Thời gian xin nghỉ việc bao nhiêu là hợp lý năm 2024

Để xin nghỉ làm trước thời hạn của hợp đồng, người lao động cần phải báo trước cho người sử dụng lao động biết trong một khoảng thời gian nhất định. Vậy tính số ngày báo trước khi nghỉ việc thế nào cho đúng?

1. Nghỉ việc báo trước 45 ngày hay 45 ngày làm việc?

Căn cứ khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động biết:

1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
  1. Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
  1. Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
  1. Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;

Theo đó, người lao động ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn muốn nghỉ việc phải báo trước ít nhất 45 ngày.

Trong đó, thời gian báo trước đối với trường hợp ký hợp đồng lao động từ đủ 12 tháng trở lên được xác định theo ngày thông thường, chứ không tính theo ngày làm việc như trường hợp ký hợp đồng dưới 12 tháng.

Như vậy, 45 ngày báo trước khi nghỉ việc là 45 ngày bình thường, bao gồm cả ngày lễ, Tết, thứ Bảy và Chủ nhật.

Ví dụ: Người lao động ký hợp đồng lao động không thời hạn với doanh nghiệp muốn nghỉ việc từ ngày 01/4/2022 thì phải báo trước chậm nhất là ngày 15/02/2022.

Bộ luật Lao động không quy định hình thức báo trước khi nghỉ việc nên người lao động có thể chủ động gọi điện, nhắn tin, gửi email, viết đơn xin nghỉ,… để thông báo đến bộ phận phụ trách của doanh nghiệp.

2. Có phải làm đủ 45 ngày báo trước khi nghỉ việc?

Bộ luật Lao động chỉ yêu cầu người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không thời hạn phải báo trước ít nhất ngày 45 ngày.

Trong thời gian 45 ngày này, hợp đồng lao động vẫn có hiệu lực nên người lao động vẫn có trách nhiệm tiếp tục thực hiện công việc, tuân thủ nội quy lao động, các quy định về thời gian giờ làm việc của doanh nghiệp.

Đồng thời, người lao động cũng được hưởng đầy đủ quyền lợi theo pháp luật lao động và thỏa thuận giữa các bên, trong đó quyền được nghỉ hằng tuần; nghỉ lễ, Tết; nghỉ phép năm; nghỉ việc riêng; nghỉ hưởng chế độ ốm đau…

Mặt khác, pháp luật cũng không có quy định nào buộc người lao động phải làm việc đủ 45 ngày báo trước thì mới được coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng hợp pháp.

Do vậy, người lao động không bắt buộc phải làm đủ 45 ngày báo trước khi nghỉ việc. Trong thời gian này, người lao động vẫn có thể xin nghỉ phép, nghỉ ốm, nghỉ không lương,…

Lưu ý, nếu chưa hết thời gian báo trước mà tự ý bỏ việc, người lao động sẽ bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.

Theo ông Nam tham khảo, trước đây Khoản 3 Điều 50 Mục 4 Chương III Bộ luật Lao động 2012 có quy định: "Trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn quy định trong pháp luật về lao động, nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể đang áp dụng hoặc nội dung của hợp đồng lao động hạn chế các quyền khác của người lao động thì một phần hoặc toàn bộ nội dung đó bị vô hiệu".

Tuy nhiên, trong Bộ luật Lao động năm 2019, quy định này đã bị loại bỏ.

Ông Nam hỏi, việc công ty quy định muốn nghỉ việc phải báo trước ít nhất 60 ngày là đúng hay sai?

Về vấn đề này, Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng luật sư Khánh Hưng - Đoàn luật sư Hà Nội trả lời như sau:

Trước đây, tại Khoản 2 Điều 38 Bộ luật Lao động năm 2012 (hiệu lực ngày 1/5/2013, hết hiệu lực ngày 1/1/2021) quy định: Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:

- Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

- Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;

- Ít nhất 3 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Hiện nay, tại Khoản 2 Điều 36 Bộ luật Lao động năm 2019 (hiệu lực ngày 1/1/2021) quy định: Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c, đ và g Khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động như sau:

- Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

- Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

- Ít nhất 3 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng và đối với trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này;

Như vậy, quy định về thời hạn báo trước khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn tại Bộ luật Lao động 2012 và Bộ luật Lao động 2019 đều là “ít nhất 45 ngày”.

Nếu hợp đồng lao động không xác định thời hạn do công ty soạn thảo, ký với người lao động, có nội dung khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn phải báo trước cho người sử dụng lao động ít nhất 60 ngày thì phần nội dung này vi phạm pháp luật.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 49 và Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều 51 Bộ luật Lao động 2019, phần nội dung hợp đồng vi phạm pháp luật thì vô hiệu phần đó, nếu không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng.

Khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần thì xử lý như sau: Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được giải quyết theo thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng; trường hợp không có thỏa ước lao động tập thể thì thực hiện theo quy định của pháp luật; hai bên tiến hành sửa đổi, bổ sung phần của hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu để phù hợp với thỏa ước lao động tập thể hoặc pháp luật về lao động.

Ông Trần Nam cho rằng Bộ luật Lao động 2019 đã loại bỏ (không còn) quy định về hợp đồng lao động vô hiệu và xử lý hợp đồng lao động vô hiệu, nhận xét của ông Nam là không đúng thực tế nội dung của Bộ luật này. Đề nghị ông Nam cập nhật, tham khảo quy định về hợp đồng lao động vô hiệu tại Mục 4 (các Điều 49, 50, 51) của Bộ luật Lao động 2019 để rõ.

Hợp đồng lao động 1 năm xin nghỉ trước báo nhiêu ngày?

Quy định về thời hạn báo trước khi nghỉ việc (1) Nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn thì phải báo trước ít nhất 45 ngày; (2) Nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng thì phải báo trước ít nhất 30 ngày.

Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động trước báo nhiêu ngày?

- Nếu hợp đồng lao động không xác định thời hạn thì phải báo trước cho bên còn lại ít nhất 45 ngày. - Nếu hợp đồng lao động có xác định thời hạn từ 12 đến dưới 36 tháng, thì phải báo trước cho bên còn lại ít nhất 30 ngày.

Xin nghỉ phép phải báo trước báo nhiêu ngày?

Nghỉ phép từ 1,5 - 2,5 ngày: Xin phép trước 02 ngày. Nghỉ phép từ 03 - 05 ngày: Xin phép trước 01 tuần. Nghỉ phép từ 5,5 ngày trở lên: Xin phép trước 02 tuần. Do đó, khi nghỉ phép, người lao động phải báo trước bao nhiêu ngày sẽ có sự khác nhau giữa các doanh nghiệp.

Người lao động được nghỉ không hưởng lương báo nhiêu ngày?

Mặt khác, pháp luật cũng không quy định về tối đa số ngày nghỉ không hưởng lương nên người lao động có thể nghỉ không hưởng lương theo số ngày đã thỏa thuận mà không bị giới hạn, miễn sao được người sử dụng lao động chấp nhận.