Tỉ lẹ mắc hen phế quản 20-39 là bao nhiêu năm 2024

Ho hen phế quản là bệnh thường gặp ở đường hô hấp và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Vậy ho hen phế quản là bệnh gì, các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh hen phế quản cụ thể như thế nào?

1. Hen phế quản là bệnh gì?

Hen phế quản là bệnh lý về đường hô hấp phổ biến. Bệnh khởi phát do tiền sử gia đình hoặc bản thân mắc các bệnh dị ứng hoặc do tiếp xúc với môi trường có chứa các chất gây dị ứng. Hen phế quản có thể được kiểm soát và điều trị bằng thuốc một cách hiệu quả.

2. Các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh hen phế quản

Dựa vào đặc trưng của bệnh hen phế quản, các tiêu chuẩn chẩn đoán được chia thành 2 nhóm sau:

  • Tiền sử gia đình, bản thân và các triệu chứng hô hấp.
  • Các phương pháp, kỹ thuật xét nghiệm.

Có 2 nhóm tiêu chuẩn được sử dụng để chẩn đoán bệnh hen phế quản

2.1 Tiền sử gia đình, bản thân và các triệu chứng hô hấp

  • Tiền sử gia đình và bản thân mắc các bệnh dị ứng như hen suyễn, viêm da dị ứng, chàm, ...
  • Bệnh nhân hen phế quản thường có nhiều hơn một trong những triệu chứng điển hình như khó thở, thở khò khè, ho khan, nặng ngực.
  • Thời gian xuất hiện và mức độ của các triệu chứng thay đổi.
  • Các triệu chứng thường xuất hiện và trở nặng hơn vào sáng sớm, khi thức dậy hoặc vào ban đêm, khi ngủ.
  • Thời tiết thay đổi, gắng sức trong lao động hoặc tập luyện, tiếp xúc với các chất gây dị ứng là những yếu tố khởi phát bệnh.
  • Sau khi nhiễm siêu vi, các triệu chứng hen phế quản thường xảy ra hoặc trở nặng hơn.
  • Dịch tiết mũi nhiều và có polyp mũi là triệu chứng không phổ biến nhưng có thể gặp ở bệnh nhân hen.

Tiền sử bản thân mắc các bệnh dị ứng làm tăng khả năng mắc hen phế quản

2.2 Các phương pháp, kỹ thuật xét nghiệm

Dựa vào các phương pháp, kỹ thuật xét nghiệm để chẩn đoán bệnh hen phế quản như:

  • Nghe phổi: Nghe thấy có tiếng rít ran như ngáy ở hai phế trường của phổi.
  • Quan sát lồng ngực: Khi hít vào thấy lồng ngực nở ra nhiều hơn. Các dấu hiệu khác cho thấy đường dẫn khí bị hẹp là cơ vùng cổ bị co kéo, vai so.
  • Đo chức năng hô hấp lúc thở ra, bao gồm lưu lượng thể tích khí thở ra gắng sức trong giây đầu tiên (FEV1) và lưu lượng đỉnh (PEF): Sau khi người bệnh dùng thuốc giãn phế quản, tiến hành đo lại. Khi FEV1 tăng hơn 200ml và lớn hơn 12% so với giá trị cơ sở, PEF tăng hơn 60l/phút và trên 20% sau khi dùng thuốc giãn phế quản, người bệnh được chẩn đoán mắc bệnh hen phế quản. Chỉ số PEF còn được dùng để đánh giá độ nặng và khả năng kiểm soát cơn hen của người bệnh tại nhà. Tiến hành đo PEF vào buổi sáng và chiều để theo dõi sự thay đổi, biến thiên trong ngày của PEF.
  • Xét nghiệm dị ứng da: Ở một số bệnh nhân bị dị ứng trên da, kháng nguyên gây đáp ứng dị ứng trên da cũng là nguyên nhân gây bệnh hen.

