Tiền hỗ trợ thuê nhà có tính thuế TNCN

Chi phí thuê nhà cho nhân viên được doanh nghiệp tính vào chi phí hợp lý tính thuế TNDN không? Doanh nghiệp hạch toán các khoản thuế liên quan đến chi phí thuê nhà cho nhân viên thế nào?

Bài viết dưới đây, đội ngũ giảng viên tại lớp học kế toán thực tế tại Kế toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn các bạn cách xử lý chi phí thuê nhà cho nhân viên.

>>>> Xem thêm: Xử lý chi thưởng cho nhân viên đạt doanh số

1. Xử lý chi phí thuê nhà cho nhân viên để được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN

- Quy định tại điều 4 Thông tư 95/2015/TT-BTC sửa đổi bổ sung Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC

"2.9. Chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép không đúng theo quy định của Bộ Luật Lao động.
Chi phụ cấp cho người lao động đi công tác, chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho người lao động đi công tác nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp doanh nghiệp có khoán tiền đi lại, tiền ở, phụ cấp cho người lao động đi công tác và thực hiện đúng theo quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán tiền đi lại, tiền ở, tiền phụ cấp."

- Được quy định trong một trong các văn bản: Hợp đồng lao động, Thỏa ước lao động tập thể, Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế thưởng….

- Có hóa đơn, chứng từ đầy đủ theo quy định

2. Quy định tiền thuế GTGT của hợp đồng thuê nhà cho nhân viên

- Quy định tại Điều 14, khoản 15, Thông tư 219/2013/TT-BTC

Tiền hỗ trợ thuê nhà có tính thuế TNCN

"15. Cơ sở kinh doanh không được tính khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với trường hợp:
- Hóa đơn GTGT sử dụng không đúng quy định của pháp luật như: hóa đơn GTGT không ghi thuế GTGT (trừ trường hợp đặc thù được dùng hóa đơn GTGT ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT);
- Hóa đơn không ghi hoặc ghi không đúng một trong các chỉ tiêu như tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán nên không xác định được người bán;
- Hóa đơn không ghi hoặc ghi không đúng một trong các chỉ tiêu như tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua nên không xác định được người mua (trừ trường hợp hướng dẫn tại khoản 12 Điều này);
- Hóa đơn, chứng từ nộp thuế GTGT giả, hóa đơn bị tẩy xóa, hóa đơn khống (không có hàng hóa, dịch vụ kèm theo);
- Hóa đơn ghi giá trị không đúng giá trị thực tế của hàng hóa, dịch vụ mua, bán hoặc trao đổi."

- Hóa đơn thuê nhà mang tên cá nhân người lao động,phục vụ sinh hoạt người lao động thì doanh nghiệp không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

3. Quy định về tiền thuế TNCN của hợp đồng thuê nhà cho nhân viên

- Quy định tại Điều 11, khoản 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC

- Chi phí thuê nhà doanh nghiệp trả cho người lao động là khoản thu nhập chịu thuế TNCN, nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập thực tế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà). 

Ví dụ: Lương chị Hòa tại Công ty Nam Hồng là 20 triệu/tháng, chị Hòa không có người phụ thuộc. học kế toán thực hành ở đâu tốt nhất hà nội

Hàng tháng, Công ty Nam Hồng trả tiền thuê nhà cho chị Hòa 4 triệu/tháng.

=> Tiền thuê nhà tính vào thu nhập chịu thuế của chị Hòa là:

20 triệu x 15% = 3 triệu

Tổng thu nhập chịu thuế của chị Hòa là: 20 triệu + 3 triệu = 13 triệu

Tiền thuê nhà vượt mức là 4 trệu – 3 triệu = 1 triệu chị Hòa không được tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.

