Tính chất hóa học của xơ bông

TÍNH CHẤT CỦA XƠ-SỢI-VẢI I. VẢI SỢI THIÊN NHIÊN Vải sợi thiên nhiên là loại vải được đệt từ các sợi có sẵn trong thiên...

Posted by Công Nghệ kéo sợi- dệt vải on Sunday, November 4, 2018

Từ các loại sợi dệt, theo các phương pháp dệt khác nhau mà dệt thành các loại vải khác nhau như: vải dệt thoi, vải dệt kim... và vải không dệt.

Theo công dụng: Có thể chia ra thành vải dân dụng và vải kỹ thuật.

Theo phương pháp sản xuất: Có thể chia thành nhiều loại vải như vải mặt nhẵn, vải xù lông, vải chải mặt, vải nhiều lớp…

Theo thành phần xơ: Có các loại như chế phẩm đồng nhất, không đồng nhất hay thuộc loại hỗn hợp.

Loại chế phẩm đồng nhất được tạo nên từ xơ của một loại.

Chế phẩm không đồng nhất có một phần sợi có thành phần xơ cùng loại còn phần sợi khác có thành phần xơ không giống thành phần ban đầu.

Chế phẩm dệt loại hỗn hợp phổ biến là loại vải dệt từ loại sợi pha trộn giữa các loại xơ khác nhau (vải pha) như: bông - polyeste, bông - polyamit…

Cấu trúc vải sợi

Vải được cấu tạo từ các bó sợi, bó sợi gồm nhiều sợi. Mỗi sợi vải lại được cấu tạo từ nhiều xơ, các xơ này sắp xếp một cách ngẫu nhiên và tạo ra hệ thống các lỗ trống giữa các sợi với nhau. Giữa các bó sợi có khoảng cách và các bó sợi này lại được xếp chồng lên nhau tạo ra độ dày của vải.

Bản chất hóa học và tính chất của các loại vải sợi

Mặc dù có nguồn gốc thiên nhiên hay do tổng hợp nên thì tất cả các loại xơ sợi dùng trong công nghiệp dệt đều có bản chất là các hợp chất cao phân tử. So với đồng đẳng có phân tử thấp, các hợp chất cao phân tử đều khó hòa tan trong các dung môi hơn, khi hòa tan tạo dung dịch có độ nhớt cao. Ngoài một số có nhiệt độ nóng chảy nhất định còn đa số sẽ bị phân hủy trước khi chuyển sang trạng thái chảy lỏng khi gia nhiệt.

Bản chất hóa học của một số loại sợi chính được tóm tắt như sau đây:

Sợi bông: Sợi bông được cấu tạo từ nhiều xơ bông. Xơ bông thu hoạch từ quả bông, có thành phần chính là xenlulô có công thức phân tử là (C6H10O5)n và chứa nhiều tạp chất thiên nhiên khác tùy theo điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của miền trồng bông...

Thành phần của xơ bông chín tính theo % chất khô tuyệt đối như sau:

Bảng 1.2. Thành phần xơ bông chín tính theo % chất khô tuyệt đối

Tính chất hóa học của xơ bông

Bề mặt sợi bông không tĩnh điện, sức căng bề mặt lớn, cấu tạo có chứa nhiều nhóm ưa nước do đó sợi bông hút ẩm rất tốt, khó bị nhiễm bẩn dầu mỡ hơn so với các loại sợi khác.

Sợi len: Sợi len được cấu tạo từ nhiều xơ len, phần lớn được sản xuất từ lông cừu. Thành phần chính của len cũng như sợi động vật nói chung là protit (protein) với các liên kết chính là liên kết amit peptit (-CO-NH-). Sơi len rất dễ

hút ẩm, bị phân hủy nhiệt trong điều kiện gia công kéo dài ở 100 oC đến 105 oC, không bền đối với các hợp chất axit và kiềm.

Sợi polyamit: Gần giống như mạch đại phân tử của các protein thiên nhiên, xơ polyamit là xơ tổng hợp mà trong đại phân tử chứa nhóm (- CH2-) liên kết với nhau bởi các liên kết amit (- CO - NH -).

Xơ polyamit có độ bền cơ học cao, hàm ẩm thấp, bị biến dạng ở nhiệt độ

cao, bền với kiềm, kém bền với axit nhất là với axit khoáng và ở nhiệt độ cao.

Sợi polyeste: Polyeste là tên gọi chung cho những đại phân tử mà trong các mắt xích tồn tại mối liên kết este, xơ dệt từ polyester có tên là xơ polyeste (viết tắt là PET). Xơ PET dùng trong công nghiệp dệt có 2 loại là: Poly Ethylene Terephtalate (PET) và Poly Trimethylene Terephtalate (PTT)

Mắt xích cơ bản của xơ:

+ Xơ PET:      - [CO - C6H4 - CO - O - (CH2)2 - O]n -

+ Xơ PTT:      - [CO - C6H4 - CO - O - (CH2)3 - O]n -

Xơ polyeste là loại xơ tổng hợp có độ bền cao, khả năng đàn hồi lớn và môđun đàn hồi cao (nếu bị kéo dãn 5 đến 6 % thì có thể hồi phục hoàn toàn). Do chứa các nhân thơm nên độ bền nhiệt của xơ polyeste cao, có thể gia nhiệt lâu mà độ bền không giảm, mềm ở 235 oC, nóng chảy ở 263 đến 270 oC, có bền với ánh sáng (chỉ thua xơ polyacrylic).

Xơ polyeste là xơ hút ẩm kém, ở điều kiện tiêu chuẩn (25 oC và độ ẩm 64 %) thì độ hút ẩm của xơ PET khoảng 0,4 %.

Xơ polyeste có độ bền với axít và các chất oxy hóa có nồng độ thấp, tuy nhiên kém bền trong HNO3 và H2SO4 đậm đặc, kém bền với kiềm do xảy ra phản ứng xà phòng hóa làm đứt mối liên kết este.

Hiện nay, trong công nghiệp dệt thì vải hỗn hợp (vải pha) được sử dụng nhiều do chúng có nhiều ưu điểm như:

Phối hợp được ưu điểm của các loại xơ, tạo ra sản phẩm có tính năng sử dụng tốt hơn. Ví dụ như pha xơ tự nhiên (bông) với xơ tổng hợp (polyamit, polyeste...), trong đó xơ tự nhiên hút ẩm tốt, mềm nhưng độ bền thấp, thời gian sử dụng ngắn, còn các xơ tổng hợp bền hơn, có khả năng chống biến dạng cao...

Hạ giá thành sản phẩm như khi pha bông với xơ tổng hợp thì giá thành sản phẩm giảm do bông có giá thành cao.

Hiện nay, mặt hàng vải pha rất phong phú đa dạng, chủ yếu là pha xơ tự nhiên và xơ tổng hợp như: Vải polyeste pha bông (Pe/Co); vải bông pha xơ polyamit, vải bông pha xơ polyaxetat; vải len pha xơ polyamit; vải len pha xơ polyeste…