Tìm phép liệt kê trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta và nêu tác dụng

  • Tìm phép liệt kê trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta và nêu tác dụng
    Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Bố cục:

   + - Phần 1 (từ đầu đến "lũ bán nước và lũ cướp nước"): Khẳng định tinh thần yêu nước và truyền thống quý báu của dân tộc.

Quảng cáo

   + - Phần 2 (tiếp theo đến "lòng nống nàn yêu nước"): Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong quá khứ và hiện tại.

   + - Phần 3 (đoạn còn lại): Phát huy tinh thần yêu nước của dân tộc trong thực tế là nhiệm vụ quan trọng.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 26 sgk ngữ văn 7 tập 2)

Bài văn này nghị luận về vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

- Luận điểm: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”

Quảng cáo

Câu 2 (trang 26 sgk ngữ văn 7 tập 2)

Bài văn có bố cục 3 phần:

- Phần 1 ( từ đầu đến lũ bán nước và cướp nước): Tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu của nhân dân ta

- Phần 2 (tiếp đến lòng nồng nàn yêu nước): Lòng yêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại

- Phần 3 (còn lại): Nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp.

Lập dàn ý theo trình tự lập luận:

1. Mở bài: Giới thiệu về dân ta có lòng nồng nàn yêu nước; đó là truyền thống quý báu và khẳng định mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì nó lại trỗi dậy sức mạnh hơn bao giờ hết.

2. Thân bài: Tác giả chứng minh tinh thần yêu nước qua các thời kì:

- Lịch sử ta đã có rất nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại (tiêu biểu là Bà Trưng, Bà Triệu...), chúng ta phải ghi nhớ công ơn của các vị anh hùng ấy.

- Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước (từ các cụ già đến các cháu nhi đồng, từ các kiều bào đến những đồng bào ở vùng bị tạm chiến, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi...), tất cả đều giống nhau bởi cùng có lòng yêu nước nồng nàn.

3. Kết bài: Tác giả nêu lên bổn phận của mọi người là phải làm cho tinh thần yêu nước được thể hiện bằng các việc làm thiết thực (giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo) để góp phần vào công cuộc kháng chiến.

Câu 3 (trang 26 sgk ngữ văn 7 tập 2)

Để chứng minh tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu:

- Tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại.

- Tinh thần yêu nước trong các cuộc kháng chiến chống Pháp:

   + Từ các lứa tuổi: từ già tới trẻ

Quảng cáo

   + Khắp các vùng miền: miền ngược tới miền xuôi

   + Mọi giai cấp: công nhân, nông dân, chiến sĩ

   + Khắp các mặt trận: hậu phương tới tiền tuyến

Câu 4 ( trang 26 sgk ngữ văn 7 tập 2)

Các hình ảnh so sánh trong bài:

- Tinh thần yêu nước như một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, vì thế nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm lũ bán nước và cướp nước

→ Cách so sánh cụ thể, độc đáo làm nổi bật sức mạnh vô địch của tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc

- Tinh thần yêu nước như các thứ của quý… kín đáo.

→ Giá trị của tinh thần yêu nước khi tiềm tàng, khi lộ rõ. Nhấn mạnh vào nhiệm vụ làm tinh thần yêu nước tiềm ẩn trở thành sức mạnh chống kẻ thù.

Câu 5 (Trang 26 sgk ngữ văn 7 tập 2)

- Câu mở đoạn: “Đồng bào ta ngày nay rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước”.

- Câu kết: “Những cử chỉ… nồng nàn yêu nước”.

→ Các dẫn chứng trong đoạn này được đưa theo mô hình “từ…đến…” và được sắp xếp theo trình tự: tuổi tác, vùng miền, giai cấp… Những sự việc này có mối quan hệ theo các bình diện khác nhau nhưng bao quát được mọi khía cạnh.

Câu 6 ( trang 26 sgk ngữ văn 7 tập 2)

Nghệ thuật lập luận nổi bật:

- Bố cục chặt chẽ

- Dẫn chứng chọn lọc, xác thực, được trình bày thứ tự theo thời gian nhằm làm nổi bật tính toàn dân

- Lối so sánh độc đáo, giàu hình ảnh, gợi cho người đọc thấy được sức mạnh, giá trị quý báu của tinh thần yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng.

