Thực phẩm chức năng và thuốc Tây uống cách nhau bao lâu

Người bệnh, người nhà người bệnh khi nhận thuốc từ quầy thuốc Bảo hiểm ngoại trú, hay Nhà thuốc của Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí sẽ thấy trên bao bì của thuốc được đính kèm hướng dẫn chi tiết cách dùng thuốc. Một trong những lưu ý thường thấy trên tờ hướng dẫn là uống thuốc trước hoặc sau bữa ăn. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc sử dụng thuốc đúng thời điểm để thuốc có thể phát huy tối đa tác dụng.

Thực phẩm chức năng và thuốc Tây uống cách nhau bao lâu

Ảnh minh họa nhãn thuốc tại Quầy thuốc Bệnh viện


Điều quan trọng đầu tiên phải hiểu rằng thực phẩm có thể gây ra những thay đổi trong cơ thể chúng ta. Những thay đổi này bao gồm tăng cung cấp máu trong ruột, tăng mật và cả mức độ axit. Những thay đổi này liên quan đến thói quen ăn uống của chúng ta quyết định tới sự hấp thụ thuốc. Do đó, thực phẩm khi chúng ta ăn uống ảnh hưởng đến thuốc và phản ứng của cơ thể mỗi người với thuốc.

Thực phẩm chức năng và thuốc Tây uống cách nhau bao lâu

Thực phẩm khi chúng ta ăn uống ảnh hưởng đến thuốc và phản ứng của cơ thể mỗi người với thuốc
(Hình ảnh minh họa)


Trên thực tế không phải loại thuốc nào cũng cần tuân thủ thời điểm dùng thuốc với thức ăn hay nói cách khác thức ăn chỉ ảnh hưởng đến tác dụng hấp thu, chuyển hóa của một số loại thuốc cụ thể.

Các thuốc nên uống sau hay cùng với thức ăn
Uống thuốc sau khi ăn hoặc cùng với thức ăn thường có nghĩa là dùng thuốc sau bữa ăn từ 30 phút đến một giờ. Đối với thuốc như thuốc chống viêm không steroid (NSAID) (Paracetamol, diclofenac, ibuprofen, aspirin), metformin cho bệnh tiểu đường và thuốc steroid, những thuốc này cần được uống sau khi ăn.

Các thuốc tan nhiều trong dầu mỡ như: vitamin A, D, E, K nên uống cùng bữa ăn (ngay trước hoặc ngay sau cũng được) để chất béo của thức ăn, đồ uống giúp thuốc hấp thu tốt hơn.

Hầu hết các loại thuốc chống sốt rét cũng được dùng trong bữa ăn. Điều này rất quan trọng vì dùng thuốc cùng với thức ăn không chỉ đảm bảo thuốc ngấm vào máu mà còn ngăn ngừa các tác dụng phụ, kích ứng và viêm loét dạ dày.

Các thuốc nên uống khi đói
Uống thuốc khi đói (trước khi ăn) có nghĩa là ít nhất hai giờ sau bữa ăn và một giờ trước bữa ăn. Một số loại thuốc bắt buộc phải uống khi đói bao gồm thuốc kháng histamine được sử dụng để điều trị dị ứng, hormone tuyến giáp và alendronat được sử dụng để bảo vệ xương. Thuốc được uống khi đói vì uống thuốc trong khi ăn sẽ ngăn dạ dày hấp thụ thuốc.

Có khá nhiều thuốc kháng sinh nên uống vào lúc bụng đói vì giúp hấp thu thuốc vào máu nhanh hơn để thuốc sớm cho tác dụng điều trị.

Còn thuốc được bào chế dạng bao tan ở ruột (như Aspirin pH8) hay dạng phóng thích dược chất kéo dài (như Adalate LP) nên uống vào lúc bụng đói, tức để thuốc được đưa xuống ruột nhanh giúp màng bao viên thuốc không bị vỡ gây ảnh hưởng đến tác dụng thuốc.

Vì mỗi loại thuốc có bản chất khác nhau nên không có quy luật chung về uống thuốc vào lúc nào cho tất cả các loại thuốc. Cũng như không có tài liệu nào trình bày đầy đủ cách uống thuốc cho mọi loại thuốc. Mà cách dùng thuốc lúc nào sẽ tùy vào từng loại thuốc cụ thể mà được áp dụng (thông thường bản hướng dẫn sử dụng thuốc có ghi).

Xin lưu ý rằng trong trường hợp người bệnh, người nhà người bệnh không tìm kiếm hướng dẫn từ thông tin cung cấp trên nhãn thuốc, hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn về cách dùng thuốc. Kiến thức sâu rộng của bác sĩ về các triệu chứng, tiền sử sức khỏe và nhu cầu điều trị cụ thể của người bệnh sẽ đưa ra những tư vấn tận tình và chính xác nhất.


Dược sĩ. Vũ Thị Trà My- Khoa Dược,

Có nên uống thuốc Đông y và Tây y cùng lúc?