Thực hiện các xét nghiệm dị ứng để chẩn đoán bệnh hen phế quản

  • Xét nghiệm máu: Đo lượng kháng thể chống lại kháng nguyên để đánh giá bệnh nhân hen phế quản có bị dị ứng hoặc nhạy cảm với một loại kháng nguyên.
  • Hít kháng nguyên: Người bệnh được hít một loại kháng nguyên đặc thù có thể gây bệnh hen và kiểm tra có hiện tượng đường dẫn không khí bị co thắt bằng phế dung kế.

Ngoài ra, bệnh hen còn được chẩn đoán bằng các phương pháp: Chụp X-quang hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT scan) phổi, siêu âm tim đo điện tim để chẩn đoán phân biệt bệnh hen phế quản với các bệnh lý khác hô hấp và tim mạch khác. Các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh hen phế quản bao gồm tiền sử gia đình, bản thân, các triệu chứng về hô hấp và một số phương pháp, kỹ thuật xét nghiệm khác.

Hen phế quản là bệnh viêm mạn tính niêm mạc đường hô hấp, nếu không chẩn đoán đúng thì việc quản lý hen sẽ rất khó khăn. Vì vậy, người bệnh cần sớm thăm khám, điều trị bệnh ở những phòng khám, bệnh viện uy tín.

XEM THÊM:

  • Liều dùng của thuốc Telfast 180mg
  • Một số bệnh dị ứng hay gặp ở trẻ em
  • Thường xuyên nổi mẩn đỏ trên da là dấu hiệu bệnh gì?

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan

  • Cây chỉ thực có tác dụng gì? Cây chỉ thực từ lâu đã được sử dụng phổ biến như một loại thuốc truyền thống để điều trị nhiều bệnh lý, trong đó có thể kể đến như các bệnh lý đường tiêu hóa, chống lại ung thư ... Đọc thêm
  • Dị ứng có di truyền không? Dị ứng có liên quan đến di truyền, nếu một người sinh ra trong gia đình có bố mẹ mắc các chứng bệnh dị ứng thì nguy cơ dị ứng rất cao. Nếu bố và mẹ bị dị ứng cùng ... Đọc thêm

Áp lực bạn bè tuổi thanh thiếu niên

Áp lực bạn bè liên quan đến việc làm điều gì mà bạn không muốn làm để hòa nhập với bạn bè. Áp lực bạn bè có thể vừa tích cực vừa tiêu cực.Thanh thiếu niên thường gặp áp lực ...

Hen phế quản kéo dài bao lâu?

Cơn khó thở này có thể diễn ra trong khoảng 5 đến 10 phút hoặc cũng có thể kéo dài đến 1 tiếng. Khi cơn khó thở qua đi, bệnh nhân ho nhiều và khạc ra đờm đặc quánh.

Triệu chứng của bệnh hen phế quản là gì?

Triệu chứng Hen phế quản Một số biểu hiện lâm sàng của hen phế quản đó là: Thở nhanh, thở dốc, thở rít và khò khè. Biểu hiện thở rít còn xuất hiện vào buổi đêm. Có cảm giác đau ngực hoặc bị bóp nghẹt.

Cơn hen như thế nào?

Khi cơn hen xuất hiện, bệnh nhân sẽ có hàng loạt triệu chứng như: ho liên tục, khó thở, thở nhanh, thở khò khè, cảm giác nặng ngực, đau thắt ngực. Càng xử trí muộn thì triệu chứng sẽ càng nặng nề hơn như lo âu, khó phát âm.

Hen phổi là gì?

Hen phế quản (dân gian còn gọi là hen suyễn), là một bệnh lý đường hô hấp được đặc trưng bởi tình trạng viêm đường dẫn khí mạn tính. Khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích, phế quản của người bệnh vốn rất nhạy cảm sẽ phản ứng một cách dữ dội, biểu hiện bởi các triệu chứng như khó thở, khò khè, nặng ngực và ho.

Chủ đề