Luyện tập

Câu hỏi 1 (trang 27 SGK): Học sinh tự học thuộc lòng đoạn trích từ đầu đến “tiêu biểu của một dân tộc anh hùng”.

Câu hỏi 2 (trang 27 SGK): Viết một đoạn văn theo lối liệt kê khoảng 4-5 câu có sử dụng mô hình liên kết "từ…đến…".

   + Quê ngoại em là một vùng quê rất yên bình và xinh đẹp. Từ cánh đồng làng đến lũy tre xanh trước cổng vào, từ con đường làng đến những ngôi nhà nhỏ ấm cúng, tất cả đều toát lên vẻ thanh bình. Con người nơi đây cũng rất thân thiện, chân chất, giản dị và chăm chỉ. Quê ngoại là nơi lưu giữ nhiều kí ức tuổi thơ đẹp đẽ của em.

Ý nghĩa - Nhận xét

    -Học sinh nhận ra chân lí được nêu bật trong bài viết, đó là: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta."

    -Học sinh thấy được tính mẫu mực, điển hình về lập luận, bố cục và cách dẫn chứng của bài văn nghị luận này với những dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục.

Bài giảng: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Cô Trương San (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 ngắn gọn, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

  • Tìm phép liệt kê trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta và nêu tác dụng
    Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 7 có đáp án

Tìm phép liệt kê trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta và nêu tác dụng

Tìm phép liệt kê trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta và nêu tác dụng

Tìm phép liệt kê trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta và nêu tác dụng

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Tìm phép liệt kê trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta và nêu tác dụng

Tìm phép liệt kê trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta và nêu tác dụng

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: fb.com/groups/hoctap2k9/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn lớp 7 | Soạn bài lớp 7 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Để học tốt ngữ văn 7 và bám sát nội dung sgk Ngữ văn 7 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Tìm phép liệt kê trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta và nêu tác dụng
Tả cánh đồng lúa chín (Ngữ văn - Lớp 5)

Tìm phép liệt kê trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta và nêu tác dụng

1 trả lời

Văn bản chiếu dời đô có mấy câu : (Ngữ văn - Lớp 8)

1 trả lời

Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu ở dưới (Ngữ văn - Lớp 6)

2 trả lời

Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu ở dưới (Ngữ văn - Lớp 6)

1 trả lời

Viết một bài bút kí với nội dung tự chọn (Ngữ văn - Lớp 7)

