tế bào da. Chính vì vậy, công nghệ tế bào gốc nhận được sự quan tâm rất lớn trong công nghiệp thẩm mỹ, chăm sóc da, giúp tái tạo làn da trẻ khỏe đẹp. Theo đó, hầu hết tập đoàn mỹ phẩm hàng đầu trên thế giới từ Pháp, Thụy Sĩ, Mỹ, tới Nhật Bản, Hàn Quốc...đều có riêng cho mình dòng sản phẩm tế bào gốc.

Nhờ sự phát triển của khoa học, công nghệ tế bào gốc ngày này không chỉ được sử dụng riêng lẻ tế bào gốc, mà còn kết hợp nhiều thành phần dưỡng chất thiếu yếu khác, với nồng độ đủ và chọn lọc. Điều này giúp hỗ trợ tối đa trong việc nuôi dưỡng, phục hồi và tái tạo da.

Tế bào gốc ứng dụng trong làm đẹp hiện nay có thể tồn tại ở 2 dạng:

Dạng 1: Các dung dịch chứa chất nuôi dưỡng tế bào, được chiết xuất từ thành phần của tế bào gốc. Nó sẽ giúp cho cơ thể, làn da khoẻ mạnh, đồng thời kích thích sự hoạt động những tế bào mới, làm cơ thể trẻ hóa và luôn tươi mới.

Dạng 2: Đưa hẳn một khối lượng dung dịch có chứa thành phần tế bào gốc vào trong cơ thể, xử lý da thương tổn, vùng khuyết trên gương mặt, làm tăng khối lượng các vùng trên cơ thể, làm đầy các vùng lồi lõm.

Ngoài ra, đối với các chế phẩm chứa tế bào gốc có thể kết hợp với phương pháp “lăn kim” - “điện di lạnh” để đưa tinh chất vào sâu trong da, phát huy hiệu quả cao nhất.

Bản thân các chế phẩm từ tế bào gốc trong làm đẹp có khả năng tăng sinh không giới hạn, không đào thải, và làm tăng miễn dịch cho cơ thể nên rất an toàn và hiệu quả. Đó chính là lý do mà những phụ nữ hiện đại, ưu tiên làm đẹp bằng tế bào gốc, với độ an toàn và tính bền vững cao.

4. Tế bào gốc Inopep giúp tái tạo, phục hồi da hư tổn

Tế bào gốc một khi được đưa vào cơ thể, sẽ thực hiện ngay nhiệm vụ tái tạo và phục hồi các tế bào tổn thương, cũng như thay mới tế bào cũ già cỗi và kém sắc. Thành phần Inopep bao gồm các yếu tố tăng trưởng – tăng sinh tế bào, dưỡng chất, tế bào gốc.

- Hỗn hợp 15 loại acid amin: Là đơn vị cơ bản cấu thành lên tất cả các protein, rất cần thiết đối với một làn da trẻ trung khỏe mạnh. Góp phần trong sự chuyển hóa tế bào và được xem như là các tín hiệu hóa học

- L-Cystine: là một Axit Amin có vai trò quan trọng trong cấu tạo của protein trong cơ thể, trong việc tổng hợp protein mới. Nó có thể giúp loại bỏ các gốc tự do phá hoại tế bào, giúp tạo ra các phân tử Collagen mới, hữu ích cho da. Collagen giữ cho da luôn đàn hồi và ngăn ngừa các nếp nhăn nhanh chóng

- Lecithin: Là hỗn hợp các acid béo, có trong thành phần các mô động - thực vật. Giúp tăng năng hấp thụ các vitamin và dưỡng chất, làm dày thành tế bào.

- Adenosine: Ngăn chặn xuất hiện nếp nhăn, giảm tác động của UVB, hiệu quả trong việc điều trị các nếp nhăn quanh mắt.

- Hàm lượng lớn yếu tố tăng trưởng tế bào: Giúp đẩy nhanh quá trình tái tạo da, phục hồi làn da thương tổn

- Glutathione: Bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do, chống oxy hóa, tốt cho lão hóa ánh sáng.

- Argireline: Có chức năng như Botox, có thể chọn thay thế Botox không có tác dụng phụ. Chống lão hóa làm nông rãnh nhăn sâu. Điều chỉnh điều tiết Catecholamines gây lão hóa da. Chặn tín hiệu thần kinh vận động tới tế bào cơ và kiểm soát sự tái tạo hoạt động của nếp nhắn. Như là peptide, giúp tăng đàn hồi trong tế bào cơ.