(VOH) - Dùng thuốc là cách chữa bệnh đơn giản nhất, nhưng nhiều người sợ thuốc Tây dùng nhiều sẽ nhờn thuốc, gây nóng nên dùng thêm thuốc Đông y. Vậy dùng thuốc Đông và Tây y cùng lúc có nên không?

Thắc mắc của thính giả:

Chào PGS.TS bác sĩ Bay!

Tôi có thắc mắc như thế này, tôi thì mắc đủ thứ bệnh hết. Nếu mà tôi dùng thuốc Tây và Đông y, uống cùng một lần thì có được hay không, nếu cần uống thuốc cách khoảng thì thời gian cách khoảng là bao lâu vậy ạ?

PGS.TS BS Nguyễn Thị Bay (Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM) giải đáp:

Chào bác!

Câu trả lời đầu tiên là bác phải uống thuốc Tây y và thuốc Đông y cách thời gian ra, không được uống chung. Xin nói rộng thêm, kể cả bác uống 2 loại thuốc Tây cũng đừng uống chung cùng lúc. Bởi vì một số loại thuốc nó có thể có tính cạnh tranh hoặc tương kỵ, từ đó làm ảnh hưởng đến tác dụng của nhau. Chính vì vậy, bác phải uống thuốc tách ra, trừ khi các bác sĩ cho phép bác uống 2 loại thuốc cùng lúc, thì lúc bấy giờ bác mới nên uống. 

Riêng với thuốc Đông và thuốc Tây càng phải được uống tách nhau ra. Thông thường, 1 loại thuốc khi vào trong dạ dày, sau 45 phút đến 1 giờ sẽ ra khỏi dạ dày đến ruột, sau đó hấp thu vào máu để phát huy tác dụng. Như vậy, thời gian uống thuốc cách nhau tối thiểu là 1 tiếng đồng hồ, sau đó mới có thể sử dụng loại thuốc khác.

Thực phẩm chức năng và thuốc Tây uống cách nhau bao lâu

Có nên uống thuốc Đông và Tây y cùng lúc? (Nguồn: Internet)

Tuy nhiên, việc nghiên cứu người ta chưa nói rõ từng loại 1, có thể đối với loại này thì cách khoảng thời gian ngắn, nhưng đối với loại kia thì phải uống cách lâu hơn. Vì thời gian hấp thu nhanh hay chậm ở mỗi loại thuốc cũng khác nhau nên người ta thường quy định khoảng thời gian uống cách nhau thường lâu để không xảy ra điều gì đáng tiếc. Như vậy, thời gian uống thuốc cách nhau 1 tiếng hay 2 tiếng hay nhiều tiếng là quyết định của người bác sĩ. 

Nếu chúng ta sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của ai đó thì tốt nhất nên uống cách khoảng là 2 tiếng đồng hồ. Như trường hợp của bác, bác nói bác bị đủ thứ bệnh thì bác nên uống thuốc Tây y và Đông y cách nhau khoảng 2 tiếng đồng hồ cho an toàn.

NGUỒN THAM KHẢO

1.        Bác sĩ Nguyễn Thị Bay - Chương trình Phòng mạch FM, phát sóng ngày 14/11/2015 - Đài Tiếng Nói Nhân dân TPHCM (Cập nhật ngày 27/11/2019)

Người tổng hợp: kieunu

Tham vấn chuyên gia: Nguyễn Thị Bay

Thuốc bổ tốt cho sức khỏe hay các loại thực phẩm chức năng nếu không dùng đúng cách sẽ dễ gây tổn hại đến sức khỏe. Chính vì vậy, hãy tìm hiểu kỹ các loại thuốc bổ được gắn mác thần dược bởi ai sẽ đảm bảo sức khỏe cho bạn và người thân nếu chúng không phải thần dược? Hãy nắm vững những nguyên tắc theo bài viết dưới đây trước khi sử dụng thuốc bổ tốt cho sức khỏe. 

Thực phẩm bổ sung thảo dược là gì?

Thực phẩm bổ sung thảo dược là các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật hoặc dầu, rễ, hạt, quả mọng hoặc hoa của chúng. Thuốc bổ tốt cho sức khỏe đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ bởi đặc tính chữa bệnh. Tuy nhiên rất nhiều bệnh nhân lạm dụng và không tìm hiểu kỹ về cách sử dụng thuốc bổ thảo dược cũng như các nguyên tắc sử dụng thuốc đúng cách.

Thuốc bổ thảo dược và nguyên tắc sử dụng thuốc bổ tốt cho sức khỏe 

Nguyên tắc #1: Nếu đang khỏe mạnh hãy hạn chế sử dụng thêm thuốc bổ hay thực phẩm chức năng

Theo các chuyên gia y tế, nếu bạn đang hoàn toàn khỏe mạnh và không mắc các bệnh lý nào thì hãy hạn chế uống bất kỳ loại thuốc nào. Bởi thực phẩm chức năng hay thuốc bổ thảo dược vẫn được tính là một loại thuốc và chúng vẫn có nguy cơ tác động đến sức khỏe của bạn. Đối với những người bị mắc các bệnh như bệnh tim, bệnh tiểu đường, béo phì thì bạn cần cân nhắc đến việc uống thuốc bổ sung bởi nó sẽ tác động tới tình trạng bệnh của bạn.

