Tiêu chí đánh giá tình hình kinh doanh

Theo Nghị định 87/2015/NĐ-CP, có 5 tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhà nước.

5 tiêu chí gồm: 1- Doanh thu; 2- Lợi nhuận sau thuế và tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu; 3- Nợ phải trả quá hạn, khả năng thanh toán nợ đến hạn; 4- Chấp hành pháp luật về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp, pháp luật về thuế và các khoản thu nộp ngân sách khác, quy định về chế độ báo cáo tài chính và báo cáo để thực hiện giám sát tài chính; 5- Tình hình thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích.

Các tiêu chí nêu trên được xác định và tính toán từ số liệu trong các báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán, báo cáo thống kê định kỳ theo quy định hiện hành của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập và của công ty mẹ.

Các tiêu chí 1, 2, 4, 5 nêu trên khi tính toán được xem xét, loại trừ các yếu tố tác động: do nguyên nhân khách quan như thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh và các nguyên nhân bất khả kháng khác; do đầu tư mở rộng phát triển sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt làm ảnh hưởng đến lợi nhuận trong hai năm đầu kể từ năm đưa công trình đầu tư vào sử dụng; do Nhà nước điều chỉnh giá (đối với sản phẩm do Nhà nước định giá) làm ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp hoặc phải thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Đối với doanh nghiệp được thành lập và thực tế hoạt động thường xuyên ổn định và chủ yếu là cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích, việc xếp loại doanh nghiệp căn cứ vào từng tiêu chí 1, 3, 4 và tiêu chí 5 nêu trên.

Căn cứ các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu giao các chỉ tiêu đánh giá, xếp loại phù hợp với đặc thù hoạt động sản xuất, kinh doanh của từng doanh nghiệp. Các chỉ tiêu này phải giao cho doanh nghiệp bằng văn bản trước ngày 30 tháng 4 của năm kế hoạch và không được điều chỉnh trong suốt kỳ thực hiện kế hoạch (trừ các trường hợp bất khả kháng lớn).

Kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính hằng năm của doanh nghiệp phải được lập căn cứ vào kế hoạch chiến lược của doanh nghiệp, xu hướng phát triển của ngành, các thay đổi về mặt pháp lý, kết quả hoạt động của năm trước, các nhiệm vụ chiến lược hoặc các nhiệm vụ được giao trong năm kế hoạch, các điều kiện bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Kế hoạch hằng năm phải bao gồm các mục tiêu tài chính cụ thể.

Việc đánh giá hiệu quả và xếp loại doanh nghiệp thực hiện trên cơ sở so sánh giữa kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ được cơ quan đại diện chủ sở hữu giao với kết quả thực hiện.

Kết quả đánh giá và xếp loại doanh nghiệp được phân loại: Doanh nghiệp xếp loại A, doanh nghiệp xếp loại B, doanh nghiệp xếp loại C theo mức độ hoàn thành các chỉ tiêu đánh giá do cơ quan đại diện chủ sở hữu giao cho từng doanh nghiệp.

Kinh doanh cũng giống như việc bạn đang chèo một con thuyền nhỏ giữa biển khơi. Người thuyền trưởng phải có một mục tiêu thật rõ ràng để làm la bàn giúp con thuyền không bị lạc hướng. Song có mục tiêu đúng vẫn chưa đủ mà bạn cần lập ra những tiêu chí để tiến hành đánh giá định kì, thường xuyên. Hoạt động này sẽ giúp bạn chắc chắn “bộ máy” đang được vận hành hiệu quả, đi theo đúng những gì đã đề ra ban đầu và cho biết cách quản lý kinh doanh hiệu quả hay không? Vậy những tiêu chí để đánh giá hiệu quả của hoạt động kinh doanh tại quán cafe là gì?

Nội dung

1. Doanh thu của cửa hàng

Doanh thu của cửa hàng

Đây là vấn đề luôn được nhắc đến đầu tiên và cũng là vấn đề quan trọng nhất, tác động trực tiếp đến “tuổi thọ” của cửa hàng. Công tác theo dõi doanh thu thông thường được tiến hành theo từng ngày. Tuy nhiên sau một thời gian hoạt động, theo định kì yếu tố này cần phải được đối chiếu song song trên máy tính tiền quán cafe và số tiền thực thu để trả lời các câu hỏi sau:

  • Doanh thu đã đạt mức yêu cầu đặt ra trong kế hoạch kinh doanh của năm chưa?
  • Hai số liệu này có trùng khớp với nhau hay không?
  • Doanh thu có bị tăng giảm bất thường không? Tại sao lại như vậy?

Đó là những vấn đề chính được kiểm tra khi xét đến doanh thu. Sau khi có được những thông số trên, người quản lý sẽ rút ra được nhiều kết luận về “sức khỏe” của thương hiệu, tìm ra nguyên nhân, đưa ra giải pháp kịp thời và sàng lọc lại nhân lực. Cũng qua đó bạn sẽ hoàn thiện cách quản lý kinh doanh hiệu quả hơn và đưa thương hiệu của mình ra ngoài “biển lớn”.