1 trả lời

Có cái con cặc

có cái đầu buồi

ĐỀ SỐ 1: Câu 1: Cho đoạn văn: "Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà trưng, Bà Triệu, trần hưng Đạo, Lê Lợi, Quang trung,…Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng." (Ngữ văn 7 - tập 2 ) a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? b. Phương thức biểu đạt chính nào được sử dụng trong đoạn văn trên? c. Biện pháp tu từ gì được sử dụng trong đoạn văn? Tác dụng của biện pháp tu từ đó? d. Em hãy nêu công dụng của dấu chấm lửng trong đoạn văn trên? GỢI Ý: 1 - Văn bản: "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" - Hồ Chí Minh. 2 - PTBĐ: Nghị luận 3 - BPTT: liệt kê - Tác dụng: để diễn tả đầy đủ và sâu sắc lòng tự hào về những trang lịch sử vẻ vang qua tấm gương những vị anh hùng dân tộc. 4 - Công dụng của dấu chấm lửng: còn nhiều vị anh hùng dân tộc nữa chưa được liệt kê. ĐỀ SỐ 2: ĐỌC KĨ ĐOẠN TRÍCH VÀ TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI SAU: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.” Câu hỏi 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Và được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? Câu 2: Qua việc đọc, hiểu văn bản của đoạn trích trên, em cảm nhận được điều gì về nội dung, nghệ thuật của văn bản đó? Câu 3: Xác định các câu rút gọn có trong đoạn trích trên và cho biết rút gọn thành phần nào? Câu 4: Xác định phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích trên? Phép liệt kê được thực hiện theo cách nào? Câu 5: Phân tích cấu tạo câu sau và cho biết cụm chủ - vị nào dùng để mở rộng câu, mở rộng thành phần gì trong câu sau? “Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.” Câu 6: Qua việc đọc, hiểu văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” và sự hiểu biết về lịch sử dân tộc, em hãy viết bài văn chứng minh làm rõ câu nói của Chủ Tịch Hồ Chí Minh: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta”. GỢI Ý: 1 - Văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Tác giả: Hồ Chí Minh 2 - Bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” làm sáng tỏ một chân lý: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta.” - Bài văn là mẫu mực về lập luận, bố cục và cách dùng dẫn chứng của thể văn nghị luận: dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục, 3 Câu 1: Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Câu 2: Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Câu 3: Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến. 4 + Xác định đúng phép liệt kê: Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo... + Liệt kê không theo cặp (hoặc không tăng tiến) 5 Bổn phận của chúng ta // là làm cho những của quý kín đáo ấy / đều được đưa ra trưng bày. c v CN VN - Dùng cụm C-V để mở rộng câu: những của quý kín đáo ấy / đều được đưa ra trưng bày. (Mở rộng phụ ngữ cụm động từ) 6 Truyền thống yêu nước của nhân dân ta như thế nào? Trong công cuộc xây dựng đất nước. Từ bao đời nay, ông cha ta đã khai thiên ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Từ một đất nước nghèo nàn lạc hậu và đã dần dần trở thành một nước có nền kinh tế, chính trị vững mạnh. Một đất nước giàu mạnh về mọi lĩnh vực để cúng sánh vai với các cường quốc năm châu. Và đặc biệt trong công cuộc bảo vệ đất nước. trải qua biết bao nhiêu cuộc kháng chiến, ông cha ta bao lớp người đi trước đã hi sinh không biết bao nhiêu xương máu để giữ vững bầu trời hòa bình cho dân tộc. từ khi mới độc lập thì đất nước phải đương đầu với giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Và có biết bao nhiêu thế lực thù địch đang chống phá đất nước nhưng chúng ta vẫn kiên quyết đề phòng đấu tranh chống các thế lực thù địch để giữ bầu trời hòa bình cho dân tộc. + Chứng minh những biểu hiện của lòng yêu nước trong lịch sử chống ngoại xâm Gợi ý: Lịch sử đã chứng minh tinh thần chiến đấu và chiến thắng của bọn xâm lược. Trong lịch sử phong kiến, Lý Khường Kiệt đánh quân Tống trên sông Như Nguyệt. Trần Hưng Đạo chiến thắng quân Mông Nguyên trên sông Bạch Đằng. Lê Lợi kháng chiến chống