Theo dõi khi bị chuột cắn

Theo dõi khi bị chuột cắn

Vết chuột cắn và biểu hiện của bệnh sốt Haverhill. Ảnh: healthline.com

Trong thời gian qua, rất nhiều trường hợp người dân khi ngủ không mắc màn (mùng) để chuột bò vào và cắn vào chân, ngón tay chảy máu. Một số người chủ quan xem thường không đi bệnh viện kiểm tra nên đã nhiễm bệnh từ chuột.

Vậy khi chuột cắn có gây bệnh gì không? Các bệnh có thể mắc khi bị chuột cắn:

- Bệnh sốt do chuột cắn là bệnh do động vật truyền sang người, thông qua các vết cắn, vết cào của các con vật thuộc bộ gặm nhấm, đặc biệt là chuột hoặc các con vật nuôi trong nhà (chó, mèo,...).

Dựa theo căn nguyên và các biểu hiện lâm sàng chúng ta có thể phân biệt:

- Bệnh Sodoku, được mô tả bởi tác giả người Nhật Bản, gây nên bởi Spirillum minus.

- Bệnh sốt Haverhill được mô tả bởi tác giả người Mỹ, gây nên bởi Streptobacillus moniliformis

- Nhiễm Hantavirus, là bệnh do chuột truyền qua chất thải như phân, nước tiểu, nước bọt của chuột. Người bệnh có triệu chứng như sốt cao, nhức đầu, mệt mỏi, hạ huyết áp, xuất huyết dưới da, tiểu ít, suy thận. Tỉ lệ tử vong khoảng 5% nếu không điều trị kịp thời.

- Bệnh dịch hạch (qua bọ chét).

- Uốn ván, là bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân do trực khuẩn Clostridium tetani gây nên, tỉ lệ lây từ chuột sang rất thấp.

Trong bài này chủ yếu đề cập đến bệnh sốt do chuột cắn:

Bệnh Sodoku

Bệnh Sodoku được ghép 2 từ tiếng Nhật, so: chuột, doku: nhiễm độc. Người ta phân lập ra xoắn khuẩn từ máu của bệnh nhân và đặt tên là Spirillum minus vào năm 1924. Xoắn khuẩn Gram âm ngắn với 2 đến 2 vòng xoắn và không mọc được trong môi trường nuôi cấy nhân tạo.

Dịch tễ

Spirillum minus thường gây bệnh sốt do chuột cắn ở châu Á, một vài ca bệnh rải rác được báo cáo ở châu Úc, châu Phi, châu Mỹ và châu Âu. S. minus được tìm thấy ở cơ lưỡi của các loài chuột, chó, mèo hoàn toàn khỏe mạnh. Bệnh được lây một cách tình cờ, trực tiếp qua các vết cắn hoặc vết cào, hoặc gián tiếp thông qua tiếp xúc, hoặc ăn các thức ăn có lẫn nước tiểu của chuột chứa mầm bệnh. 25% số chuột được xét nghiệm có mang S. minus.

Biểu hiện lâm sàng

Thời kỳ ủ bệnh của bệnh Sodoku thường từ 5 ngày đến 4 tuần. Khởi phát đột ngột với biểu hiện:

+ Sốt cao (39OC - 40OC), ớn lạnh, sốt thành từng cơn, sốt không có tính chu kỳ, xen kẽ là thời kỳ không sốt là những biểu hiện thường thấy ở các bệnh nhân bị chuột cắn gây ra bởi Spirillum minus. Sự tái phát cơn sốt có thể xuất hiện vài lần trong vòng từ 1 đến 3 tháng.

+ Các dấu hiệu ngoài da là các ban sẩn xuất huyết, có xu hướng dính liền với nhau, thường tập trung ở da đầu, mặt và nửa thân trên.

