Thực trạng trẻ em sử dụng smartphone ở Việt Nam

(Thethaovanhoa.vn) - Không thể phủ nhận smartphone ngày nay đã trở thành vật dụng thiết yếu của cuộc sống. Tuy nhiên, việc để trẻ lạm dụng và trở thành “nghiện” điện thoại di động đã trở thành mối nguy hại thực sự cho sự phát triển của các em mà nhiều bậc phụ huynh không hề lường tới.

Thực trạng trẻ em sử dụng smartphone ở Việt Nam

Một nam thanh niên ở Đồng Thai đã phải nhập viện trong tình trạng toàn bộ bàn tay trái bị dập nát, biến dạng, chảy nhiều máu do vừa sử dụng điện thoại, vừa sạc pin.

Các nghiên cứu y khoa cảnh báo rằng không nên cho trẻ từ 0 đến 2 tuổi tiếp xúc với thiết bị điện tử dưới bất cứ hình thức nào. Còn với trẻ từ 3-5 tuổi thì hạn chế dưới 1 tiếng/ngày, và từ 6-18 tuổi thì thời gian tiếp xúc chỉ nên ở mức dưới 2 tiếng mỗi ngày. Trẻ em sử dụng các thiết bị điện tử quá sớm và quá nhiều có nguy cơ cao mắc các bệnh về mắt, rối loạn hành vi, chậm phát triển và giảm khả năng học tập.

Thực trạng trẻ em sử dụng smartphone ở Việt Nam
Cuộc sống hiện đại, trẻ em ngày càng được tiếp cận với các thiết bị công nghệ sớm hơn và nhiều hơn, đặc biệt là Smartphone và ipad

Nhưng thực tế trẻ em hiện nay đang dành quá nhiều thời gian tiếp xúc với thiết bị điện tử. Các thiết bị cầm tay như điện thoại di động, ipad được cho là đang làm gia tăng các thói quen xấu và tác động tiêu cực đối với với trẻ nhỏ. 

Nguyên nhân chính gây nên thói quen sử dụng các thiết bị công nghệ ở trẻ chính là từ hành vi sử dụng của các bậc phụ huynh. Nhiều cha mẹ cũng “nghiện” và không thể rời mắt khỏi smartphone khi ở cạnh con trẻ, mà không phải vì mục đích phục vụ công việc. Nhiều người dùng điện thoại di động thay cho người giữ trẻ, dỗ cho trẻ ăn, dỗ trẻ học... nhưng chính điều này lại là cách giáo dục phản tác dụng.

Khi bố mẹ muốn thu hồi lại chiếc điện thoại, trẻ sẽ có những hành động tiêu cực như la khóc, thậm chí phản kháng và sinh ra thái độ hằn học, thù ghét người khác ngay từ khi còn nhỏ. Điều này sẽ trở thành mầm mống tai hại cho việc hình thành và phát triển nhân cách, ý thức của trẻ sau này.

Trước những tác hại khủng khiếp mà điện thoại thông minh có thể gây ra cho trẻ, người lớn cần hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử hoặc các thiết bị không dây khác. Tuy nhiên, muốn điều chỉnh lại những hành vi của trẻ, chính cha mẹ phải tự điều chỉnh lại mình trước nhằm tạo dựng môi trường tốt để giáo dục trẻ.

Cha mẹ cần tạo thói quen không sử dụng điện thoại để vào mạng xã hội hoặc chơi game, giải trí khi ở cạnh trẻ, phải giúp trẻ hiểu điện thoại là phương tiện để làm việc, muốn sử dụng vào mục đích khác, cha mẹ nên chờ con ngủ hoặc cách xa tầm mắt của con để tránh sự tò mò trong lòng trẻ.

Thực trạng trẻ em sử dụng smartphone ở Việt Nam
Khu vực nông thôn hiện nay tỉ lệ trẻ em lạm dụng sử dụng Smatrphone chiếm tỉ lệ không kém gì so với khu vực thành thị

Ngoài ra, bố mẹ hãy dành thời gian chăm sóc và vui chơi với trẻ đúng nghĩa, tăng cường các hoạt động giải trí ngoài trời cho trẻ. Dành thời gian cho trẻ, tập cho trẻ làm quen với các các trò chơi, hoạt động thể thao, thói quen lành mạnh để phát triển sức khỏe và trí óc, vừa giúp con khỏe mạnh cả về tinh thần lẫn thể chất, vừa tránh xa được những nguy cơ gây hại tiềm tàng tới từ các thiết bị di động thông minh.

Thực trạng trẻ em sử dụng smartphone ở Việt Nam
Trẻ em hiện nay đã bỏ dân đi thói quen chơi các trò chơi dân gian

Nếu cho trẻ dùng điện thoại, không nên để quá lâu hoặc trong môi trường thiếu ánh sáng. Khi ở gần trẻ, tránh gọi điện thoại nếu không cần thiết và không nói chuyện lâu lúc gần trẻ. Tuyệt đối tránh để điện thoại trên đầu giường trẻ để tránh trẻ tiếp xúc với sóng di động.

Trong tình huống cần thiết, trẻ từ 10 tuổi trở lên mới nên cho trẻ sử dụng điện thoại. Bố mẹ cũng nên cân nhắc kĩ trước khi sắm điện thoại cho con để phục vụ liên lạc. Trẻ còn nhỏ không nên cho dùng điện thoại đắt tiền. Ngoài việc các con bị sa đà việc chơi games, xem phim, vào mạng xã hội... nhiều em còn nguy hiểm tới tính mạng vì trở thành mục tiêu cướp giật, trộm cắp của nhiều đối tượng xấu.