quân Minh trong mười Năm khởi nghĩa Lam Sơn. Quang Trung đánh tan quân Thanh Xâm lược. Rồi trong cuộc kháng chiến chống Pháp thì toàn dân kháng chiến, đồng sức đồng lòng kháng chiến toàn diện. Và chiến thắng Điện Biên Phủ 1954….. Tiếp đến là cuộc kháng chiến chống Mỹ. Lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân Miền Nam: cuộc đồng khởi nghĩa vĩ đại, thành lập mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam năm 1960, cuộc tổng tiến công và nổi dậy năm mậu thân 1968…Tinh thần quyêt tâm kháng chiến của nhân dân miền Bắc. Chính nhờ tinh thần quyết tâm chống giặc bảo vệ Tổ quốc đã dẫn đến hết thắng lợi này đến thắng lợi khác Và cuối cùng là chiến thắng mùa xuân 1975, thống nhất đất nước. + Biểu hiện của tinh thần yêu nước trong cuộc sống hiện tai: Gợi ý: Trình bày những biểu hiện của lòng yêu nước trong cuộc sống hiện tai: khi đất nước có thiên tai, có kẻ thù nhòm ngó, qua các việc làm hoành động; Ủng hộ, tiếp sức, làm từ thiện,…. Các phong trào của đoàn thanh niên, Đội thiếu niên => Tinh thầng yêu nước của nhân dân ta vô cùng to lớn, chính nhờ tình thần đoàn kết chung sức một lòng vì tổ quốc thân yêu đã giữ vũng nền độc lập dân tộc thống nhất đất nước, tinh thần đó vô cùng to lớn. Trong giai đoạn hiện nay, thì tinh thần yêu nước đấy vẫn được giữ vũng vừa là bảo vệ, vừa là xây dựng đất nước. + Bày tỏ suy nghĩ của bản thân về trách nhiệm giữ gìn truyền thống yêu nước nồng nàn C. Kết bài Khẳng định vấn đề: Lòng yêu nước là truyền thống. ĐỀ SỐ 3: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. (Trích Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Hồ Chí Minh) Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? Câu 2. Từ xưa đến nay thuộc trạng ngữ gì? Câu 3. Nêu nội dung đoạn trích. Câu 4. Tinh thần yêu nước được tác giả miêu tả “nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn”. Em hiểu câu trên như thế nào? Câu 5: Qua đoạn văn trên, em hãy nêu suy nghĩ của mình về ý nghĩa của tinh thần đoàn kết. Câu/ý Nội dung 1 - Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 2 - Trạng ngữ chỉ thời gian 3 - Khẳng định sức mạnh tinh thần yêu nước của dân tộc ta khi có giặc xâm chiếm. 4 - Tinh thần yêu nước có ở bất kì một người dân nào. - Khi đất nước lâm nguy, tinh thần yêu nước được tập hợp lại. Nhân dân đoàn kết, đứng lên đấu tranh. 5 – Đoàn kết là gì? => Nghĩa là những cá nhân riêng lẻ cùng nhau hợp sức lại, tạo nên một sức mạnh vững chắc giải quyết tốt vấn đề mà tập thể đang muốn làm. + Là yếu tố đi đầu dẫn đến mọi thành công trong công việc. + Tình đoàn kết tạo nên một sức mạnh lớn lao, vĩ đại. + Dẫn chứng: Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, tinh thần đoàn kết được thể hiện thông qua các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. ĐỀ SỐ 4: PHẦN I: ĐỌC - HIỂU * Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,… Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. (Ngữ văn 7, tập hai) Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả của đoạn văn trên là ai? Câu 2: Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? Câu 3: Nội dung đoạn trích trên là gì? Câu 4: Trong câu: Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,… Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó? Câu 5: Từ nội dung văn bản trên, viết bài văn nêu suy nghĩ của em về truyền thống yêu nước của dân tộc ta. Câu Đáp án 1 - Trích trong văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Tác giả Hồ Chí Minh. 2 - Phương thức biểu đạt: Nghị luận. 3 - Nội dung: Nêu nhận định về lòng yêu nước và biểu biện của lòng yêu nước trong quá khứ. 4 - Biện pháp tu từ liệt kê. - Tạo cảm xúc tự hào, phấn chấn về những trang lịch sử vẻ vang qua tấm gương những vị anh hùng dân tộc. 1. Mở Bài - Nhân dân ta có truyền thống yêu nước từ lâu đời. - Kẻ thù nào cũng chiến thắng, gian khổ nào cũng vượt qua để giành lại độc lập cho dân tộc. 2.Thân Bài - Trong chiến đấu: + Lòng yêu nước là tiền đề cho những phẩm chất quý giá khác ra đời đó là lòng tự tôn dân tộc, tinh thần hy sinh, kiên cường bất khuất, lòng