Thuốc tiêu đờm tốt nhất cho trẻ

Do rất nhiều nguyên nhân khác nhau mà trẻ nhỏ rất hay bị ho có đờm và những khi ấy, tìm cách xử lý đờm cho con luôn là nỗi niềm băn khoăn của nhiều bậc làm cha làm mẹ. Tìm và sử dụng thuốc long đờm cho trẻ trong trường hợp này cũng là giải pháp được nhiều người lựa chọn. Điều đáng nói là dùng thuốc tây trị long đờm cho con nếu bừa bãi sẽ rất dễ gây ra tác dụng ngược.

1. Hiểu đúng về đờm và thuốc long đờm

1.1. Nguyên nhân khiến trẻ có đờm

Đờm là một dạng chất nhầy tiết ra ở hốc mũi đến phế nang rồi được thải ra ngoài qua đường miệng. Có nhiều nguyên nhân gây nên đờm ở trẻ nhưng chủ yếu là do bệnh về đường hô hấp. Hầu hết các trường hợp có đờm không nguy hiểm cho sức khỏe trừ khi nó xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý.

Trẻ có đờm ở cổ họng do nhiều nguyên nhân khác nhau

Nguyên nhân gây ra đờm ở trẻ thường là:

- Dị ứng

Dị ứng với các tác nhân như: môi trường ô nhiễm, khói, bụi, lông động vật, phấn hoa,... có thể gây nên tình trạng các màng nhầy bài tiết nhiều chất nhầy là dịch đờm.

- Nhiễm trùng

Viêm xoang hay nhiễm trùng xoang dễ làm tăng tiết nhầy nhưng nó lại là cơ chế kháng viêm của cơ thể để chống lại vi khuẩn xâm nhập. Tuy nhiên, khi đờm quá nhiều và chuyển màu xanh hoặc vàng thì nó lại là dấu hiệu nhiễm trùng.

- Virus

Sự xâm nhập của các loại virus thủy đậu, sởi, ho gà,... cũng là một trong các nguyên nhân gây ra đờm trong cổ họng của trẻ.

- Viêm phổi

Tình trạng tăng tiết dịch nhầy do viêm phổi ở mỗi trẻ là không giống nhau nhưng bệnh lý này khiến đờm ứ đọng tại phổi gây khó thở cho trẻ.

- Viêm phế quản cấp tính

Sau mỗi đợt nhiễm virus cấp trẻ thường bị viêm phế quản cấp và bệnh lý này gây ra hiện tượng khó thở. Bên cạnh đó, chất nhầy cũng tích tụ và làm khó thở nặng hơn.

1.2. Thuốc long đờm - cơ chế hoạt động và tác dụng

Thuốc long đờm được dùng để trị ho có đờm với mục đích làm loãng và giúp đờm bị tống xuất ra khỏi đường thở. Có 2 cơ chế hoạt động của thuốc long đờm đó là:

- Kích thích receptor

Bộ phận tiếp nhận hay còn gọi là các receptor có tác dụng làm tăng đào thải dịch lỏng trong đường hô hấp. Việc dùng thuốc sẽ kích thích các thụ thể có tại niêm mạc dạ dày từ đó làm giảm nhầy đồng thời khiến acid tấn công niêm mạc dạ dày tạo viêm loét. Cơ chế này không tốt cho những người bị bệnh dạ dày - tá tràng. Mặt khác, thuốc sử dụng cơ chế này thường có thêm natri iot hoặc kali iot trong thành phần để làm tăng nguy cơ tích lũy iot nên dễ gây bướu giáp.

- Kích thích các tế bào chính xuất tiết

Thành phần của các loại thuốc long đờm này thường là tinh dầu bay hơi có khả năng sát khuẩn.

Sử dụng thuốc long đờm cho trẻ bừa bãi có thể gây viêm loét dạ dày

Thuốc long đờm có thể tống xuất đờm ra khỏi cơ thể là nhờ nó có khả năng làm thay đổi cấu trúc của dịch nhầy, giảm độ nhớt và độ đặc của đờm nhầy tại phế quản nên đờm di chuyển dễ dàng hơn. Kế tiếp đó, nhờ có phản xạ ho của trẻ mà đờm được đẩy ra ngoài.

Bên cạnh tác dụng hỗ trợ tống xuất đờm, thuốc long đờm cũng gây nên nhiều bất lợi như:

- Làm lỏng chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày nên dễ gây loét dạ dày.

