Thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ

Qua công tác nghiệp vụ theo dõi và thu thập thông tin, vào hồi 12h 00 phút ngày 18/05/2022, Đoàn kiểm tra của Đội QLTT số 2 phối hợp với Đội cảnh sát kinh tế công an tỉnh Nam Định tiến hành kiểm tra hộ kinh doanh Vũ Văn Chuyên tại địa chỉ: Phố Sở, xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

Tại thời điểm kiểm tra, hộ kinh doanh Vũ Văn Chuyên đang kinh doanh hàng hóa là các mặt hàng quần áo thời trang nam nữ. Đoàn kiểm tra phát hiện tại cửa hàng có 182 áo sơ mi dài tay nam nữ, 146 áo phông nam nữ, 100 quần bò nữ, sooc nữ và quần đùi nam không rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa với tổng trị giá hàng hóa là gần 40 triệu đồng.

 (Lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra hàng hóa tại cơ sở kinh doanh Vũ Văn Chuyên)

Đoàn kiểm tra đã tiến hành lập biên bản vi phạm đối với hành vi vi phạm trên. 

Đội trưởng Đội QLTT số 2 ban hành Quyết định xử phạt với số tiền vi phạm hành chính trên 12 triệu đồng, đồng thời tịch thu toàn bộ số hàng hóa trên xung công quỹ nhà nước.

Ông Vũ Văn Chuyên đã nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định xử phạt của cơ quan Quản lý thị trường.

Trong thời gian tới Đội Quản lý thị trường số 2 sẽ chủ động và tiếp tục tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra các mặt hàng có dấu hiệu vi phạm về nguồn gốc xuất xứ, hàng cấm, hàng giả, hàng lậu, hàng không đảm bảo chất lượng… trên địa bàn và xử lý nghiêm các cơ sở kinh doanh có vi phạm theo quy định của pháp luật.

Trả lời:

Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì việc mua bán, vận chuyển hàng hóa không được diễn ra một cách tùy tiện mà được quản lý, kiểm soát chặt chẽ từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đảm bảo chất lượng, nguồn gốc xuất xứ của các loại hàng hóa. Hành vi phạm buôn bán hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hành vi buôn bán hàng nhập lậu là hai hình thức kinh doanh và hành vi khác nhau. Cụ thể:

Tại khoản 13 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định: “Hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ là hàng hóa lưu thông trên thị trường không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa. Căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa bao gồm thông tin được thể hiện trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, tài liệu kèm theo hàng hóa; chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hợp đồng, hoá đơn mua bán, tờ khai hải quan, giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với hàng hóa và giao dịch dân sự giữa tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa với bên có liên quan theo quy định của pháp luật”

Tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định hàng hóa nhập lậu gồm: “Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép nhập khẩu; Hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu theo điều kiện mà không đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật; Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan; Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn; Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng”.

Như vậy, hành vi của bạn đã xác định rõ việc bánh trung thu có bao bì nhãn mác tiếng Trung Quốc và do bạn nhập từ Trung Quốc về và bán tại Hà Nội. Do đó, hành vi của bạn là hành vi buôn bán hàng nhập lậu nên họ có quyền yêu cầu bạn lên Cơ quan để lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính và bạn sẽ phải nộp phạt theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 500 nghìn đồng đến 100 triệu đồng, tùy theo mức độ thực hiện hành vi vi phạm mà áp dụng mức xử phạt theo quy định. Ngoài ra, bạn còn phải tiêu hủy hàng hóa là bán trung thu và nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật.

Hành vi nhập bánh trung thu của bạn từ Trung Quốc về Việt Nam để bán trái phép qua biên giới là hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới để trao đổi trái với các quy định của pháp luật về xuất – nhập khẩu hàng hóa qua biên giới.

Do đó, nếu hàng hóa (bánh trung thu) của bạn có trị giá từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm theo quy định tại khoản 1 Điều 188 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì bạn có thể bị xử hình sự về Tội buôn lậu với mức hình phạt phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 15 năm. Tùy theo mức độ thực hiện hành vi phạm tội mà áp dụng mức hình phạt phù hợp với hành vi phạm tội.

Ngoài ra, bạn còn có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Việc kinh doanh hàng hóa trên thị trường phải đảm bảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất lượng sản phẩm, hàng hóa được quản lý trên cơ sở tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng theo quy định tại Điều 5 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21/11/2007. Do đó, khi kinh doanh bất kỳ hàng hóa nào cần tìm hiểu kỹ nguồn gốc và cần phải có giấy phép kinh doanh phù hợp với quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email:

Kinh doanh hàng hóa online không rõ nguồn gốc bị xử phạt như thế nào?

(ĐCSVN) - Bạn Nguyễn Hương tại địa chỉ quận Hoàn Kiếm, Hà Nội hỏi: Trường hợp kinh doanh hàng hóa trên các trang mạng xã hội không đảm bảo an toàn thực phẩm, không rõ nguồn gốc, xuất xứ sẽ bị xử lý ra sao?

Pháp luật quy định xử phạt từ 200.000 - 40.000.000 đồngvới trường hợp vận chuyển, mua bán hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ. Ảnh TL.

Liên quan câu hỏi trên, Luật sư Nguyễn Phú Thắng, Công ty Luật Intercode, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội cho biết:Quy định về xử phạt vi phạm Hành chính hiện hành đối với việc buôn bán thực phẩm không rõ nguồn gốc chưa có quy định cụ thể đối với trường hợp bán thực phẩm không rõ nguồn gốc trên các trang mạng xã hội nên việc xử phạt vi phạm hành chính có thể vẫn áp dụng như mọi loại hình kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ khác.

Theo quy địnhcủa pháp luật tại Điều 21 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP,ngày 15/11/2013, sửa đổi bổ sung bởi Khoản 17 Điều 1 Nghị định 124/2015/NĐ – CP, ngày 19/11/2015 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. “Hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ” là hàng hóa lưu thông trên thị trường không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa. Vì vậy loại hình kinh doanh nào cũng đều phải tuân thủ quy định về nguồn gốc xuất xứ.

Đối với trường hợp vận chuyển, mua bán hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, pháp luật quy định hình thức xử phạt từ 200.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Để chứng minh nguồn gốc hàng hóa trong trường hợp này, khi nhập hàng, người vận chuyển phải xuất trình hóa đơn thanh toán, bằng chứng giao dịch và xuất trình hóa đơn thanh toán khi mua hàng hóa cho cơ quan quản lý thay cho giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Bên cạnh đó, các đối tượng vi phạm sẽ bị phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt nêu trên đối với người sản xuất, nhập khẩu thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc hàng hóa vi phạm thuộc một trong các trường hợp: Thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế; chất tẩy rửa, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, thuốc thú y, phân bón, xi măng, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản, thức ăn thủy sản; hàng hóa khác thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Ngoài ra hành vi kinh doanh, vận chuyển, buôn bán, sử dụng... hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu toàn bộ hàng vi phạm đó. Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc hoặc vật khác được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm.

Hiện nay hình thức buôn bán hàng hoá nói chung và thực phẩm nói riêng trên mạng xã hội là phổ biến, vì vậy để có cơ sở xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán trên mạng xã hội thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ thì cần thiết phải bổ sung quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi này./.

Ban Bạn đọc - Cộng tác viên

Video liên quan

Chủ đề