Tính cách phù hợp với ngành Luật

Mỗi ngành nghề, mỗi lĩnh vực khác nhau sẽ có những điều kiện nhất định về tố chất và sở trường, chính ngành Luật cũng không là một yếu tố ngoại lệ. Trước khi quyết định chọn theo học ngành luật, các em học sinh cần xác định rõ những thế mạnh, những yếu điểm cũng như khả năng và sở trường của chính mình có đáp ứng được những yêu cầu của ngành Luật hay không? Học ngành Luật cần hội tụ những yếu tố nào? Mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

1. Ngành Luật là gì?

Việc đầu tiên trước khi định hướng theo học ngành Luật đó là chúng ta cần biết ngành Luật là gì. Ngành luật là một đơn vị nội cấu trúc của hệ thống pháp luật. Nó bao gồm những quy phạm pháp luật điều chỉnh một loại quan hệ xã hội có tính chất giống nhau, có nội dung thuộc một lĩnh vực trong đời sống xã hội con người.

Luật pháp chính là những quy định do Nhà nước ban hành, được áp dụng trên một quốc gia, theo đó, mọi người, mọi tổ chức đều phải tuân thủ. Những người theo học ngành luật sẽ được trang bị kiến thức về luật pháp, làm những công việc nhất định tại những cơ sở thi hành luật pháp như tòa án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án, công an, cơ quan công quyền pháp lý, tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội của một quốc gia.

Tính cách phù hợp với ngành Luật

Ngành Luật là một ngành rất cần thiết của xã hội con người, đặc biệt trong bối cảnh xã hội ngày càng cần có pháp luật, đồng thời, các vấn đề xã hội nảy sinh ngày càng nhiều thì ngành Luật ngày càng có cơ hội thăng hoa.

Khi chọn theo học ngành Luật, một ngành đào tạo theo xu hướng toàn diện thì sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản như kinh tế, xã hội nhân văn. Bên cạnh đó là những kiến thức chuyên ngành cùng những kỹ năng đặc thù như kỹ năng phân tích, phản biện, thuyết trình, hùng biện, đàm phán thương lượng.

Hơn nữa, khi theo học ngành Luật, sinh viên còn được trang bị thêm về thái độ, trách nhiệm đạo đức của nghề Luật. Đó là những hành trang rất ý nghĩa cho sự tìm kiếm một công việc phù hợp với năng lực của mình.

2. Những phẩm chất và kỹ năng cần thiết khi theo học ngành Luật

Công bằng, trung thực và khách quan: Đây là phẩm chất chủ chốt của người luật sư nói riêng và của những người làm trong ngành luật nói chung. Tất cả mọi người đều bình đẳng về quyền lợi trước luật pháp nên người làm nghề luật phải luôn công bằng, thực thi luật dựa vào thực tế và những điều kiện xác thực.

Có bản năng nhạy cảm với nghề nghiệp, kết hợp với khả năng phân tích, tổng hợp tốt: Với một lượng lớn hồ sơ, dữ liệu khá phức tạp thì người làm trong ngành luật cần phải có kỹ năng phân tích giỏi, hiểu biết thấu đáo được tổng quan của sự việc và đưa ra những quyết định đúng đắn.

Có khả năng diễn đạt một cách mạch lạc, chặt chẽ: Bởi vì nghề Luật là nghề liên quan mật thiết đến lời nói. Vì vậy, nếu bạn làm trong ngành Luật, đặc biệt là luật sư thì bạn không thể thiếu được kỹ năng cần thiết này.

Có sự kiên định vững chắc: Người làm trong ngành Luật hay theo học ngành Luật cần phải giữ vững được chính kiến của mình, có lập trường tư tưởng vững mạnh và phù hợp với tình hình khách quan, đồng thời không nên chủ quan, nóng vội.

3. Những tính cách mà bạn cần rèn luyện trước khi theo học ngành Luật


Rèn luyện sở thích đọc sách và luyện tập để có trí nhớ tốt

Đối với hầu hết ngành nghề trong lĩnh vực khoa học xã hội và đặc biệt là ngành luật thì các em được yêu cầu cần phải đọc càng nhiều sách càng tốt. Bên cạnh đó, học sinh nên thường xuyên cập nhật những thông tin để có thể hiểu biết và nắm bắt kịp thời những bộ luật hiện hành, đồng thời vận dụng có hiệu quả trong những tình huống nhất định.

Ngành Luật bao gồm những lĩnh vực mà mọi người vẫn thường gặp trong cuộc sống như: dân sự, hình sự, quản lý đất đai, quản lý lao động,... và một số lĩnh vực khác chưa thông dụng như: hoạt động khiếu nại tố cáo, lĩnh vực cư trú hộ tịch, luật bảo hiểm,...