- Làm khởi phát các cơn co thắt phế quản.

- Một số tác dụng phụ khác như: chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu, rối loạn tiêu hóa, tăng men gan, buồn nôn và nôn, viêm miệng, ù tai, buồn ngủ, phát ban trên da,...

2. Hiểu đúng về khi nào nên dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc long đờm cho trẻ

2.1. Tránh nhầm lẫn thuốc long đờm và thuốc tiêu đờm

Khi sử dụng thuốc long đờm cho trẻ không ít cha mẹ sẽ có sự nhầm lẫn thuốc long đờm với thuốc tiêu đờm hay nói đúng hơn là hay cho rằng nó đều là một loại. Xin nhấn mạnh rằng, cả hai loại thuốc này đều hướng đến mục tiêu là trị đờm ở trẻ nhưng cách thức mà chúng tác động để loại bỏ đờm lại hoàn toàn khác nhau.

- Thuốc long đờm: có tác dụng làm tăng tiết dịch nhầy ở đường hô hấp để đờm nhầy bị loãng ra và nhờ phản xạ ho mà trẻ dễ dàng tống đờm ra ngoài.

- Thuốc tiêu đờm: tác động trực tiếp lên đờm để bẻ gãy các cấu trúc hóa học liên kết có trong đờm từ đó thay đổi cấu trúc đờm mà không làm tăng thể tích cũng như khối lượng của đờm. Khi cấu trúc bị phá vỡ, độ nhầy và đặc của đờm sẽ giảm nên chúng dễ bị tống ra ngoài khi trẻ ho hoặc khạc đờm.

Như vậy, thuốc long đờm không làm biến mất đờm mà chỉ làm loãng nó thôi còn thuốc tiêu đờm lại có khả năng làm thay đổi bản chất của đờm để nó dễ bị khạc ra ngoài hơn.

2.2. Thời điểm nên dùng và lưu ý khi dùng thuốc long đờm

Khi nào nên dùng thuốc long đờm, dùng với liều lượng như thế nào cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa dựa trên triệu chứng, độ tuổi, độ đặc/loãng của đờm chứ không hề có chỉ định chung cho mọi trường hợp trẻ có đờm trong cổ họng. Các loại thuốc long đờm thường hay dùng cho bệnh nhân bị viêm phổi, viêm phế quản hoặc cảm lạnh và nó có thể giúp trị ho hay đau rát họng ở trẻ nhỏ. Trong quá trình dùng thuốc cần chú ý không nên kéo dài quá 8 - 10 ngày (trừ những trường hợp đã được bác sĩ chỉ định thời gian sử dụng thuốc).

Cha mẹ nên tham vấn bác sĩ chuyên khoa về việc dùng thuốc long đờm cho trẻ

Trong quá trình sử dụng thuốc long đờm cho trẻ cha mẹ cũng nên lưu ý:

- Dùng thuốc với liều lượng phù hợp đã được bác sĩ chỉ định.

- Tuyệt đối không được lạm dụng thuốc ở trẻ có phản xạ ho kém.

- Thuốc long đờm có thể gây co thắt phế quản nên trẻ bị hen suyễn cần thận trọng khi sử dụng.

- Không nên sử dụng thuốc long đờm cho trẻ bị suy nhược vì cơ thể yếu nên không thể khạc hoặc nếu khạc đờm không đúng cách sẽ dễ làm ứ đọng đờm khiến bệnh càng nặng hơn.

- Tránh dùng cùng lúc thuốc ức chế ho với thuốc long đờm.

- Nếu đờm loãng ở phế quản nhiều mà trẻ ho kém thì cần phải hút đờm ra.

- Không dùng thuốc long đờm cho những trẻ đang bị loét dạ dày - tá tràng.

Chăm sóc trẻ là một quá trình đòi hỏi sự hiểu biết chính xác của cha mẹ để tránh những hệ lụy xấu cho sức khỏe. Nếu cha mẹ chưa biết cách sử dụng thuốc long đờm cho trẻ tốt nhất nên tham vấn bác sĩ chuyên khoa hoặc gọi tới tổng đài 1900565656 để được chuyên viên y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chia sẻ những thông tin bổ ích và đúng đắn.

