Tiên lượng nghĩa là gì

Đối với mỗi bệnh nhân ung thư, các câu hỏi thường gặp là bệnh của mình nặng như thế nào và cơ hội sống là bao nhiêu. Đánh giá cách mà căn bệnh sẽ tiến triển được gọi là tiên lượng.

Có thể rất khó để hiểu về ý nghĩa của tiên lượng cũng như bàn luận về nó. Ngay cả đối với các bác sĩ.

Một vài yếu tố có thể ảnh hưởng đến tiên lượng, bao gồm:

  • Loại ung thư và vị trí phát triển
  • Giai đoạn ung thư. Kích thước và sự lan tràn của khối u
  • Độ biệt hóa, mức độ bất thường của tế bào ung thư. Độ biệt hóa cung cấp thông tin về tốc độ phát triển và lan tràn.
  • Đặc điểm riêng của các tế bào ung thư
  • Tuổi và tình trạng sức khỏe trước khi bị bệnh
  • Đáp ứng điều trị

Bệnh nhân ung thư và người thân phải đối mặt với rất nhiều câu hỏi. Tìm hiểu về bệnh và biết được những điều có thể xảy ra sẽ giúp họ đưa ra được quyết định, bao gồm:

  • Phương pháp điều trị nào là tốt nhất
  • Có tiến hành điều trị không
  • Cách chăm sóc bản thân và theo dõi tác dụng
    phụ của điều trị
  • Các vấn đề về tài chính và pháp luật

Tiên lượng nghĩa là gì
Rất nhiều bệnh nhân muốn biết về tiên lượng bệnh của mình. Họ cảm thấy dễ dàng đương đầu với bệnh tật hơn nếu họ biết thêm nhiều thông tin về bệnh. Bệnh nhân có thể hỏi bác sĩ về các số liệu thống kê tỷ lệ sống hoặc tự tìm kiếm. Họ có thể tìm thấy các số liệu gây bối rối và sợ hãi, và nghĩ rằng các thống kê này quá chung chung so với họ. Vì vậy, lượng thông tin mà bệnh nhân muốn biết về bệnh hoàn toàn phụ thuộc vào họ.

Nếu bệnh nhân quyết định muốn biết nhiều hơn, các bác sĩ với hiểu biết tốt nhất về tình trạng bệnh sẽ là người thích hợp nhất để thảo luận về tiên lượng và giải thích ý nghĩa của các số liệu thông kê.

Ý NGHĨA CỦA CÁC THỐNG KÊ VỀ TỶ LỆ SỐNG

Các bác sĩ đánh giá tiên lượng dựa trên những thống kê được thu thập nhiều năm về những bệnh nhân cùng mắc một loại ung thư. Một vài số liệu thống kê thường được sử dụng để đánh giá tiên lượng:

Tỷ lệ sống riêng của bệnh

Phần trăm bệnh nhân mắc một loại ung thư và một giai đoạn cụ thể. Không chết do ung thư trong một khoảng thời gian nhất định sau khi được chẩn đoán. Khoảng thời gian này có thể là 1 năm, 2 năm, 5 năm… Nhưng thời gian 5 năm hay được dùng nhất. Trong phần lớn trường hợp, tỷ lệ sống riêng của bệnh dựa trên nguyên nhân tử vong được liệt kê trong báo cáo y học.

Tỷ lệ sống tương đối

Chính là tỷ lệ sống riêng của bệnh mà không tính đến nguyên nhân tử vong. Đó là phần trăm bệnh nhân sống sót trong một khoảng thời gian nhất định sau khi được chẩn đoán so với người khỏe mạnh.

Tỷ lệ sống toàn bộ

Phần trăm bệnh nhân mắc một loại ung thư và giai đoạn cụ thể, không chết do bất kỳ nguyên nhân nào trong một khoảng thời gian nhất định sau khi được chẩn đoán.

Tỷ lệ sống không bệnh

Phần trăm bệnh nhân không có dấu hiệu của ung thư trong một khoảng thời gian nhất định sau khi được chẩn đoán. Còn được gọi với tên khác là tỷ lệ không tái phát hay tỷ lệ không tiến triển.

