Thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2007 lớn nhất của nước ta là khu vực

Ðánh giá tổng quan về thị trường thế giới và trong nước cho thấy năm 2007 kinh tế thế giới tiếp tục giảm bớt lệ thuộc vào nền kinh tế Hoa Kỳ, giá USD còn tiếp tục giảm. Ðây là điều bất lợi cho XK của nước ta, cần phải có giải pháp thúc đẩy XK thích ứng. Nước ta đã là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới, thị trường của 149 thành viên WTO mở cửa với mức thuế thấp hơn với một số mặt hàng tạo cơ hội cho hàng hóa Việt Nam đến được với nhiều thị trường hơn. Mặt khác, việc thu hút đầu tư nước ngoài có điều kiện tăng mạnh sẽ giúp Việt Nam đẩy mạnh XK hơn bởi cho đến nay khu vực các DN có vốn đầu tư nước ngoài vẫn có tốc độ tăng trưởng XK cao hơn và vẫn chiếm tỷ trọng tới 58% trong tổng kim ngạch XK, mặc dù tốc độ tăng kim ngạch XK giữa khối các DN có vốn đầu tư trong nước với khối các DN này đã thu hẹp nhiều.

Phân tích các nhóm hàng chính trong XK cho thấy: Nhóm nông, lâm, thủy sản (gạo, cà-phê, cao-su, thủy sản,...) năm 2006 tuy có nhiều khó khăn vì sản lượng nhiều mặt hàng tới ngưỡng song kim ngạch vẫn tăng được 18,6% (hơn 1,4 tỷ USD). Tuy nhiên yếu tố tăng giá (mà chủ yếu là giá thế giới tăng mà ta đã tận dụng được) đã đóng góp tới gần 58% mức tăng thêm nói trên. Tận dụng cơ hội giá và nhu cầu trên thế giới tăng về nhóm hàng này, ta đã đẩy mạnh XK về lượng. Do được cả giá và lượng, năm 2006, kim ngạch XK nhóm này tăng khá cao. Tuy nhiên, bước vào năm 2007, tuy yếu tố giá vẫn đứng ở mức cao, nhu cầu thế giới về nhóm hàng này vẫn lớn, song giá khó cao hơn năm nay. Về sản lượng, nhiều mặt hàng cũng khó tăng được hơn nữa. Muốn đưa kim ngạch XK nhóm này tăng trưởng so với năm trước cần có các giải pháp quyết liệt. Nhóm khoáng sản, chủ yếu là than đá và dầu thô, năm 2006 tăng trưởng chủ yếu do sự tăng giá trên thị trường thế giới, còn lượng dầu thô XK giảm so với năm 2005. Năm nay yếu tố giá tăng hầu như không còn. Hơn nữa, đây là các mặt hàng phụ thuộc vào chính sách năng lượng quốc gia. Như vậy, sự trông đợi vào nhóm hàng này để tăng trưởng XK trong năm nay là hầu như không thể. Nhóm hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có những mặt hàng có kim ngạch khá lớn như: dệt - may, giày dép, điện tử và linh kiện... đều thuộc "Câu lạc bộ" 1 tỷ USD, mạnh nhất là hàng dệt - may và giày dép đạt kim ngạch hơn 3 tỷ USD. Ðây là nhóm hàng được kỳ vọng nhiều nhất trong tăng trưởng XK năm 2007 và các năm sau này. Tuy nhiên mỗi mặt hàng đều có những khó khăn riêng. Mặt hàng dệt - may, đó là các hạn chế về khả năng thiết kế mẫu mã, về xúc tiến thương mại, về tổ chức nguyên phụ liệu, về khả năng cạnh tranh trong giá cả, chất lượng và nhất là về việc các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU có thể khởi kiện chống bán phá giá nếu ta tăng trưởng XK mạnh vào các thị trường đầy tiềm năng này. Mặt hàng da giày, mặt hàng đồ gỗ cùng có khó khăn về tổ chức nguồn nguyên phụ liệu như hàng dệt-may. Mặt hàng da giày còn có khó khăn về thương hiệu hàng hóa. Mặt hàng này mang nhiều tính chất giống hàng dệt - may nhưng thời gian qua không tăng trưởng nhanh như hàng dệt - may, nhất là việc xâm nhập thị trường Hoa Kỳ, nơi mặt hàng này của thị trường sở tại  không được sự bảo hộ như hàng dệt - may, nhưng kim ngạch còn khá hạn chế. Ðiều đó cho thấy tiềm năng thị trường cho mặt hàng này còn khá lớn. Các mặt hàng điện tử và linh kiện khả năng cạnh tranh của DN Việt Nam còn yếu, việc tăng trưởng XK trông đợi chủ yếu vào các DN có vốn đầu tư nước ngoài. Trong nhóm này một hai năm gần đây nổi lên  mặt hàng cơ khí rất có tiềm năng. Ngoài sự tăng trưởng khá của ngành công nghiệp đóng tàu xuất khẩu thì một số mặt hàng cơ khí khác, hàng dụng cụ cầm tay đã xâm nhập được vào thị trường châu Phi, Trung Ðông và được ưa chuộng tại các thị trường này. Nhóm hàng hóa khác, năm 2006 so với 2005 tăng trưởng XK khá lớn, tới khoảng 2 tỷ USD, rất đáng chú ý. Nó cho thấy việc mở rộng diện hàng hóa XK trong năm qua, sự "góp gió thành bão" đã đạt hiệu quả khá cao, cần phân tích thỏa đáng sự tăng trưởng của nhóm này.