Top các siro trị ho có đờm cho bé an toàn được các mẹ tin dùng

Thứ Sáu ngày 15/04/2022

  • Cácloại sữa tắm trị rôm sảy cho bé mẹ nên biết
  • Sữa tắm cho trẻ sơ sinh loại nào tốt? Kinh nghiệm dành cho mẹ
  • Cách phòng bệnh mùa lạnh cho trẻ bạn nên biết

Hiện nay, việc sử dụng siro ho cho bé rất được các mẹ ưa chuộng. Tuy nhiên, trên thị trường có quá nhiều loại siro ho khiến mẹ phân vân không biết nênchọn loại nào. Đừng lo! những gợi ý dưới đây sẽ là cơ sở giúp cho các mẹ đó.

Trẻ em thường xuyên bị ốm vặt như ho, sốt, cảm lạnh, ho khan, ho có đờm… Ngay cả mắc một bệnh nhẹ cũng khiến cơ thể nhỏ bé của trẻ mệt mỏi khiến ba mẹ lo lắng. Do đó tìm cách điều trị dứt điểm những triệu chứng dai dẳng ở trẻ là điều ba mẹ quan tâm nhất lúc này. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số loại siro trị ho có đờm cho bé để mẹ tham khảo nhé.

Các loại siro trị ho có đờm cho bé

Siro ho Bisolvon

Một sản phẩm uy tín đến từ Đức trong danh sách này là siro trị ho Bisolvon. Được bào chế dưới dạng siro giúp trị ho, làm loãng chất nhầy khi mắc các bệnh về phổi cấp và mãn tính, giúp trẻ thở dễ dàng hơn do tràn khí màng phổi. Ưu điểm của sản phẩm là không đường, không chứa cồn, nên Bisolvon là siro trị ho an toàn cho cả trẻ sơ sinh. Siro có vị ngọt dịu để trẻ dễ uống hơn.

Siro ho Bisolvon

Siro ho Bảo Thanh cho trẻ em

Thuốc hoBảo Thanh do Công ty Dược phẩm Hoa Linh nghiên cứu và sản xuất. Xuất phát từ nền tảng công thức gia truyền, công thức siro ho Bảo Thanh cho trẻ em đã được gia giảm dược liệu để an toàn và hiệu quả với trẻ nhỏ. Công dụng hỗ trợ điều trị viêm họng, giảm ho, ngứa rát cổ họng, ho do cảm lạnh,...

Ưu điểm của sản phẩm là có vị ngọt giúp trẻ dễ uống, nâng cao sức khoẻ, điều trị tốt các triệu chứng ho, ngứa ở cổ họng. Siro ho Bảo Thanh luôn giữ vững được niềm tin của người sử dụng với nguồn gốc thảo dược thiên nhiên, từ khâu công thức đến kỹ thuật bào chế.

Siro ho Zarbee’s Baby Cough

Zarbee's Baby Cough đến từ Mỹ và là sản phẩm hỗ trợ điều trị chứng ho khan thường gặp ở trẻ em. Công dụng của thuốc là làm dịu cơn ho, khan tiếng, tiêu đờm, làm dịu cổ họng. Đồng thời, bổ sung vitamin C và kẽm cho hệ miễn dịch của trẻ.

Ưu điểm của sản phẩm là an toàn, không có tác dụng phụ, siro ngọt thơm để trẻ thích thú khi uống. Bên cạnh đó còn ngăn ngừa sự tấn công của virus, vi khuẩn vào hệ hô hấp của trẻ. Sản phẩm có kèm theo ống bơm giúp mẹ dễ dàng canh chỉnh liều lượng.

Siro ho Zarbee’s Baby Cough

Siro ho Ivy Kids

Ivy Kids là sản phẩm của Úc có nguồn gốc từ thiên nhiên nên các bé có thể sử dụng một cách an toàn và hiệu quả. Siro Ivy Kids giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch và phát triển toàn diện. Hỗ trợ điều trị ho như ho có đờm, ho khan, ho do thay đổi thời tiết. Ngoài ta có tác dụng nhanh chóng đối với các vấn đề về đường hô hấp như ngứa họng, đau họng, sổ mũi, long đờm cho bé.

Ưu điểm của sản phẩm là có mùi thơm vị dâu rất dễ uống, thông mũi làm trẻ dễ thở hơn, hạn chế đau tức ngực do cơn ho mang lại.

Siro trị ho Prospan

Siro trị ho Prospan đang là sản phẩm được ưa chuộng hiện nay có tác dụng long đờm, giảm ho, hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp, viêm phổi, viêm phế quản, giãn phế quản. Có thể dùng được từ trẻ sơ sinh, trẻ em và cả người lớn.