căm thù quân giặc đến tột cùng, và nhiều phẩm chất khác. + Bao người chồng, người cha, người anh, người con nối gót nhau bước ra tiền tuyến, xông pha trận mạc. Chịu nhiều khó khăn gian khổ, hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc. + Lòng yêu nước luôn đi kèm với tấm lòng hy sinh cao cả, quên mình vì Tổ quốc - Lòng yêu nước của thế hệ trẻ hiện nay: + Phải luôn có ý thức về trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc, sẵn lòng hi sinh cho Tổ quốc khi đất nước gọi tên, không được phép trốn tránh hay sợ hãi + Cảnh giác và đề phòng với các thế lực thù địch có ý đồ chống phá Đảng và nhà nước ta, phải giữ lập trường tư tưởng chính trị đúng đắn. + Chăm ngoan học hành, tu dưỡng và rèn luyện đạo đức để tương lai trở thành những cá nhân ưu tú đóng góp vào sự phát triển của đất nước + Nhắc nhở bản thân phải ghi nhớ công lao của các thế hệ cha anh đi trước, luôn bồi dưỡng và củng cố tấm lòng yêu nước, lòng yêu hòa bình + Tham gia vào các công tác phòng chống tệ nạn xã hội, bạo lực học đường, đặc biệt là nuôi dưỡng tâm hồn một cách tích cực, hướng thiện,... 3. Kết Bài - Lòng yêu nước vốn là một truyền thống quý báu của dân tộc ta đã có từ bao đời nay - Thế hệ trẻ chính là thế hệ cốt lõi của một dân tộc, một đất nước quyết định sự tồn vong hưng thịnh, chính vì vậy việc ý thức được tinh thần yêu nước, tự tôn dân tộc và trách nhiệm của mình với Tổ quốc là vô cùng cần thiết. ĐỀ SỐ 5: Câu 1: Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và lũ cướp nước. a. Đoạn văn trích từ tác phẩm nào? Của tác giả nào? b. Phương thức biểu đạt chính? c. Tìm các trạng ngữ của câu trong đoạn văn và nêu tác dụng của chúng? d. Chỉ ra một trường hợp dùng cụm C-V làm thành phần của cụm từ trong đoạn văn. Cấu tạo của chúng có gì đặc biệt? e. Câu đầu đoạn văn có sử dụng biện pháp đảo trật tự từ trong cụm từ làm phụ ngữ. Hãy chỉ rõ và nêu tác dụng? f. Câu cuối đoạn văn sử dụng hình ảnh nào thể hiện cụ thể sức mạnh của tinh thần yêu nước? Nêu giá trị của việc sử dụng hình ảnh ấy? g. Trong câu cuối doạn văn trên có một loạt động từ có sử dụng rất thích hợp. Hãy nêu các đọng từ ấy và phân tích giá trị của từ trường hợp? h. Qua văn bản trên, em hãy viết bài văn thể hiện trách nhiệm bảo vệ chủ quyền đất nước của mỗi người dân. GỢI Ý: a. - Đoạn văn trích tác phầm Tinh thần yêu nước của nhân dân ta- Hồ Chí Minh b. - Phương thức biểu đạt Nghị luận c. Các trạng ngữ: Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng - Thời gian, nguyên nhân d. Tinh thần ấy/ lại sôi nổi, nó/ kết thành một làn sóng/ vô cùng mạnh mẽ, to lớn C V V BN V e. - Biện pháp đảo trật từ nồng nàn yêu nước diễn tả cụ thể sinh động sức mạnh kì diệu của lòng yêu nước. f. - Câu cuối sử dụng hình ảnh so sánh Tinh thần yêu nước (khái niệm trừu tượng) với một làn sóng mạnh mẽ (hình ảnh cụ thể) để gợi rõ sức mạnh của lòng yêu nước, người đọc như có thể nhìn thấy, chứng kiến được sức mạnh phi thường của nó (lướt qua…., nhấn chìm …). g. - Những động từ đó được sắp xếp theo trình tự tăng dần, phù hợp sự phát triển của hành động. Các từ đó thể hiện sức mạnh của lòng yêu nước với những sắc thái khác nhau: kết thành diễn tả ý đoàn kết, lướt qua- sức mạnh vượt qua khó khăn gian khổ, nhấn chìm- sức mạnh chiến thắng. Làn sóng ấy trở thành hình ảnh sinh động, cụ thể của lòng yêu nước khiến người đọc không thể quên. h. I. Mở bài Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: chủ quyền quốc gia dân tộc II. Thân bài 1. Giải thích - Chủ quyền dân tộc là quyền làm chủ tuyệt đối của một quốc gia trên lãnh thổ của mình. Mỗi nước có toàn quyền quyết định về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng, văn hóa xã hội… - Bảo vệ chủ quyền dân tộc là bảo vệ quyền làm chủ độc lập của dân tộc. Đây là nhiệm vụ thiêng liêng mà ông cha ta đã không tiếc máu xương của mình để giữ gìn từ bao đời nay. 2. Bình luận và chứng minh - Chủ quyền dân tộc luôn là khát vọng ngàn đời của nhân loại và của dân tộc ta. - Chủ quyền dân tộc là niềm tự hào về lịch sử dân tộc, khát vọng về một nền hòa