Đọc thêm: Giảm hao phí bằng phần mềm kiểm soát kho nguyên liệu

[lepopup slug=’Bocongcutainguyen-fnb’]

2. Mức độ hài lòng của khách hàng

Mức độ hài lòng của khách hàng

Những con số trên Facebook, Instagram,…là một trong những tiêu chuẩn chính để đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng trong thời đại công nghệ số như hiện nay. Những tiêu chí này gồm có: số lượng thành viên, người truy cập trên Fanpage; lượt thích trên bài đăng; tỷ lệ bình luận, trao đổi về thương hiệu, đồ uống và dịch vụ; điểm đánh giá trung bình về quán. Tỉ lệ này càng cao và khách hàng phản hồi càng tốt về cửa hàng thì chứng tỏ bạn đang đi đúng hướng và được khách hàng yêu thích. Tuy nhiên, nếu có những phản hồi tiêu cực, bạn không nên lờ đi hoặc che giấu mà thay vào đó, hãy xin thông tin liên lạc của khách hàng và đưa ra đề nghị sửa chữa. Khách hàng sẽ cảm thấy những ý kiến của họ được lắng nghe và thể hiện tinh thần cầu thị của quán.

Nói như vậy không có nghĩa là những hình thức kiểm tra khác không có giá trị. Bạn nên thường xuyên hoặc theo định kì xin ý kiến đánh giá về quán cà phê bằng hình thức trực tiếp. Hãy đặt một hòm thư với bảng câu hỏi ngay tại đó và khuyến khích khách hàng để lại đánh giá và tặng họ những phần quà nhỏ. Chính những vị khách này sẽ cho bạn biết nhân viên nào phục vụ chưa tốt, nước uống có ngon hay không hay cửa hàng còn gì thiếu sót? Và quan trọng họ có trở thành khách hàng thường xuyên của quán hay không? Đối tượng khách hàng trung thành vừa giúp tiết kiệm chi phí quảng cáo, vừa mang lại nguồn doanh thu ổn định cho bạn.

3. Chất lượng đội ngũ nhân viên

Chất lượng đội ngũ nhân viên

Nhân viên là bộ phận quan trọng trong quán, hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi hay không phụ thuộc vào thái độ phục vụ, khả năng làm việc của mỗi người. Tùy thuộc vào từng bộ phận, tiêu chí đánh giá sẽ khác nhau nhưng thông thường sẽ được dựa trên câu trả lời cho các câu hỏi sau:

  • Nhân viên đó đã làm tốt các công việc trong bảng mô tả công việc chưa?
  • Mức độ hoàn thành những nhiệm vụ khác được giao trong quá trình làm việc
  • Thái độ phục vụ khách hàng có tận tâm không? Khách hàng có hài lòng hay không?
  • Trình độ chuyên môn có đáp ứng được công việc không? (Chẳng hạn như bartender pha chế đồ uống có ngon hay không?)
  • Mức độ hiểu biết về văn hóa của thương hiệu của nhân viên đó như thế nào? Đã truyền đạt được tinh thần đó đến khách hàng hay chưa?

Thông qua đây, bạn sẽ biết được ai là người sẽ gắn bó lâu dài với bạn hoặc cần được đào tạo thêm để đảm bảo mang đến cho khách hàng dịch vụ tốt nhất và tìm ra cách quản lý kinh doanh hiệu quả hơn.

4. Mức hao phí và thất thoát trong cửa hàng

Mức hao phí và thất thoát trong cửa hàng

Hao phí được đề cập đến ở đây thông thường là thất thoát về nguyên vật liệu. Hiện nay hầu như tất cả các cửa hàng đều sử dụng hệ thống quản lý bán hàng nên các sản phẩm được định lượng tương đối chính xác, công tác đánh giá cũng sẽ được rút ngắn. Con số chênh lệch giữa nguyên liệu nhập với số lượng hàng hóa bán ra là cơ sở để đánh giá hao phí và thất thoát trong cửa hàng. Ví dụ trên lý thuyết, 1 kg bột cafe có thể pha ra 50 ly nhưng theo báo cáo chỉ có 25 ly/ 1 kg. Lúc này bạn cần phải tìm được lời giải đáp thích đáng cho tỷ lệ chênh lệch quá cao này.

Ngoài việc kiểm tra các nguyên liệu cho pha chế, vật liệu khác như ly, muỗng, dĩa… cũng cần phải được kiểm kê. Số lượng những hạng mục này bị mất, hư, bể, thiếu chỉ được phép nằm trong một mức nhất định. Để tránh tình trạng hao hụt không thể kiểm soát được, người quản lý cần quy định rõ nếu nhân viên làm hư, bể thì phải chịu trách nhiệm như thế nào, khách hàng làm đổ vỡ thì phải bồi thường hay không.

Chủ đề