Thích dụng trong kiến trúc là gì

Thiết kế nội thất nhà đẹp với xu hướng hiện đại

Xu hướng thiết kế kiến trúc nội thất nhà đẹp

Kiến trúc nội thất nhà đẹp, thông qua việc tổ hợp không gian nội thất, là một môn nghệ thuật và khoa học có khả năng khái quát, tổng hợp và đạt đến việc thực hiện sự thống nhất hài hoà giữa công năng, cấu trúc và hình thức.

Các công trình kiến trúc phải đảm bảo đáp ứng được đời sống vật chất và tinh thần của con người; đồng thời phải đảm bảo đúng phương châm thiết kế: thích dụng, bền vững về kết cấu, kinh tế, mỹ quan.

Thích dụng và tiện nghi

Bảo đảm được chức năng sử dụng bao gồm những yêu cầu về vật chất và những yêu cầu về tinh thần.

Công trình phải phù hợp với mọi chức năng, hoạt động của con người, đảm bảo các điều kiện vệ sinh: thông hơi, thoáng gió, chiếu sáng, nhiệt độ, độ ẩm phải được giải quyết tốt.

Thiết kế nhà ở: các phòng ngủ, sinh hoạt phải yên tĩnh, thoáng mát, thiết kế nhà ở là một tập hợp nhiều không gian to, nhỏ biệt lập (phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ, bếp, vệ sinh...) và có nội thất hiộn đại. Trong tương lai không xa khi chất lượng cuộc sống được nâng cao, ngoài các căn hộ chính ở gần nơi làm việc cần có thêm biệt thự, nhà vườn dành cho nghỉ ngơi cuối tuần ở ngoại ô, ở nơi có thắng cảnh.

Nhà sản xuất: phải phù hợp với dây chuyền sản xuất, đảm bảo an toàn, thuận tiện trong lao động.

Yêu cầu của thích dụng thay đổi tuỳ theo thời gian. Đời sống kinh tế, văn hoá càng cao thì yêu cầu về thích dụng tiện nghi càng lớn.

Bền vững

Độ bền vừng của công trình do yếu tố kỹ thuật và vật liệu quyết định, nó phụ thuộc vào việc lựa chọn vật liệu và tính toán về độ bền vững và ổn định của công trình. Khi thiết kế phải tính toán độ bền của công trình, đảm bảo niên hạn sử dụng, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Kinh tế

Sắp xếp, bố ưí mặt bằng gọn, đơn giản để kết cấu dẻ xử lý và áp dụng được công nghiệp hóa.

Kết cấu vật liệu xây dựng phù hợp với điều kiện địa phương, áp dụng được nhiều tiến bộ kỹ thuật trong điều kiện có thể.

Thi công xây dựng phải đảm bảo chất lượng và nãng suất cao bằng cách áp dụng những phương pháp xây dựng tiên tiến.

Thẩm mỹ

Không có khái niệm về cái đẹp thì không tồn tại một tác phẩm kiến trúc. Sự gắn bó giữa chức năng sử dụng và thẩm mỹ là nền tảng thành công của tác phẩm thiết kế nội thất.

Tuy vậy, thẩm mỹ về kiến trúc nội thất vẫn có những nguyên tắc riêng, vượt lên trên một số quy định cứng nhắc. Vì vậy phải hết sức chú trọng thẩm mỹ trong công trình để thoả mãn yêu cầu về tinh thần của con người. Công ưình có sức truyền cảm bằng mối liên hệ của hình khối, chất liệu, vật liệu và sự hợp lý của kết cấu.

Tiến trình phát triển của thiết kế nội thát

Kiến trúc phát sinh và phát triển do yêu cầu của con người. Yêu cầu của con người ngày càng tăng cùng vói sự phát triển của xã hội. Vì thế, thiết kế kiến trúc phải thoả mãn yêu cầu cua con người về hai mặt:

Vật chất: tính thực dụng.

Tinh thần: tính nghệ thuật.

Nói chung yêu cầu của các cõng trình kiến trúc là tiện nghi và đẹp, mức độ tiện nghi ngày càng tăng, quan niệm về cái đẹp trong kiến trúc cũng rất đa dạng. Người làm công tác thiết kế kiến trúc cần phải nghiên cứu kỹ các yêu cầu của xã hội, quan niệm về thẩm mỹ của từng dân tộc, từng địa phương trong từng thời kỳ lịch sử.

Nghệ thuật kiến trúc là nghệ thuật tạo hình có tính thực dụng, nó thay đổi theo thời gian, địa phương, tập quán của dân tộc, tôn giáo và điều kiện vật liệu.