Nguyên tắc #2: Uống thuốc với liều lượng thích hợp

Hãy uống các loại thuốc bổ tốt cho sức khỏe với liều lượng thấp để có thể xem phản ứng thuốc cũng như xem xét hội chứng ruột kích thích có xảy ra hay không. Nhiều loại thuốc bổ trên thị trường hiện nay được sản xuất với liều lượng riêng và khuyến cáo trên bỏ thuốc phù hợp với người Châu Âu bởi thể trạng của họ khác với người Châu Á.

Nguyên tắc #3: Tìm hiểu kỹ các loại thuốc trước khi sử dụng

Các loại thuốc bổ tốt cho sức khỏe thường được dán nhãn và đi kèm với hướng dẫn sử dụng trong đó chúng sẽ kèm những thông tin như tên thuốc, địa chỉ của nhà sản xuất hay nhà phân phối, danh sách thành phần, số lượng và hướng dẫn uống. Nếu không chắc về các thông tin trên nhãn thì hãy hỏi bác sĩ hay dược sĩ uy tín để được giải thích thêm.

Nguyên tắc #4: Phối hợp giữa bác sĩ và dược sĩ

Bác sĩ hoặc các chuyên gia là những người kê toa trong khi đó dược sĩ là người tư vấn dùng thuốc. Nếu bạn là người có thói quen tự mua thuốc về sử dụng thì hãy đừng quên nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ hay dược sĩ. Bởi bác sĩ và dược sĩ chính là người hiểu rõ về bệnh lý và sức khỏe của bệnh nhân, thuốc bổ tốt cho sức khỏe nhưng vẫn có phản ứng phụ bởi tình trạng sức khỏe và cơ địa của bệnh nhân.

Nguyên tắc #5: Dùng thuốc với thực phẩm

Rất nhiều bệnh nhân thường tự ý kết hợp thuốc hay thực phẩm bởi suy nghĩ sẽ có tác dụng mạnh hơn; tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo trừ một số loại thuốc được phép dùng lúc đói thì thực phẩm chức năng được bổ sung ngay sau bữa. Tác dụng phụ phổ biến khi dùng thuốc bổ tốt cho sức khỏe hay thuốc bổ thảo dược chính là rối loạn dạ dày, làm hại men răng; hãy nhanh chóng liên hệ với nha sĩ nếu bạn có nhu cầu làm răng sứ; chính vì vậy, tốt nhất nên uống thuốc trong hay sau bữa để giúp dịch vị dạ dày dễ hấp thu thuốc vào cơ thể cũng như không làm hỏng răng.

Lời khuyên khi sử dụng thuốc bổ thảo dược hay thuốc bổ tốt cho sức khỏe

Sau khi đọc bài viết trên và có dự định dùng thuốc bổ thì hãy sử dụng chúng thật khôn ngoan và an toàn với những lời khuyên sau:

  • Làm theo hướng dẫn trên bao bì của thuốc. Tránh trường hợp dùng thuốc quá liều và vượt quá liều lượng khuyến nghị hoặc dùng lâu hơn khuyến cáo.
  • Ghi lại những gì bạn dùng và nó ảnh hưởng đến bạn như thế nào. Ngừng dùng chất bổ sung nếu chúng không hiệu quả hoặc không giúp bạn đạt được nhu cầu.
  • Kiểm tra cảnh báo của thuốc và lời khuyên từ bác sĩ hay dược sĩ. Các chuyên gia duy trì một danh sách các chất bổ sung được báo cáo là gây ra các tác dụng phụ. 

Kết luận

Thuốc bổ thảo dược hay thuốc bổ tốt cho sức khỏe đã được sử dụng trong nhiều nền văn hóa của châu Á để điều trị một số bệnh trạng bằng cách khôi phục sự cân bằng bên trong cơ thể và cải thiện khả năng chống lại bệnh tật. Thuốc bổ thảo dược có thể điều trị nhiều tình trạng sức khỏe, chẳng hạn như đau họng, khó chịu ở dạ dày, các vấn đề về da và đau đầu. Thuốc cũng có thể thúc đẩy khả năng miễn dịch và nâng cao chất lượng giấc ngủ. Nói chuyện với bác sĩ của quý vị trước khi dùng thuốc bổ thảo dược và làm theo tất cả các hướng dẫn được cung cấp.

Clever Care cam kết tận tụy trong việc mang lại giải pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp, giúp các hội viên tiếp cận được các dịch vụ chăm sóc cần thiết bằng ngôn ngữ mà họ cần. Không chỉ như thế, Clever Care hứa hẹn mang đến hạnh phúc cho các hội viên bằng việc thiết kế các chương trình kết nối giữa phương pháp trị liệu Đông Y và Tây Y. Các chương trình Clever Care Medicare Advantage cung cấp bảo hiểm y tế và thuốc theo toa, các dịch vụ nha khoa thị lực và thính giác. Hãy liên hệ với các chuyên gia y tế hoặc mua gói bảo hiểm sức khỏe qua trang Facebook của Clever Care.