Thời gian làm rỗng dạ dày ở trẻ em khác biệt như thế nào so với người trưởng thành

Lưu ý khi dùng thuốc cho trẻ

Ngày đăng: 02/08/2017

Tương tác thuốc ở cơ thể trẻ em có những nét khác biệt cơ bản với người lớn vì trẻ em đang trong quá trình phát triển, mức độ trưởng thành của các tổ chức cũng chưa hoàn thiện. Tùy theo tình trạng, điều kiện cụ thể mà bác sĩ sẽ có chỉ định cách đưa thuốc vào cơ thể khác nhau.

Đường uống:sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố của đường tiêu hóa như pH dịch tiêu hóa, độ rỗng của dạ dày, nhu động ruột,... trong đó đáng chú ý mức độ bài tiết dịch vị và acid HCl ở trẻ em tính theo cân nặng thể trọng thấp hơn rất nhiều so với người lớn, nhất là ở trẻ thiếu tháng và trẻ sơ sinh. Mức độ này chỉ đạt được độ tương đương khi trẻ trên 2 tuổi. Vì vậy, việc dùng các thuốc chịu ảnh hưởng bởi dịch vị và acid dạ dày ở trẻ em cần có chỉ dẫn đặc biệt. Bên cạnh đó, tốc độ làm rỗng dạ dày ở trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh rất chậm, khoảng 6 - 8 tháng mới đạt được như người lớn, vì vậy phần lớn các thuốc dùng đường uống cho trẻ dưới 8 tháng tuổi sẽ hấp thu chậm hơn, do vậy ở lứa tuổi này người ta khuyến cáo nên dùng đường tiêm tĩnh mạch để thuốc hấp thu tối đa và ổn định hơn.

Cần đặc biệt chú ý khi dùng thuốc cho trẻ em.

Với đường tiêm bắp:ở trẻ nhỏ cơ bắp chưa phát triển, lưu lượng máu tới cơ vân còn thấp, vì vậy khả năng hấp thu chậm, hơn nữa tiêm bắp cũng gây một điều phiền toái khác là làm trẻ rất đau, vì vậy khuyến cáo là hạn chế dùng cách đưa thuốc này.

Với đường trực tràng:có ưu điểm trong các trường hợp trẻ bị nôn hoặc các trường hợp khác mà trẻ không uống thuốc được. Hấp thu qua đường trực tràng khá tốt và nhanh, nên cần lưu ý đến tình trạng ngộ độc thuốc có thể xảy ra nếu không tính toán liều cẩn thận.

Đường hấp thu qua da:với trẻ em cũng hay được dùng, nhưng da trẻ em rất mỏng nên khả năng hấp thu qua da rất lớn, nếu da bị tổn thương khả năng hấp thu càng tăng, do đó dễ dẫn đến ngộ độc, ngoài ra, da trẻ em rất nhạy cảm nên cần để ý đến các phản ứng kích thích tại chỗ.

Hấp thu qua niêm mạc hô hấp:ngày nay, với các thuốc dạng xịt, khí dung thì phương thức này càng được sử dụng nhiều do niêm mạc hô hấp mỏng, nhiều mạch máu nên khả năng hấp thu thuốc tốt. Tuy nhiên, nếu dùng nhiều các thuốc co mạch sẽ làm tổn thương niêm mạc đường hô hấp.

ThS. Nguyễn Thu Hiền

(theo suckhoedoisong.vn)

Lần xem: 1480

Thời gian làm rỗng dạ dày ở trẻ em khác biệt như thế nào so với người trưởng thành
Go top

Bài viết khác

  • Phương pháp điều trị Covid 19: Thuốc điều trị và các liệu pháp khác ( 28/02/2022)
  • FDA chấp thuận thuốc Daridorexant điều trị chứng mất ngủ của người lớn. ( 14/02/2022)
  • Tóm tắt mức độ của các khuyến cáo quản lý viêm loét đại trực tràng chảy máu. ( 10/12/2021)
  • Thông tin cần biết về Molnupiravir - thuốc chữa COVID-19 đầu tiên được chấp nhận trên thế giới. ( 01/12/2021)
  • Vắc xin phòng ngừa COVID-19 của Astrazeneca ( 04/06/2021)

Thời gian làm rỗng dạ dày ở trẻ em khác biệt như thế nào so với người trưởng thành

Tin nổi bật

  • Thời gian làm rỗng dạ dày ở trẻ em khác biệt như thế nào so với người trưởng thành

    Khoa Ngoại thận tiết niệu - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình: Triển khai thực hi...

  • Thời gian làm rỗng dạ dày ở trẻ em khác biệt như thế nào so với người trưởng thành

    Thư mời báo giá lựa chọn nhà thầu gói thầu mua sắm bổ sung hoá chât sử dụng cho ...

  • Thời gian làm rỗng dạ dày ở trẻ em khác biệt như thế nào so với người trưởng thành

    Thư mời báo giá lựa chọn nhà thầu gói thầu mua một số vật tư tiêu hao hết số lượ...

  • Thời gian làm rỗng dạ dày ở trẻ em khác biệt như thế nào so với người trưởng thành

    Thư mời báo giá lựa chọn nhà thầu gói thầu mua mặt nạ cố định các loại sử dụng t...

  • Thời gian làm rỗng dạ dày ở trẻ em khác biệt như thế nào so với người trưởng thành

    Bảng phân trực các khoa Lâm sàng (từ ngày 14 đến ngày 20 tháng 3 năm 2022).

Thời gian làm rỗng dạ dày ở trẻ em khác biệt như thế nào so với người trưởng thành

Thời gian làm rỗng dạ dày ở trẻ em khác biệt như thế nào so với người trưởng thành

Thời gian làm rỗng dạ dày ở trẻ em khác biệt như thế nào so với người trưởng thành

Thời gian làm rỗng dạ dày ở trẻ em khác biệt như thế nào so với người trưởng thành

Thời gian làm rỗng dạ dày ở trẻ em khác biệt như thế nào so với người trưởng thành