Bởi vì các số liệu thống kê dựa trên một nhóm bệnh nhân lớn. Chúng không thể được dùng để dự đoán chính xác điều gì sẽ xảy đến. Mỗi bệnh nhân đều có điểm khác nhau. Điều trị và đáp ứng với điều trị của mỗi người rất khác nhau. Hơn nữa, cần đến hàng năm để thấy được lợi ích của các phương pháp điều trị và phương pháp tìm ra ung thư mới. Vì vậy, các thống kê được dùng để tiên lượng bệnh có thể không dựa trên phương pháp điều trị đang được dùng ngày nay.

Bác sĩ có thể nói bạn có một tiên lượng tốt nếu các thống kê chỉ ra rằng bệnh của bạn thường đáp ứng tốt với điều trị. Hoặc, một tiên lượng xấu nếu bệnh khó kiểm soát.  Tuy nhiên, cần nhớ rằng tiên lượng chỉ là một kỹ năng dự đoán. Các bác sĩ không thể biết chính xác điều gì sẽ xảy đến.

QUYẾT ĐỊNH KHÔNG NHẬN ĐIỀU TRỊ

Nếu bạn đưa ra quyết định không nhận điều trị. Bạn nên thảo luận với bác sĩ người nắm rõ nhất tình trạng của mình về tiên lượng bệnh.

Các thống kê thường xuất phát từ các nghiên cứu được so sánh giữa các phương pháp điều trị. Chứ ít khi là giữa được điều trị và không điều trị. Vì vậy, bác sĩ của bạn có thể khá khó khăn để đưa ra một tiên lượng chính xác.

ĐIỀU TRỊ KHỎI VÀ GIẢM NHẸ

Điều trị khỏi nghĩa là không còn dấu vết của ung thư sau điều trị và ung thư có thể không tái phát.

Giảm nhẹ nghĩa là các dấu hiệu và triệu chứng sẽ giảm bớt. Giảm nhẹ có thể một phần hoặc hoàn toàn. Giảm nhẹ hoàn toàn nghĩa là tất cả dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đều biến mất.

Nếu bạn sống sót sau một điều trị giảm nhẹ hoàn toàn trong 5 năm hoặc nhiều hơn. Một vài bác sĩ có có thể nói rằng bạn đã được điều trị khỏi. Tuy nhiên, một vài tế bào ung thư có thể còn sót lại trong cơ thể sau điều trị. Những tế bào này có thể là nguyên nhân của tái phát ung thư sau này. Các trường hợp ung thư tái phát, đa số là trong 5 năm đầu sau điều trị. Tuy nhiên, vẫn có khả năng bệnh tái phát muộn hơn. Vì lý do này, các bác sĩ không thể chắc chắn rằng bạn đã được điều trị khỏi. Nhiều nhất họ chỉ dám khẳng định là không còn dấu hiệu và triệu chứng của ung thư vào lúc này.

Bởi vì nguy cơ tái phát của ung thư, các bác sĩ sẽ theo dõi bệnh nhân trong nhiều năm và làm các xét nghiệm để tìm kiếm dấu hiệu của ung thư tái phát. Họ cũng theo dõi các dấu hiệu của tác dụng phụ xuất hiện muộn sau khi điều trị.

Theo: National Cancer Institute

Trong tiếng Hy Lạp là nơi chúng ta tìm thấy nguồn gốc từ nguyên của thuật ngữ tiên lượng, có thể được dịch là "kiến thức dự đoán về một số thực tế". Cụ thể, đó là kết quả của tổng của hai phần được phân biệt rõ ràng: - Tiền tố "pro-", đồng nghĩa với "chuyển tiếp".

-Tên danh từ "gnosis", tương đương với "kiến thức".

Tiên lượng nghĩa là gì

Theo cách này, tiên lượng có thể được liên kết với một dự báo hoặc dự đoán .

Trong lĩnh vực y học, tiên lượng là giả thuyết của chuyên gia về sự phát triển của một căn bệnh. Kiến thức được cung cấp bởi khoa học cho phép bác sĩ dự đoán những triệu chứng mà bệnh nhân sẽ có và ước tính xác suất phục hồi cùng với thời hạn của họ.

Bác sĩ phát triển tiên lượng từ phân tích lâm sàng . Những nghiên cứu này cho phép bạn biết người mắc bệnh gì và dựa trên kinh nghiệm với những bệnh nhân khác mắc bệnh tương tự, để dự đoán tình trạng sức khỏe của cá nhân trong tương lai.

Ngoài tất cả những điều trên, chúng ta phải nhớ rằng sự liên lạc của bác sĩ với bệnh nhân liên quan đến tiên lượng bệnh mà anh ta có thể được thực hiện theo hai cách khác nhau: -Từ quan điểm định tính, điều này sẽ khiến bạn sử dụng các thuật ngữ như nhẹ, trung bình hoặc nghiêm trọng.

