Tiền hắn gặp bao nhiêu lần tiền Việt Nam?

Tin đồn cho rằng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN) sẽ tiến hành đổi tiền nhằm làm giảm giá trị mệnh giá quá lớn của đồng bạc Việt Nam hiện nay.

Theo đó, trong lần đổi tiền lần này, sẽ chuyển đổi theo tỷ lệ 25,000 đồng cũ bằng 1 đồng mới.

Tin đồn này xuất phát hồi cuối tháng trước, và chỉ trong vòng hai ngày, nó đã khiến cho thị trường tiền tệ Việt Nam trở nên hỗn loạn.

Theo truyền thông trong nước đưa tin, người dân đã trở nên hoang mang và lo sợ trước tin đồn này và đổ xô đi mua vàng và ngoại tệ.

Điều này đã dẫn đến giá đô la Mỹ vọt lên nhanh chóng, có những lúc lên đến 22.900 đồng/đô la vào chiều ngày 27 tháng 11, và được ghi nhận ở mức hơn 23.000 trên thị trường tự do vào ngày 6 tháng 12, tăng 170 đồng.

Trước tin đồn này, phía NHNNVN đã nhanh chóng có buổi họp báo chính thức bác bỏ thông tin đổi tiền. Phó Thống đốc ngân hàng nhà nước Đào Minh Tú đã khẳng định đây là thông tin không chính xác, gây thất thiệt, hoang mang cho người dân.

Tiền hắn gặp bao nhiêu lần tiền Việt Nam?

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú Source: VOV

Các chuyên gia nói gì?

Theo BBC, chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu cho rằng không có căn cứ hoặc dấu hiệu nào khiến chính phủ phải sử dụng đến biện pháp đổi tiền.

Ông Nguyễn Trí Hiếu nói: "Trong những tháng cuối năm, cả doanh nghiệp và chính phủ đều cần ngoại tệ để trả nợ. Dù thế, tôi vẫn tin là Ngân hàng Nhà nước đang có trong tay công cụ hữu hiệu để kiểm soát tỷ giá."

Ông Hiếu cũng cho hay "không thấy mối tương quan giữa nợ công đang gia tăng và tin đồn đổi tiền".

Còn theo VOV, trích dẫn một chuyên gia kinh tế không nêu tên của Đại học Texas đã nhận định "không có lý do gì mà người ta phải đổi tiền vào lúc này."

Theo lời chuyên gia này thì sức hấp dẫn của nhiều kênh đầu tư như vàng và USD ở Việt Nam là rất lớn và đó cũng có thể là nơi xuất phát tin đồn.

Giới đầu cơ có thể đánh vào tâm lý yếu của số đông người Việt để tung tin đồn thất thiệt.

Trong khi đó chuyên gia tài chính Nguyễn Văn Phú từ Đại học Strassbourg, Pháp, nói với BBC rằng tin đồn đổi tiền có thể nó xuất phát từ việc ngân sách dự trữ ngoại hối không đủ khả năng để hỗ trợ tỷ giá cho đồng Việt Nam.

"Nếu dự trữ ngoại hối dồi dào thì sẽ không có việc biến động tỷ giá quá lớn như vậy trong các ngày qua."

Ông Phú cho rằng việc bác tin đồn gặp nhiều khó khăn do NHNNVN không có sự độc lập, dù chỉ có tính tương đối, trong việc điều hành chính sách tiền tệ.

"Tin đồn đổi tiền có thể xuất phát từ việc ngân sách dự trữ ngoại hối không đủ khả năng để hỗ trợ tỷ giá cho đồng Việt Nam," Chuyên gia tài chính Nguyễn Văn Phú.

Vậy có khả năng đổi tiền không?

Trả lời phỏng vấn báo Thanh niên, Phó thống đốc NHNNVN giải thích về những nguyên nhân có những tin đồn này.

Ông Đào Minh Tú cho rằng có thể là do một số nước trên thế giới vừa qua đã có thay đổi mệnh giá lớn như ở Ấn Độ hay đồng tiền 500 Euro của châu Âu, khiến dẫn đến những suy diễn về việc đổi tiền ở Việt Nam.

Ông cũng khẳng định hiện nay điều kiện kinh tế xã hội đang ổn định, không có lý do gì phải đổi tiền, bởi đồng tiền Việt hiện nay kể cả về giá trị, cơ cấu, mệnh giá, là hoàn toàn phù hợp và đáp ứng yêu cầu trong hoạt động thanh toán của nền kinh tế.

Trả lời về sự biến động tỷ giá VND-USD gần đây, ông Đào Minh Tú cho rằng nguyên nhân là do yếu tố khách quan, khi đồng USD tăng giá sau khi chính sách kinh tế của Hoa Kỳ biến động, điều này khiến các quốc gia khác cũng phải điều chỉnh tỷ giá cho phù hợp.

Liên quan đến tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 14.3% so với kế hoạch là 18% - 20%, ông Tú cũng khẳng định con số 18% - 20% chỉ là con số có tính chất định hướng trong chỉ đạo điều hành, không phải là kế hoạch phải đạt được, và mức tăng trưởng tín dụng hiện nay vẫn đáp ứng được những yêu cầu đặt ra.

"Tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 14.3% so với kế hoạch là 18% - 20% vẫn ở mức đáp ứng được những yêu cầu đặt ra," Phó thống đốc NHNNVN Đào Minh Tú.

Bên cạnh đó, Cục trưởng Cục phát hành và kho quỹ Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Nguyễn Chí Thành, cũng lên tiếng khẳng định tin đồn đổi tiền là hoàn toàn bịa đặt và sẽ không có chuyện đổi tiền.

Tuy nhiên về phía dư luận thì vẫn không có vẻ gì là yên tâm với những lời khẳng định này.

Có lẽ tâm lý hoang mang của người dân cũng không phải là hoàn toàn không có cơ sở khi Nhà nước Việt Nam đã từng vài lần thực hiện đổi tiền trước đây.

Một lần vào năm 1975 khi chính quyền mới lên nắm quyền đã thực hiện đổi tiền với tỷ giá 500 đồng tiền cũ đổi 1 đồng tiền mới.

Lần thứ hai vào năm 1978, Việt Nam thống nhất tiền tệ trên cả nước

Lần thứ ba vào năm 1985, Việt Nam đã thực hiện đổi tiền theo tỷ lệ 10 đồng tiền cũ đổi 1 đồng tiền mới.

Đây là kế hoạch mở màn cho công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam, nhưng những năm sau đó, nền kinh tế đã bị lạm phát phi mã do giá cả trên thị trường tăng mạnh trong khi lượng cung tiền lại giảm.