Từ các phân tích nêu trên cho thấy, các giải pháp cơ bản cần áp dụng để thúc đẩy tăng trưởng XK năm 2007 là: Chú trọng khai thác tiềm năng của mọi nhóm, mặt hàng. Tiếp tục đa dạng hóa thị trường, ngoài việc thúc đẩy tăng trưởng vào thị trường lớn mới mở rộng là Hoa Kỳ thì cần khuyến cáo DN tìm các thị trường không hoặc ít sử dụng đồng USD để tránh thiệt hại trong XK vì đồng USD giảm giá. Tiếp tục thúc đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân và đẩy mạnh cổ phần hóa DN nhà nước, phát triển mạnh thị trường chứng khoán để thu hút nhiều vốn vào phát triển kinh tế nói chung và XK nói riêng. Mở rộng cửa đón đầu tư nước ngoài và hỗ trợ mạnh mẽ cho khu vực kinh tế này phát triển, góp phần tăng trưởng XK. Một số giải pháp cần chú trọng đối với một số nhóm hàng: Với nhóm hàng nông, lâm, thủy sản. Nhóm này có nhiều mặt hàng có khả năng ảnh hưởng đến thị trường thế giới như: gạo, cà-phê, cao-su, hạt tiêu, hạt điều; cần có cơ chế điều hành sao cho tận dụng được lợi thế so sánh, đạt được giá XK có lợi nhất. Mặt khác, nhóm này có nhiều mặt hàng khó có thể tăng được sản lượng nên cần tập trung đi sâu chế biến nhằm tạo ra nhiều giá trị tăng thêm cho XK. Mặt hàng dệt - may, chú trọng các giải pháp đẩy mạnh XK vào các thị trường, song tránh được các rào cản do các nước dựng lên, nhất là thị trường Hoa Kỳ. Mặt hàng da giày, hướng việc XK vào việc bắt tay với các DN XK mặt hàng này có uy tín trên thị trường thế giới để XK hàng da giày Việt Nam dưới thương hiệu của họ, vì thương hiệu mặt hàng này của Việt Nam chưa có uy tín trên thị trường thế giới. Mặt hàng đồ gỗ, cần tổ chức tốt việc giải quyết vấn đề nguyên liệu như: trồng rừng, tổ chức nguồn gỗ nguyên liệu, tổ chức các trung tâm giao dịch, mua bán nguyên, phụ liệu cho sản xuất đồ gỗ. Với mặt hàng thủy sản, thời gian qua nhiều nước lên tiếng về vấn đề vệ sinh an toàn thủy sản XK của nước ta. Vấn đề này tuy đã được các cơ quan quản lý chú trọng song chưa có hiệu quả, một số người sản xuất vì quyền lợi riêng hoặc các lý do khác vẫn cho ra các lô hàng thủy sản nhiễm các chất bị cấm. Vì thế, vấn đề quan trọng hiện nay là phải tổ chức tốt khâu nuôi trồng, có giải pháp kiểm soát tốt dư lượng các chất bị cấm trong thủy sản đưa ra thị trường nội địa và XK, áp dụng chế tài đủ sức răn đe đối với những trường hợp vi phạm.

MẶT khác, cần thực hiện tiếp tục các giải pháp đồng bộ như: tập trung xử lý các vấn đề gắn liền với việc thực hiện các cam kết trong WTO, chỉ đạo các DN chuẩn  bị các giải pháp đối phó với các hàng rào kỹ thuật và các vụ kiện chống bán phá giá; nâng cao hiệu quả của công tác xúc tiến thương mại; có các chính sách, giải pháp hỗ trợ người sản xuất và các DN XK thông qua các hình thức được WTO cho phép; phát triển XK thông qua thương mại điện tử...