-Từ quan điểm định lượng, điều này sẽ buộc bạn phải sử dụng tỷ lệ phần trăm của các trường hợp, tỷ lệ phần trăm liên quan đến các triệu chứng và cả thống kê tương đối, ví dụ, đối với các trường hợp thành công hay thất bại liên quan đến bệnh lý đó.

Tiên lượng cũng tồn tại, ví dụ, trong vấn đề nghiện rượu. Do đó, các chuyên gia y tế điều trị bệnh nhân mắc chứng nghiện này và quan sát các triệu chứng của họ, như nhịp tim nhanh, chuột rút hoặc run rẩy, có thể cho bạn biết điều gì sẽ xảy ra với họ nếu họ tiếp tục phụ thuộc vào thuốc đó. Đặc biệt, thông báo cho bạn rằng nếu bạn không khắc phục có thể bị mất ngủ đến trầm cảm thông qua xuất huyết giãn tĩnh mạch thực quản, bệnh cơ tim, rối loạn chức năng khi cương cứng hoặc xơ gan.

Nhưng vẫn còn nhiều hơn nữa. Bạn cũng có thể bị bệnh thần kinh, tăng huyết áp, tăng nguy cơ tự tử, tăng nguy cơ ung thư ...

Đối với khí tượng học, tiên lượng là dự báo được tạo ra từ các điều kiện khí hậu . Nhờ các công cụ khoa học và công nghệ đa dạng, các nhà khí tượng học có thể dự đoán trạng thái khí quyển sẽ là gì trong tương lai trước mắt của một thành phố nào đó.

Theo cách này, tiên lượng khí tượng cho phép tiến lên nếu ở một địa phương sẽ có mặt trời hoặc lượng mưa sẽ được đăng ký; nếu độ ẩm sẽ cao hoặc thấp; nhiệt độ sẽ như thế nào trong ngày; v.v.

Trong các trường hợp được đề cập của y học và khí tượng học, tiên lượng được thực hiện thông qua khoa học . Tuy nhiên, có thể liên kết khái niệm tiên lượng với các câu hỏi siêu nhiên hoặc bí truyền . Trong những bối cảnh này, tiên lượng bao gồm dự đoán tương lai từ các dấu hiệu được cho là thần thánh hoặc năng lực bói toán.

Điều mà bệnh nhân và người nhà bệnh nhân luôn muốn biết nhất khi bị chẩn đoán ung thư là: Bệnh có nặng không? Thời gian sống còn được bao lâu và bệnh có khỏi được không? Phương pháp điều trị này có hiệu quả không?...

Những câu hỏi đó, theo từ ngữ chuyên môn, chính là tiên lượng bệnh. Hiểu biết về tiên lượng sẽ giúp  người bệnh và gia đình dễ dàng đối phó với với bệnh ung thư, có sự chuẩn bị về tâm lý và tài chính khi lựa chọn phương pháp điều trị và có thể tự chăm sóc bản thân tốt nhất và tránh tác dụng phụ.

Thông thường, bác sĩ trực tiếp điều trị sẽ là người tiên lượng tốt nhất cho bệnh nhân. Tuy nhiên, do tình trạng quá tải, không phải bác sĩ nào cũng đủ thời gian giải thích cặn kẽ hoặc nếu giải thích thì không phải bệnh nhân nào cũng hiểu từ ngữ chuyên khoa bác sĩ nói. Bài viết này hỗ trợ một phần kiến thức cho mọi người về tiên lượng bệnh trong ung thư.

Chỉ số thống kê để tiên lượng

Các bác sĩ ước tính tiên lượng bằng cách sử dụng số liệu thống kê về những người mắc cùng loại ung thư. Một số loại thống kê có thể được sử dụng để ước tính tiên lượng. 

Thời gian sống thêm toàn bộ (OS): Ví dụ, bệnh nhân A được chẩn đoán ung thư tuyến giáp thể nhú, giai đoạn III, tiên lượng sống thêm 5 năm là 93%. Có nghĩa là 100 bệnh nhân như bệnh nhân A, nếu điều trị, thì có khoảng 93 người còn sống đến 5 năm. 7 bệnh nhân còn lại sẽ tử vong trước thời điểm 5 năm từ khi chẩn đoán, có thể do bệnh ung thư hay do bất kì nguyên nhân nào.  Có thể lấy mốc OS là 1 năm, 2 năm... 5 năm... 10 năm... nhưng thời gian 5 năm hay được dùng nhất.