Tính cách phù hợp với ngành Luật

Vì vậy, việc thường xuyên đọc sách và nghiên cứu nhiều tài liệu là một trong những yêu cầu và là tố chất rất cần thiết để trở thành một luật sư thực thụ, một chuyên gia tư vấn vấn pháp luật có tài năng tương lai. Ngoài ra, các bộ luật ở nước ta thường xuyên được cập nhật cũng như sửa đổi bổ sung. Chính vì vậy, thực trạng này đòi hỏi người làm việc trong ngành Luật cần nắm bắt sao cho chính xác và kịp thời những thông tin mới mẻ đó.

Để trở thành một luật sư hoặc chuyên gia tư vấn pháp luật, các bạn không chỉ dừng lại ở việc đọc và hiểu các thông tin có sẵn trong sách vở mà còn phải thuộc và ghi nhớ một cách chuẩn xác những chi tiết trong hệ thống pháp lý. Trong hệ thống tư pháp của nước ta hiện nay có rất nhiều bộ luật khác nhau. Vì vậy, bạn cần phải có kỹ năng tra cứu tốt, vận dụng linh hoạt, thích hợp những bộ luật sẵn có mới áp dụng được một cách kịp thời và chính xác trong những hoàn cảnh và tình huống cụ thể.

Có năng khiếu và yêu thích việc tranh luận

Luật sư hay những người làm việc trong ngành Luật là cá nhân có khả năng phân tích sâu sắc. Sở hữu được kỹ năng này, các bạn mới đưa ra được những quan điểm chuẩn mực cùng lý luận sắc bén.

Trên cơ sở đó, kết hợp với nền tảng kiến thức vững chắc của chính mình, các bạn mới có thể thực sự thuyết phục thẩm phán và hội đồng bồi thẩm đoàn. Trong hầu hết những cuộc tranh luận, nếu bạn là người thường xuyên đưa ra được những lý lẽ hết sức thuyết phục và nhận được sự chấp thuận của mọi người thì bạn sẽ thành công và sẽ ngày càng có tài năng trong lĩnh vực này.

Khả năng giải quyết chính xác một vấn đề

Khi trở thành một người làm trong lĩnh vực luật pháp, các bạn sẽ thường xuyên đối mặt với rất nhiều vấn đề khó khăn và đầy thử thách. Chính vì vậy, việc rèn luyện cho bản thân mình kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều để đến với sự thành công.

Trong những tình huống mà bạn bè bạn gặp khó khăn, bạn cũng sẽ dễ dàng đề xuất hướng giải quyết các vấn sao cho thật nhanh chóng, chính xác và hiệu quả. Nếu bạn yêu thích công việc giải quyết những khó khăn và thử thách, ngành Luật sẽ là ngành rất phù hợp với bạn.

Kiên trì và nhẫn nại

Kiên trì và nhẫn nại là một trong những tố chất rất cần thiết của người làm ngành Luật. Bạn cần kiên trì hết mình, theo đuổi cho đến khi bạn giành được chiến thắng trong những cuộc tranh tụng. Sự kiên trì sẽ giúp cho bạn không chán nản, không bỏ cuộc hay lẩn trốn khi đối mặt với những khó khăn hoặc thử thách.

Có năng lực đàm phán và lắng nghe tốt

Ngoài những tố chất nói trên, người học ngành Luật cần phải trau dồi thêm kỹ năng đàm phán và kỹ năng biết lắng nghe. Trước mỗi vụ việc, luật sư cần phải mềm dẻo, uyển chuyển để thích nghi với từng hoàn cảnh đang diễn ra trong thực tế.

Rèn luyện kỹ năng đàm phán

Nếu có một ai đó đến nhờ bạn hỗ trợ về một sự việc nào đó. Mà bản chất của sự việc ấy liên quan đến pháp luật và đôi khi khá phức tạp. Nếu bạn có khả năng đàm phán, biết lắng nghe thì nhất định bạn sẽ giúp được họ và tự tạo nên được uy tín cho chính mình.

Biết tấn công đúng lúc

Sự tấn công ở đây được hiểu là sự mạnh mẽ, thẳng thắn, dám nghĩ dám làm, là một người không ngại đối mặt với những thử thách, khó khăn, luôn vững vàng trước mọi sự cám dỗ. Khi ấy, bạn sẽ giúp mọi người tìm lại được công lý, sự minh bạch.

Có khả năng thuyết phục

Là một người làm việc trong ngành Luật, bạn nên rèn luyện khả năng thuyết phục mọi người. Mục đích là để họ chịu chú ý lắng nghe và tiếp thu những điều bạn nói. Sức mạnh của sự thuyết phục chính là khả năng xoay chuyển ý kiến của tòa theo phương hướng có lợi cho thân chủ của bạn và thuyết phục khách hàng rằng những ý kiến của bạn là hợp lý nhất dành cho họ.

Lời kết

Trên đây là những thông tin tư vấn hướng nghiệp về ngành Luật mà bài viết muốn giới thiệu đến các bạn. Tuy là một ngành khá quy chuẩn, có những yêu cầu rất kỹ càng nhưng nếu cảm thấy mình hội tụ đủ những tố chất cần thiết, các bạn học sinh hãy mạnh dạn đăng ký học ngành Luật nhé!

Xem thêm: Những tố chất cần có để theo học ngành Y Dược