Thông tư 08 2023 hướng dẫn rút ngắn án treo

Tòa án nhân dân huyện Núi Thành đã mở phiên họp xét rút ngắn thời gian thử thách của án treo đối với 03 trường hợp đang chấp hành án treo trên địa bàn huyện.

Hình ảnh phiên họp

Tại phiên họp, Hội đồng xét rút ngắn thời gian thử thách của án treo đã nhận xét, đánh giá về thủ tục hồ sơ đề nghị đảm bảo đầy đủ các thủ tục theo đúng quy định tại Điều 89 Luật Thi hành án hình sự. Về quy trình xem xét và đề nghị đảm bảo theo đúng quy định tại Thông tư liên tịch số 08 ngày 14/8/2012 của Bộ Công an – Bộ Quốc Phòng -Tòa án nhân dân tối cao – Viện kiểm sát nhân dân tối cao về hướng dẫn rút ngắn thời gian thử thách của án treo. Chủ tịch UBND các xã đã chủ trì họp gồm đại diện lãnh đạo Công an, Mặt trận Tổ quốc, Tư pháp và người được giao trực tiếp giám sát, giáo dục người chấp hành án treo để xem xét về điều kiện được rút ngắn thời gian thử thách và có văn bản đề nghị Cơ quan Thi hành án hình sự xem xét đề nghị cơ quan có thẩm quyền xét rút ngắn thời gian thử thách cho người bị kết án. Đối với người bị kết án được đề nghị đều đảm bảo đã chấp hành được ít nhất 1/2 thời gian thử thách, quá trình chấp hành có nhiều tiến bộ, chấp hành nghiêm chỉnh nghĩa vụ của người được hưởng án treo; chấp hành đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương; tích cực lao động, học tập và sửa chữa lỗi lầm; thực hiện đầy đủ các hình phạt bổ sung, nghĩa vụ khác theo quyết định của bản án. Do đó, các trường hợp Cơ quan Thi hành án hình sự đề nghị rút ngắn là phù hợp đảm bảo sự khách quan, công bằng.

Chủ tọa phiên họp công bố quyết định

Kết quả: Hội đồng xét rút ngắn thời gian thử thách của án treo đã quyết định rút ngắn thời gian thử thách 05 tháng cho 02 trường hợp và rút ngắn thời gian thử thách 03 tháng cho 01 trường hợp.

Ngay sau khi Quyết định rút ngắn thời gian thử thách của án treo có hiệu lực pháp luật, UBND các xã sẽ tổ chức công bố quyết định của Tòa án và thông báo công khai để nhân dân hiểu được chính sách khoan hồng của Đảng, Nhà nước. Đồng thời qua đó có tác dụng cảm hóa, giáo dục đối với người chấp hành án, góp phần nâng cao hiệu quả công tác thi hành án hình sự tại xã, phường./.

Quy định về điều kiện và mức rút ngắn thời gian thử thách của án treo hiện nay được quy định như thế nào? - Thiên Vy (Tiền Giang)

Quy định về điều kiện và mức rút ngắn thời gian thử thách của án treo (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

1. Án treo là gì?

Theo Điều 1 thì án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù.

2. Quy định về điều kiện và mức rút ngắn thời gian thử thách của án treo

Quy định về điều kiện và mức rút ngắn thời gian thử thách của án treo theo Điều 8 như sau:

- Người được hưởng án treo có thể được Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực quyết định rút ngắn thời gian thử thách của án treo khi có đủ các điều kiện sau:

+ Đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách của án treo;

+ Có nhiều tiến bộ được thể hiện bằng việc trong thời gian thử thách người được hưởng án treo đã chấp hành nghiêm pháp luật, các nghĩa vụ theo Luật Thi hành án hình sự; tích cực học tập, lao động, sửa chữa lỗi lầm hoặc lập thành tích trong lao động sản xuất, bảo vệ an ninh Tổ quốc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng.

+ Được Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo đề nghị rút ngắn thời gian thử thách bằng văn bản.

- Mỗi năm người được hưởng án treo chỉ được rút ngắn thời gian thử thách một lần từ 01 tháng đến 01 năm. Người được hưởng án treo có thể được rút ngắn thời gian thử thách nhiều lần, nhưng phải bảo đảm thực tế chấp hành thời gian thử thách là ba phần tư thời gian thử thách Tòa án đã tuyên.

- Trường hợp người được hưởng án treo đã được cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của án treo, nhưng không được Tòa án chấp nhận, nếu những lần tiếp theo mà họ có đủ điều kiện thì Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo tiếp tục đề nghị rút ngắn thời gian thử thách cho họ.

- Trường hợp người được hưởng án treo lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và có đủ các điều kiện được hướng dẫn tại khoản 1 Điều 8 thì Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách còn lại.

Lập công là trường hợp người được hưởng án treo có hành động giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện, truy bắt, điều tra tội phạm; cứu được người khác trong tình thế hiểm nghèo hoặc cứu được tài sản có giá trị trên 50 triệu đồng của nhà nước, tập thể, công dân trong thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn;

Có sáng kiến được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc có thành tích xuất sắc trong lao động, học tập, chiến đấu, công tác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng, xác nhận.

Mắc bệnh hiểm nghèo là trường hợp mà bệnh viện cấp tỉnh, bệnh viện quân đội cấp quân khu trở lên có kết luận là người được hưởng án treo đang bị bệnh nguy hiểm đến tính mạng, khó có phương thức chữa trị, như:

Ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ trướng, lao nặng độ 4 kháng thuốc, bại liệt, suy tim độ 3, suy thận độ 4 trở lên; HIV giai đoạn AIDS đang có các nhiễm trùng cơ hội không có khả năng tự chăm sóc bản thân và có nguy cơ tử vong cao.

3. Những trường hợp không cho hưởng án treo

Những trường hợp không cho hưởng án treo theo Điều 3 (sửa đổi tại Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP) như sau:

- Người phạm tội là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tính chất chuyên nghiệp, lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

- Người thực hiện hành vi phạm tội bỏ trốn và đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng truy nã hoặc yêu cầu truy nã, trừ trường hợp đã ra đầu thú trước khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử.

- Người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách; người đang được hưởng án treo bị xét xử về một tội phạm khác thực hiện trước khi được hưởng án treo.

- Người phạm tội bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội, trừ một trong các trường hợp sau đây:

+ Người phạm tội là người dưới 18 tuổi;

+ Người phạm tội bị xét xử và kết án về 02 tội đều là tội phạm ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là người giúp sức trong vụ án đồng phạm với vai trò không đáng kể.

- Người phạm tội 02 lần trở lên, trừ một trong các trường hợp sau:

+ Người phạm tội là người dưới 18 tuổi;

+ Các lần phạm tội đều là tội phạm ít nghiêm trọng;

+ Các lần phạm tội, người phạm tội là người giúp sức trong vụ án đồng phạm với vai trò không đáng kể;

Chủ đề