- Tỷ lệ sống thêm không bệnh (DFS) và tỷ lệ sống thêm không bệnh tiến triển (PFS): Hai chỉ số hay dùng để đánh giá hiệu quả của một phương pháp điều trị. Biết điều này bệnh nhân và gia đình có thể cân nhắc lợi và hại, có quyết định điều trị phương pháp đó hay không. Trong điều trị, một tỷ lệ bệnh nhân sẽ đáp ứng, có đáp ứng một phần (triệu chứng và dấu hiệu bệnh có giảm nhưng vẫn còn) và đáp ứng toàn bộ (hết hoàn toàn triệu chứng và dấu hiệu ung thư).

Thời gian sống thêm không bệnh: Thời gian bệnh nhân đáp ứng hoàn toàn sau khi kết thúc điều trị.

Thời gian sống không tiến triển: Thời gian những người không có khối u mới phát triển hoặc ung thư lan rộng trong hoặc sau khi điều trị. Bệnh có thể đã đáp ứng với điều trị hoàn toàn hoặc một phần. Hoặc bệnh có thể ổn định. Điều này có nghĩa là ung thư vẫn còn đó nhưng không phát triển hoặc lan rộng. Ví dụ: Bệnh nhân ung thư phổi biểu mô tuyến giai đoạn IV có đột biến EGFR, có thể lựa chọn điều trị thuốc kháng EGFR hoặc hóa chất. Trong nghiên cứu tối ưu, so sánh giữa Erlotinib (Tarceva)  - thuốc điều trị trúng đích và hóa chất (Gemcitabin +carboplatin), thuốc Tarceva cho thời gian sống không tiến triển là 13,1 tháng so với hóa chất là 4,6 tháng và ít tác dụng phụ hơn. Tuy nhiên Tarceva bảo hiểm chỉ chi trả 50%. Bác sĩ sẽ đưa ra thông tin và bệnh nhân lựa chọn: Nếu có điều kiện kinh tế thì chọn Tarceva, nếu không có kinh tế thì chọn hóa chất…

 Các yếu tố ảnh hưởng đến tiên lượng

Ung thư loại gì? Ví dụ, ung thư gan nguyên phát tiên lượng xấu hơn ung thư tuyến giáp biệt hóa…

Giai đoạn: Nói chung cùng một loại ung thư, giai đoạn càng muộn tiên lượng càng xấu. Ví dụ: Tỷ lệ sống tương đối 5 năm với ung thư đại trực tràng giai đoạn sớm là 90%. Tỷ lệ này giảm xuống 14% ở giai đoạn tiến triển…

Độ biệt hóa của tế bào ung thư: Liên quan đến sự phát triển và lan rộng. Ví dụ, ung thư phổi tế bào nhỏ tiên lượng xấu hơn ung thư phổi tế bào không nhỏ.

Đặc điểm của tế bào ung thư: Ví dụ, bệnh nhân ung thư vú có thụ thể nội tiết dương tính (ER/PR) tiên lượng tốt hơn bệnh nhân có thụ thể nội tiết âm tính vì bệnh nhân có cơ hội được điều trị thuốc nội tiết…

Tuổi, thể trạng bệnh nhân: Thể trạng bệnh nhân càng tốt thì tiên lượng càng tốt và ngược lại…

Ngoài ra, tiên lượng còn tùy đáp ứng của bệnh nhân với điều trị.

“Khỏi” có nghĩa là loại bỏ hết tế bào ung thư khỏi cơ thể và đảm bảo nó không quay trở lại. Sự thuyên giảm có nghĩa là có ít hoặc không có dấu hiệu ung thư trong cơ thể.

 Xét theo định nghĩa, bệnh ung thư không chữa khỏi. Sự thuyên giảm hoàn toàn không có nghĩa là khỏi vì có thể các tế bào ung thư vẫn còn nhưng không phát hiện được, có thể sẽ tiến triển tái phát sau này. Bệnh tái phát thường xảy ra trong những năm đầu, ít khi tái phát sau 5 năm. Vì vậy, một số bác sĩ coi “chữa khỏi” là bệnh không quay trở lại trong 5 năm. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể trở lại nên bệnh nhân vẫn phải theo dõi định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ.

Theo Khoahocdoisong.vn