Ưu điểm của sản phẩm là thương hiệu lâu năm trên trị trường, luôn được các mẹ tin dùng. Siro Prospan an toàn không làm mất đi phản xạ ho tự nhiên của cơ thể, hương vị ngọt dịu dễ uống. Đáp ứng 3 tiêu chí: Không cồn, không chất tạo màu, không đường do đó các bé từ 1 tháng tuổi cũng có thể sử dụng.

Siro ho Astex

Siro ho Astex được sản xuất theo công thức nghiên cứu của Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP Hồ Chí Minh, xuất xứ từ Việt Nam từ năm 1983. Siro Astex có các thành phần là các loại thảo mộc tự nhiên có thể sử dụng cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Công dụng chính là giảm ho trong các bệnh viêm phế quản, viêm khí quản, viêm họng và các bệnh viêmđường hô hấp.

Ưu điểm là được bào chế từ các nguyên liệu tự nhiên, được sử dụng nhiều trong dân gian và mang lại hiệu quả tuyệt vời nên an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hiệu quả của siro không bị ảnh hưởng bởi thức ăn nên có thể sử dụng trước hoặc sau bữa ăn. Ngoài ra loại siro này cũng không làm ảnh hưởng đến hiệu quả của các thuốc kháng sinh khác khi dùng kèm theo.

Siro ho Paburon S

Một sản phẩm đến từ Nhật Bản với chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên, là giải pháp hữu hiệu để điều trị ho cho bé trên 3 tháng tuổi. Công dụng chính là trị các triệu chứng như ho, sốt, đau họng, ho có đờm, hắt hơi, các triệu chứng cảm lạnh, nghẹt mũi, làm dịu các cơn ho của trẻ.

Ưu điểm là được bào chế dưới dạng siro dễ uống, không chứa chất độc hại hay chất bảo quản. Ngoài tác dụng trị ho do thời tiết, bảo vệ sức khỏe bé khỏi các tác hại từ môi trường bên ngoài.

Siro trị ho Acc Kindersaft

Siro thảo dược Acc Kindersaft của Đức, ngoài tác dụng trị viêm họng, ho có đờm, cảm cúm còn giúp giúp trẻ tăng cường sức đề kháng. Công dụng chính của siro là làm dịu cơn đau họng, giảm độ đặc của đờm, giảm các cơn ho, giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn sau khi sử dụng. Sản phẩm không chứa gluten, lactose, không cồn, không đường, không chất tạo màu và không gây dị ứng.

Ưu điểm của sản phẩm là có kèm theo ống chia để lấy liều lượng đúng và dễ dàng hơn.

Siro trị ho Acc Kindersaft

Lưu ý khi dùng siro trị ho cho bé

Trong quá trình sử dụng siro ho cho bé, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Khi cho bé dùng siro trị ho, nên tránh những lúc trẻ đang quấy khóc, vì khi đó bé sẽdễ bị sặc thuốc.
  • Nên cho bésử dụngsiro ho trước bữa ăn vì đường trong siro sẽ hấp thụ nhanh vào máu, có thể khiến trẻmất cảm giác thèm ăn.
  • Để thuốc ở nơi cao ráo để bé không với tới được vì tự ý uống thuốc có thể khiến cho bé gặp nguy hiểm.
  • Bố mẹ nênsử dụng cốc định lượng chia vạch rõ ràng có trong sản phẩm. Việc cho trẻ uốngđúng liều lượng không chỉmang lại hiệu quả cao trong việc điều trị mà còn ngăn ngừa nguy cơ quá liều.
  • Đối với một số siro có chứathành phần có hoạt chất trị ho,thìbố mẹ cần có sự chỉ định của bác sĩ trước khi dùng.

Cùng với việc sử dụng siro trị ho cho bé, ba mẹ nên kết hợp chăm sóc và chế độ dinh dưỡng khoa học để tăng cường sức đề kháng, nâng cao sức khỏe cho trẻ. Tương tự như sử dụng các sản phẩm dược khác ba mẹ cũng nên tìm hiểu kỹ thành phần và công dụng trước khi mua siro trị ho có đờm cho bé sử dụng. Để đảm bảo an toàn ba mẹ có thể tham khảo ý kiến ​​của các bác sĩ nhi khoa, vì tùy vào cơ địa của từng bé mà liều lượng, cách dùng sản phẩm sẽ khác nhau.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • trẻ em

Video liên quan

Chủ đề