HOÀNG HÀ

Theo Tổng cục Hải quan, kinh tế - xã hội nước ta trong năm 2017 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới có dấu hiệu khởi sắc với sự phục hồi và tăng trưởng ổn định của các nền kinh tế lớn như: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh châu Âu (EU), các nước thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Tuy nhiên, việc gia tăng chủ nghĩa bảo hộ sản xuất, bảo hộ mậu dịch cùng với những điều chỉnh chính sách của Hoa Kỳ và một số nước lớn đã tác động đáng kể tới hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam và một số nước trong khu vực.

Nhìn lại chặng đường xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm qua cho thấy bước tiến mạnh mẽ của hoạt động xuất khẩu nhập khẩu.

- Bước vào đầu thập niên của thế kỷ 21 (năm 2001), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam mới chỉ ở con số khiêm tốn hơn 30 tỷ USD.

- Sau sáu năm (năm 2007) tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đã đạt con số 100 tỷ USD, sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

- Bốn năm sau (năm 2011) quy mô xuất nhập khẩu đã tăng gấp đôi đạt con số 200 tỷ USD. Con số 300 tỷ USD tiếp tục đạt được với khoảng thời gian tương tự sau 4 năm (năm 2015).

- Rút ngắn một nửa thời gian, chỉ cần hai năm tiếp theo (khoảng giữa tháng 12 năm 2017), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đã chinh phục mức 400 tỷ USD.

Tính từ năm Việt Nam chính thức gia nhập WTO đến nay (sau 10 năm), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng gấp bốn lần.

Nhờ đó mà thứ hạng về xuất nhập khẩu của Việt Nam (theo xếp hạng của WTO) đã tăng lên rõ rệt.

Cụ thể, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng từ vị trí 50 trong năm 2007 lên vị trí 26 ghi nhận trong năm 2016. Trong khi đó, nhập khẩu của Việt Nam cũng tăng lên từ vị trí thứ 41 trong năm 2007 lên vị trí 25 trong năm 2016 và chắc chắn sẽ tiếp tục tăng bậc trong năm 2017.

Thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2007 lớn nhất của nước ta là khu vực

Thứ hạng xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam so với một số nước trong khu vực ASEAN

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 11 tháng tính từ năm 2017 đạt 385,77 tỷ USD, tăng 21,4% so với cùng kỳ năm trước. Quy mô xuất nhập khẩu đã tăng thêm hơn 200 tỷ USD chỉ sau sáu năm (tính từ năm 2011).

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong 11 tháng từ đầu năm đã tăng 67,93 tỷ USD về số tuyệt đối và là mức tăng cao nhất so với cùng kỳ từ trước tới nay.

Trong 11 tháng năm 2017, cán cân thương mại hàng hóa của cả nước đạt mức thặng dư cao nhất kể từ trước đến nay với 3,17 tỷ USD.

Trong giai đoạn 2006-2010, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam nhập siêu khoảng 12,5 tỷ USD/ năm do nhập khẩu hàng hóa tăng cao. Trong giai đoạn 2011-2015, nhập siêu hàng hóa đã giảm mạnh, chỉ vào khoảng 2 tỷ USD/năm. Bước sang năm 2016, áp lực nhập siêu đã giảm khi cán cân thương mại của Việt Nam thay đổi lớn, thặng dư 1,78 tỷ USD và trong 11 tháng/2017 lên tới 3,17 tỷ USD.

Mức thặng dư thương mại đạt được chủ yếu từ hoạt động xuất nhập khẩu của nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) . Cụ thể khối doanh nghiệp FDI trong 11 tháng từ đầu năm 2017 thặng dư 23,85 tỷ USD, trong khi khối các doanh nghiệp có vốn hoàn toàn trong nước thâm hụt tới 20,67 tỷ USD.

Trung Quốc và Hàn Quốc là hai thị trường lớn nhất có thâm hụt thương mại với Việt Nam. Ngược lại, Việt Nam luôn có thặng dư thương mại với thị trường Hoa Kỳ, EU và Hồng Công.

Trong 11 tháng từ đầu năm 2017, thâm hụt thương mại với các thị trường có sự chuyển dịch đáng chú ý, nhập siêu từ Trung Quốc giảm tới 15,3% so với cùng kỳ năm trước và từ Hàn Quốc lại tăng mạnh tới 55,8%. Kết quả, Hàn Quốc đã vượt Trung Quốc trở thành thị trường có thâm hụt thương mại lớn nhất của Việt Nam với mức gần 29 tỷ USD, trong khi thâm hụt thương mại với Trung Quốc là 21,6 tỷ USD.

XUÂN BÁCH