bình vĩnh viễn. - Dân tộc Việt Nam là một dân tộc luôn luôn khát vọng về tự chủ tự cường. - Dẫn chứng: Thế hệ cha ông đến thế hệ hiện tại. 3. Bài học nhận thức - Chủ quyền dân tộc là vấn đề thiêng liêng cao quý, là khát vọng ngàn đời của cha ông mà mỗi con người phải có trách nhiệm giữ gìn. - Luôn nêu cao ý thức trách nhiệm lòng tự hào dân tộc. - Liên hệ bản thân: Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng tôi luôn ý thức tu dưỡng phẩm chất đạo đức, tích lũy tri thức để đóng góp cả vật chất và tinh thần cho công cuộc giữ vững chủ quyền dân tộc. III. Kết bài Chủ quyền dân tộc chính là điều bất khả xâm phạm của mỗi quốc gia, dân tộc. ĐỀ SỐ 6: PHẦN I: ĐỌC- HIỂU: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Yêu Tổ quốc từ những giọt mồ hôi tảo tần. Mồ hôi rơi trên những cánh đồng cho lúa thêm hạt. Mồ hôi rơi trên những công trường cho những ngôi nhà thành hình, thành khối. Mồ hôi rơi trên những con đường nơi rẻo cao Tổ quốc của những thầy cô trong mùa nắng để nuôi ước mơ cho các em thơ. Mồ hôi rơi trên thao trường đầy nắng gió của những người lính để giữ mãi yên bình và màu xanh cho Tổ quốc… (Nguồn http://vietbao.vn ngày 9-5-2014) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính. Câu 2: Biện pháp tu từ đặc sắc được sử dụng trong đoạn trích trên là gì? Tác dụng? Câu 3: Thông điệp tác giả muốn gửi đến chúng ta là gì? a. PTBĐ chính: Biểu cảm b. Biện pháp tu từ đặc sắc: Điệp ngữ. - Tác dụng: Nhấn mạnh những vất vả, nhọc nhằn và sự hi sinh thầm lặng của người dân lao động, qua đó bộc lộ sự trân trọng, tin yêu với những con người lao động và tình yêu Tổ quốc của tác giả…. c. Thông điệp: HS chỉ cần đưa ra một thông điệp (hãy biết trân trọng, biết ơn người lao động,…) ĐỀ SỐ 7: Câu 1: Cho đoạn văn: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết lại thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. a. Tìm các trạng ngữ trong đoạn văn trên và nêu rõ công dụng của các trạng ngữ ấy b. Chỉ ra một cụm C-V làm thành phần của cụm từ trong đoạn văn. c. Trong câu cuối của đoạn văn, tác giả dùng hình ảnh nào để thể hiện cụ thể sức mạnh của tinh thần yêu nước? Nêu giá trị của việc sử dụng hình ảnh ấy? a. Trạng ngữ: Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng-> có công dụng xác định hoàn cảnh điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ. b. Một cụm C-V làm thành phần của cụm từ trong đoạn văn Hoặc: một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn Hoặc: mọi sự nguy hiểm, khó khăn Hoặc: tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. c. Trong câu cuối tác giả dùng hình ảnh so sánh rất chính xác, mới mẻ; tinh thần yêu nước (trừu tượng) như làn sóng (cụ thể) để giúp người đọc hình dung sức mạnh to lớn, vô tận và tất yếu của lòng yêu nước trong công việc chống ngoại xâm và bảo vệ đất nước. ĐỀ SỐ 8: PHẦN I. ĐỌC HIỂU Đọc đoạn văn sau và thực hiện những yêu cầu bên dưới: Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến. (Hồ Chí Minh, Ngữ văn 7, tập hai) Câu 1. Phương thức biểu đạt chính là gì? Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng phép liệt kê trong câu văn: “Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.” Câu 3. Cho biết câu “Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.” được rút gọn thành phần nào? Câu 4. Nêu nội dung chính của đoạn văn. Câu 5. Theo em, học sinh cần làm những gì để thể hiện tình yêu nước? PHẦN I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1. - Phương thức biểu đạt chính là nghị luận. 2. - Học sinh chỉ ra đúng phép liệt kê: ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo. Nêu đúng tác dụng của pháp liệt kê: diễn đạt đầy đủ và sâu sắc các nhiệm vụ phải làm để phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân. 3. - Rút gọn thành phần chủ ngữ. 4. - Nội dung: Khẳng định tinh thần yêu nước là quý giá, phải có trách nhiệm phát huy tinh thần ấy. 5. - Đây là câu hỏi mở, học sinh nêu một số việc thể hiện tình yêu nước của mình. Định hướng: ra sức học tập, rèn luyện; tự hào, phát huy truyền thống dân tộc;...