Kiến trúc nội thất bắt đầu từ những hình thức đơn điệu, thô sơ, chỉ mang tính chất thực dụng. Trong quá trình sử dụng, dần dần hình thành nhu cầu mỹ cảm của con người. Do đó, các công trình kiến trúc được trang trí phức tạp, cầu kỳ, đa dạng và phong phú.

Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các chi tiết trang trí được tinh giản hơn, có thể lắp ráp công nghiệp tạo thành những mảng, khối tạo nên vẻ hiện đại, khoẻ khoắn trong nội thất.

Các thiết bị nội thất phần rời:

Đổ đạc là một trong các thành phần cần được nghiên cứu thiết kế, chúng nằm trong hầu như toàn bộ công việc thiết kế nội thất.

Tường, sàn, trần, cửa sổ và cứa đi được tổ hợp trong thiết kế kiến trúc công trình, việc lựa chọn và sắp xếp đồ đạc trong các không gian của công trình chủ yếu là nhiệm vụ của thiết kế nội thất.

Đổ đạc trong nhà gắn kết giữa kiến trúc và con người. Hĩnh dáng, đường nét, màu sắc, chất liệu bề mặt và tý lệ của từng đồ đạc đóng vai trò quan trọng trong việc bố cục nội thất. Chúng có thể càn đối theo chiểu ngang hoặc thẳng đứng, cũng có thể nhẹ và thoáng hoạc khóe và chắc.

Chất liệu bề mặt có thể bóng mượt và óng ánh, mịn và nhẵn, hoặc thô nhám nặng nề.

Màu sắc có thể nhạt hoặc thảm, nóng hoặc lạnh theo thời tiết.

Vách ngăn, tủ tường, bàn ghế, giường... ngày nay rất đa dạng, phong phú chúng tạo nên những không gian nội thất linh hoạt.

Các thuật ngữ trong thiết kê nội thất

Hình thức, hình dáng

Là một đặc trưng nổi trội của mặt phẳng. Hình dáng mặt bằng hình khối không gian là yếu tố cơ bản trong kiến trúc và nội thất. Sàn, tường, trần, mái dùng để tạo nên hình khối 3 chiều của không gian.

Dạng đối xứng: gồm đối xứng qua một trục (sự lặp lại các thành phần giống nhau qua một trục) và đối xứng qua tâm (đối xứng qua một điểm).

+ Đối xứng trục dẫn đến hình thức mặt bằng mảnh và dài, phát triển theo chiểu sâu.

+ Đối xứng qua tâm dẫn đến mặt bằng hình đa giác và tròn (thường sử dụng trong một đại sảnh).

Ngoài các tổ hợp có tính chất đối xứng nói trên còn có các không gian không đối xứng nhưng vẫn có được cảm giác hài hoà. (Hình 6, 7, 8, 9).

Màu sắc, chất liệu

Màu sắc là một trong những chất liệu hiệu quả nhất để xác định không gian.

Với màu ấm cảm thấy không gian có độ lớn hơn, khoảng cách gần gũi hơn.

Với màu lạnh cảm thấy không gian có kích thước giảm đi và khoảng cách xa hơn.

Sắc độ là độ đậm nhạt của màu sắc.

Ánh sáng

Ánh sáng là người đầu tiên đánh thức không gian nội thất. Không có ánh sáng sẽ không có hình thể, màu sắc hoặc chất cảm vật liệu.

Ánh sáng cùng với bóng đổ là hai yếu tố luôn hỗ trợ lẫn nhau làm duyên dáng không gian hai chiều, nổi bật không gian ba chiều. Chúng khẳng định các tuyến, làm sáng các diện và nổi bật các khối.

Ánh sáng, bóng đổ, những trạng thái trung gian tạo cho con người có nhiều cảm giác.

Tỷ lệ và cân bằng

Tỷ lệ là mối quan hệ giữa ba chiều của không gian kiến trúc.

Yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ là kỹ thuật kết cấu và vật liệu xây dựng.

Tỷ lệ tạo nên sự cân bằng trong không gian, tạo nên sự cân bằng đối xứng và cân bằng không đối xứng.

2Ể5. Hài hoà

Từ hình dáng của không gian, sự lựa chọn vật liệu và màu sắc, sắc độ của bề mặt và việc sắp xếp nội thất đối xứng hay không đối xứng sẽ tạo ra được một nội thất hài hoà, cân bằng.

Nhịp điệu và nhấn mạnh

Nhịp điệu là sự lặp đi lặp lại có tính chất quy luật tạo nên sự thống nhất (ví dụ: dãy cột, các cửa sổ, cửa đi kích thước giống nhau, khoảng cách đều nhau).

Biến đổi nét đặc trưng là sự thay đổi phát triển có tổ chức tạo nên sự đa dạng, nhưng phải thống nhất hài hoà. (Hình 10).


Video liên quan

Chủ đề