Với thành phần biệt dược, Inopep trở thành sản phẩm bào chế kết hợp tế bào gốc được đánh giá cao trong công cuộc lấy lại thanh xuân cho làn da. Rất nhiều spa, trung tâm chăm sóc da hay ngay cả bệnh viện da liễu cũng đã áp dụng Inopep vào trong điều trị thẩm mỹ làn da.

5.Kết Luận

Các sản phẩm chăm sóc da ứng dụng công nghệ tế bào gốc tuy mới xuất hiện vài năm gần đây, nhưng đã gây nên cơn sốt trong ngành thẩm mỹ làn da. Công nghệ tế bào gốc và những sản phẩm của công nghệ tế bào gốc đương nhiên là có tác dụng và về mặt khách quan khoa học có thể nói rằng nó có thể mang lại những kết quả tuyệt vời, điều này đã được chứng minh. Tuy nhiên, việc chăm sóc da hay việc làm đẹp nói

chung thì kết quả còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

Theo như nhận định từ định nghĩa của tế bào gốc, nhiều người cứ thầm nghĩ tế bào gốc phải lấy từ cơ thể động vật. Tuy nhiên, với sự cải tiến không ngừng cũng như yêu cầu làm đẹp của người tiêu dùng đang chuộng “làm đẹp từ thiên nhiên”. Do đó, các chuyên gia tiếp tục nghiên cứu để bào chế tế bào gốc từ noãn thực vật (mô thực vật), vừa đảm bảo yêu cầu thành phần tự nhiên, vừa tiết kiệm chi phí nguyên liệu.

Các sản phẩm tế bào gốc không phải là “thuốc tiên” như lời quảng cáo, mà còn tùy thuộc từng sản phẩm, từng tình trạng da. Khi lựa chọn mua sản phẩm gắn mác tế bào gốc, bạn cần lựa chọn thương hiệu uy tín, phù hợp với làn da, và quan trọng hơn là cần được tư vấn bởi các chuyên gia da liễu. Chăm da không phải ngày một ngày hai sẽ đẹp, mà hãy bắt đầu bằng việc dưỡng da từ sớm, đừng đợi đến lúc làn da không còn khả năng phục hồi mới chú tâm thì cũng đã muộn.

Quách Liên Sương |

Chuyên gia tư vấn làm đẹp và điều trị da liễu chăm sóc da lão hóa. Cung cấp các kiến thức chăm sóc da bằng mặt nạ. Mang đến bí quyết làm đẹp cho các tín đồ yêu làm đẹp an toàn.

Tinh chất tế bào gốc có tác dụng gì?

Tinh chất tế bào gốc ở dạng lỏng (serum) sở hữu khả năng thẩm thấu cao. Sau khi tiếp xúc với da, tế bào gốc cùng các thành phần khác trong serum sẽ thẩm thấu vào các lớp da trung bì và hạ bì, giúp quá trình chữa lành và hỗ trợ tái tạo tế bào mới, thay thế các tế bào cũ bị hư tổn diễn ra nhanh chóng.

Serum tế bào gốc dụng khi nào?

Để có một làn da khỏe đẹp cũng như cải thiện được các khuyết điểm, ngăn ngừa lão hóa sớm, bạn nên sử dụng serum tế bào gốc đều đặn 2 lần sáng - tối mỗi ngày và kết hợp cùng các bước skincare để đạt kết quả tốt nhất.

Tế bào gốc đa năng là gì?

Tế bào gốc đa năng (Multipotent Stem Cells): Là những tế bào gốc thai nhi chỉ có khả năng biệt hóa thành một số loại tế bào của cơ thể.

Dịch vụ tế bào gốc là gì?

Ứng dụng tế bào gốcTạo ra các tế bào khỏe mạnh để thay thế các tế bào bị bệnh (y học tái sinh): Tế bào gốc có thể được phát triển thành các tế bào cụ thể như tế bào cơ tim, tế bào máu hoặc tế bào thần kinh, có thể được sử dụng để tái tạo và sửa chữa các mô bị bệnh hoặc bị hư hỏng ở người.

Chủ đề