4. Cách hạch toán chi phí thuê nhà cho nhân viên:

*  Khi trả tiền nhà   học xuất nhập khẩu ở đâu

Nợ TK 334: 3 triệu

Nợ TK 642: 1 triệu

       Có TK 111, 112: 4 triệu

  • Khi trích quỹ tính lương cho nhân viên

Nợ TK 642: 3 triệu

       Có TK 334: 3 triệu

KẾ TOÁN LÊ ÁNH

  Chuyên đào tạo các khóa học kế toán thực hành và làm dịch vụ kế toán thuế trọn gói tốt nhất thị trường

 (Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)

Theo quy định của pháp luât về Thuế TNCN, khoản tiền thuê nhà do đơn vị sử dụng lao động trả hộ được tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà) tại đơn vị. Như vậy, khoản tiền thuê nhà do doanh nghiệp trả hộ không được tính chi trả vào lương của người lao động những vẫn được coi là một khoản thu nhập có tính chất tiền công, tiền lương và phải tính thuế TNCN.

Lấy ví dụ nhân viên Trương Văn Giang được công ty trả hộ tiền thuê nhà 7.000.000đ, trong tháng phát sinh tổng thu nhập chịu thuế là 30.000.000đ (chưa bao gồm tiền thuê nhà), thì khi đó phần tiền thuê nhà chịu thuế của nhân viên được tính bằng:

  • Tiền thuê nhà chịu thuế = 15% x 30.000.000 = 4.500.000đ
  • Tiền thuê nhà không chịu thuế = 7.000.000 – 4.500.000 = 2.500.000đ

Để tính toán được các khoản này trên phần mềm, anh/chị thực hiện như sau:

Bước 1: Khai báo thành phần lương và phụ cấp tiền thuê nhà

Tại phân hệ Thành phần lương: Anh/Chị thực hiện thêm mới các thành phần lương tiền thuê nhà chịu thuế và không chịu thuế để ghi nhận vào lịch sử lương của nhân viên.

Tiền hỗ trợ thuê nhà có tính thuế TNCN

Tại phân hệ Thiết lập\Nhân viên: Trong hồ sơ những nhân viên được công ty chi trả khoản tiền thuê nhà này, anh/chị thực hiện thêm các khoản tiền thuê nhà chịu thuế và không chịu thuế vào phần phụ cấp trong lịch sử lương. Ví dụ với nhân viên Trương Văn Giang ở trên sẽ có các thông tin:

  • Tiền thuê nhà chịu thuế:
    • Định mức: 7.000.000
    • Giá trị: Đặt công thức tính bằng 0.15 * tổng tất cả các khoản thu nhập chịu thuế (không tính tiền thuê nhà)
  • Tiền thuê nhà không chịu thuế:
    • Định mức: 7.000.000
    • Giá trị: 7.000.000 – Tiền thuê nhà chịu thuế

Tiền hỗ trợ thuê nhà có tính thuế TNCN

Lưu ý: Do khoản tiền thuê nhà không được tính vào lương chi trả cho nhân viên nên không được đưa khoản này vào chính sách lương.

Bước 2: Tính lương cho nhân viên không bao gồm khoản tiền thuê nhà

Hàng tháng, anh/chị tạo bảng lương để tính toán thu nhập cho nhân viên. Do khoản tiền thuê nhà không có trong chính sách lương nên sẽ không được đưa lên bảng lương và phần thuế TNCN tính ra trên bảng lương lúc này cũng chưa bao gồm tiền thuê nhà.

Bước 3: Tạo bảng thuế và ghi nhận khoản tiền thuê nhà để tính thuế TNCN

Thêm mới bảng thuế và lựa chọn sao chép từ bảng lương đã lập để lấy các dữ liệu thuế TNCN đã tính trên bảng lương sang. Sau đó, thực hiện cấu hình thêm cột Tiền thuê nhà chịu thuế vào bảng thuế này để chương trình tính toán lại chính xác phần Thuế TNCN. Xem hướng dẫn tạo bảng thuế chi tiết tại đây.

Tiền hỗ trợ thuê nhà có tính thuế TNCN

Bước 4: Cập nhật thông tin thuế TNCN đã tính cả phần tiền thuê nhà vào bảng lương

Trên bảng thuế đã tính, nhấn nút Cập nhật vào bảng lương và chọn các thông tin cần cập nhật bao gồm:

  • Tổng thu nhập chịu thuế
  • Thu nhập tính thuế
  • Thuế TNCN

Tiền hỗ trợ thuê nhà có tính thuế TNCN

Khi đó, chương trình sẽ cập nhật các thông số này từ bảng thuế vừa tính ngược lại về bảng lương để thông tin thuế TNCN trên bảng lương là chính xác (đã tính cả khoản tiền thuê nhà vào thu nhập chịu thuế) nhưng vẫn đảm bảo không xuất hiện khoản tiền thuê nhà trên bảng lương và không được tính vào thu nhập chi trả cho nhân viên.