Thực trạng trẻ em sử dụng smartphone ở Việt Nam
Hồi chuông báo động khi trẻ em trên thế giới dùng Smatrphone chiếm tỉ lệ lớn

 Niềm vui mà cha mẹ tạo ra cho con trẻ với các hoạt động văn, thể, mỹ, những buổi vui chơi ngoài trời chính là phương pháp giáo dục hiệu quả vừa tạo thú vui tiêu khiển riêng cho trẻ nhỏ, vừa giúp con cảm nhận được tình cảm thiêng liêng, ấm áp của gia đình, đồng thời tránh việc cho trẻ tiếp cận quá sớm với các thiết bị số hiện đại và không vô tình làm hại con trẻ từ chính thói quen của chúng ta.

Hòa Nguyễn (tổng hợp)

Hiện nay thì tình trạng trẻ em sử dụngđiện thoạihầu như phổ biến ở nhiều hộ gia đình. Vậy trẻ dùng điện thoại sớm thì có lợi ích gì cũng như có những nguy cơ rình rập nào, hãy xem qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

1Ưu nhược điểm khi cho trẻ nhỏ dùng điện thoại

Theo nhiều nhà nghiên cứu, trẻ em hiện nay phát triển trí não rất nhanh và việc tiếp cận và sử dụng thiết bị công nghệ cũng trở nên dễ dàng và nhanh chóng. Tuy nhiên, việc sử dụng các thiết bị có công nghệ cao nhưmáy tính, điện thoại... cũng mang lại không ít tác hại cho trẻ.

Thực trạng trẻ em sử dụng smartphone ở Việt Nam

Ưu điểm:

  • Trẻ em dùng điện thoại sẽ giúp trẻ không bị thụt lùi so với thời đại công nghệ phát triển hiện nay.
  • Tìm kiếm được nhiều thông tin, tài liệu học tập và các lĩnh vực khác trên Google, Youtube... giúp trẻ chủ động hơn trong việc học, các thắc mắc được giải đáp nhanh chóng.
  • Phụ huynh có thể định vị được trẻ ở đâu, dễ liên lạc khi cần.

Nhược điểm:

  • Điện thoại phát ra bức xạ ảnh hưởng lớn đến bộ não của trẻ do sự hấp thụ bức xạ của bé lớn hơn rất nhiều so với người trưởng thành.
  • Trẻ em dễ dành nhiều thời gian sử dụng điện thoại làm cho bản thân trầm tính, không thích hoặc ngại nói chuyện với mọi người.
  • Các trò chơi bạo lực dễ gây ảnh hưởng tâm lý cho trẻ.
  • Trẻ em học hỏi rất nhanh nên những thông tin sai lệch hoặc những hành động trên mạng mà bậc phụ huynh không kiểm soát được sẽ được trẻ ghi nhớ và thực hiện theo như việc bạo lực học đường hoặc nói những lời không hay...

2Nên cho trẻ dùng lúc mấy tuổi là phù hợp

Theo tiến sĩ Mark L. Goldstein - nhà tâm lý học ở Chicago đối với những đứa trẻ có trách nhiệm thì bố mẹ có thể cho trẻ sử dụng điện thoạilúc 8 - 10 tuổi. Tuy nhiên, trẻở độ tuổi13 - 17 tuổi là độ tuổi phù hợp nhấtđể trẻ bắt đầu tập sử dụng điện thoại.

Thực trạng trẻ em sử dụng smartphone ở Việt Nam

3Thời gian sử dụng điện thoại hợp lý cho trẻ

Đối với thời đại phát triển hiện nay thì việc phụ huynh cho trẻ tiếp xúc điện thoại từ lúc còn là trẻ sơ sinh đã xuất hiện khá nhiều. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cần phải đặt ra thời gian sử dụng điện thoại cho trẻ, nhằm hạn chế các tác động tiêu cực cho bé sau này.

Theo Học Viện Nhi Khoa Mỹ khuyên rằng:

  • Trẻ emdưới 2 tuổithì không nên tiếp cận với điện thoại hoặc các thiết bị công nghệ khác.
  • Đối với trẻ emtừ 3 - 12 tuổithì chỉ nên dànhtrung bình từ 1 - 2 giờ trong ngàyđể sử dụng với điện thoại.
  • Đối với những trẻ emtừ 13 tuổi,tùy vào từng suy nghĩ của các bậc phụ huynh mà trao đổi những quy tắc bất di bất dịch đối với trẻ khi sử dụng điện thoại. Ví dụ như trong ngày bé được sử dụng điện thoại trong từ 1-2 tiếng sau khi học bài xong hoặc 1 tuần bé được sử dụng điện thoại vào thứ 7 hoặc chủ nhật.....

Thực trạng trẻ em sử dụng smartphone ở Việt Nam

4Cách cho trẻ dùng điện thoại đúng, an toàn

Để hạn chế ảnh hưởng xấu đến sự phát triển, tâm lý của trẻ em, các bậc phụ huynh nên giám sát chặt chẽ khi trẻ dùng điện thoại.

  • Không nên để trẻ sử dụng điện thoại khi tín hiệu yếu hoặc quá nóng.
  • Đừng để trẻ mang điện thoại đến trường.
  • Không để trẻ tiếp xúc với các trang web đen, phản xã hội...
  • Không để điện thoại gần trẻ em khi ngủ vào ban đêm.
  • Thiết lập thời gian sử dụng trong ngày cho trẻ.

Xem thêm:Youtube Kids là gì? Cách cài đặt Youtube Kids dành riêng cho bé yêu nhà bạn

Thực trạng trẻ em sử dụng smartphone ở Việt Nam

Xem thêm một vài mẫu điện thoại đang được Điện máy XANH:

Trên đây là một số thông tin về vấn đề có nên cho trẻ em sử dụng điện thoại không, mong rằng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn nhé!