Cục Thuế TP. Hải Phòng trả lời vấn đề này như sau:

Căn cứ Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính quy định các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:

“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng…

2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

…2.6. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:

…b) Các khoản tiền lương, tiền thưởng, chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.

…- Trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với người lao động trong đó có ghi khoản chi về tiền nhà do doanh nghiệp trả cho người lao động, khoản chi trả này có tính chất tiền lương, tiền công và có đầy đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

…2.30. Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế, trừ các khoản chi sau:

…- Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động; chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (trừ khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.6, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.11 Điều này) và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác. Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.

Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) 12 tháng. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động không đủ 12 tháng thì: Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) số tháng thực tế hoạt động trong năm.

Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế)…”.

Căn cứ Khoản 2, Khoản 4 Điều 3 Thông tư số 25/2018/TT-BTC ngày 16/03/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi đoạn thứ nhất tại Tiết b Điểm 2.6 Khoản 2 Điều 6 và đoạn thứ nhất của gạch đầu dòng thứ năm tại Điểm 2.30 Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính như sau:

“2. Sửa đổi đoạn thứ nhất tại tiết b điểm 2.6 Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính):

“b) Các Khoản tiền lương, tiền thưởng cho người lao động không được ghi cụ thể Điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.”.

“4. Sửa đổi đoạn thứ nhất của gạch đầu dòng thứ năm tại điểm 2.30, Khoản 2, Điều 6 của Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC):

“- Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ Điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động; chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (trừ Khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.11 Điều này) và những Khoản chi có tính chất phúc lợi khác. Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.”

Căn cứ Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 quy định thu nhập từ tiền lương, tiền công như sau:

“2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công

Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:

a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.

b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:

…đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:

đ.1) Tiền nhà ở, điện, nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có).

…Khoản tiền thuê nhà do đơn vị sử dụng lao động trả hộ tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà) tại đơn vị”

Căn cứ Khoản 2 Điều 11 Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/06/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung tiết đ.l Điểm đ Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính quy định các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức như sau:

“đ.1) Tiền nhà ở, điện, nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có), không bao gồm: khoản lợi ích về nhà ở, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng để cung cấp miễn phí cho người lao động làm việc tại khu công nghiệp; nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng tại khu kinh tế, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn cung cấp miễn phí cho người lao động làm việc tại đó.

…Khoản tiền thuê nhà, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do đơn vị sử dụng lao động trả thay tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả thay nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà, điện nước và dịch vụ kèm theo (nếu có)) tại đơn vị không phân biệt nơi trả thu nhập.”

Từ các căn cứ nêu trên, trường hợp Công ty của bà Dung có phát sinh chi tiền hỗ trợ tiền nhà cho người lao động của Công ty không thể về quê do dịch COVID thì những vướng mắc của bà được thực hiện theo nguyên tắc sau:

Thứ nhất, nếu khoản tiền thuê nhà Công ty chi trả như một khoản trả thay tiền lương, tiền công:

- Nếu khoản chi phí này như một khoản trả thay tiền lương, tiền công; được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong số các hồ sơ: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty; Quy chế thường do Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty và có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định thì Công ty được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản chi trên.

- Về phía người lao động: Khoản hỗ trợ tiền nhà tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động theo số thực tế chi trả nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà, điện nước và dịch vụ kèm theo (nếu có)).

Thứ hai, nếu khoản tiền nhà là khoản chi có tính chất phúc lợi:

- Nếu khoản hỗ trợ tiền nhà là khoản chi phúc lợi mang tính chất động viên người lao động thì phải đảm bảo tổng số chi có tính chất phúc lợi của Công ty không vượt quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế thì khoản chi đó được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Về phía cá nhân người lao động, khoản tiền hỗ trợ tiền nhà là khoản lợi ích bằng tiền mà người lao động được hưởng và phải tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công của người lao động.