+ Ở chỗ bị cắn, các tổn thương ngoài da có thể tự khỏi, nhưng phần lớn các trường hợp xuất hiện ban xuất huyết hoại tử tại chỗ và có phản ứng của hạch khu vực.

+ Trong quá trình bị bệnh, bệnh nhân có thể có các biểu hiện đau cơ, đau khớp và thường diễn biến dẫn tới viêm khớp.

+ Trong những trường hợp nặng, bệnh nhân có thể có các dấu hiệu của hệ thống thần kinh: Đau đầu, ảo giác, mê sảng dẫn đến hôn mê. Biến chứng có thể xảy ra: Viêm nội tâm mạc, viêm màng não, nhồi máu cơ tim, viêm gan, viêm màng phổi, viêm mào tinh hoàn, thiếu máu nặng. Nếu bệnh nhân không được điều trị, bệnh kéo dài thường 1 đến 2 tháng và gây ra tỷ lệ tử vong khoảng 6 đến 10%.

Chẩn đoán

+ Bệnh Sodoku thường được chẩn đoán bằng việc tìm thấy tác nhân gây bệnh ở trong máu, hạch lympho, vết thương bị cắn, ban trên da. Spirillum minus có thể được tìm thấy trên kính hiển vi nền đen, nhuộm Giemsa, nhuộm Wright hoặc nhuộm bạc. Vi khuẩn hình xoắn khuẩn ngắn, gram âm (rộng 0.2-0.5µm và dài 3-5µm), có lông roi ở hai đầu. Hiện nay vẫn chưa thể nuôi cấy vi khuẩn trên môi trường nhân tạo.

+ Trong trường hợp soi kính hiển vi không phát hiện được, máu hoặc dịch tại chỗ tổn thương có thể được cấy vào chuột, để phân lập S.minus.

Bệnh sốt Haverhill

Bệnh sốt do chuột cắn căn nguyên là Streptobacillus moniliformis được biết đến dưới tên gọi là sốt Haverhill, sốt Haverhill được mô tả tại Ấn Độ 2000 năm trước và nó là bệnh phổ biến hơn Sodoku. Năm 1926, Streptobacillus moniliformis được xác định là nguyên nhân gây bệnh tại thị trấn Haverhill, bang Massachusetts.

Streptobacillus moniliformis là trực khuẩn gram âm, ưa khí, không di động, không có vỏ bao, đa hình thể. Chúng thường có hình cầu, hình oval, hình thoi, trong một số trường hợp chúng cuộn thành hình khối. Chúng được tìm thấy trong mũi hầu của chuột.

Dịch tễ

Bệnh xuất hiện rải rác ở một số các gia đình nghèo. Sốt Haverhill có thể thấy ở các vùng khác nhau trên thế giới nhưng hay gặp nhất là ở Mỹ và đôi khi gặp ở châu Âu. Sự lây truyền sang người trực tiếp thông qua vết cắn hoặc vết cào của chuột và bởi ăn các thức ăn chưa được nấu chín hoặc nguồn nước có lẫn nước tiểu của chuột bị bệnh, hoặc gián tiếp thông qua việc tiếp xúc giữa bàn tay không được bảo vệ với các con chuột bị ốm, chết trong phòng thí nghiệm. Streptobacillus moniliformis có thể xâm nhập vào người qua da lành.

Biểu hiện lâm sàng

Thời gian ủ bệnh từ 3 - 10 ngày. Bệnh xuất hiện đột ngột với các biểu hiện:

+ Hội chứng nhiễm trùng, biểu hiện sốt cao trên 40OC, gai rét, đau đầu. Hội chứng nhiễm trùng xuất hiện dai dẳng, gián đoạn.

+ Triệu chứng của đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn xuất hiện khi Streptobacillus moniliformis lây qua đường tiêu hóa.

+ Đau cơ, đau khớp có thể xuất hiện với đặc điểm đau di chuyển từ khớp này sang khớp khác. Một nửa số bệnh nhân có biểu hiện như viêm khớp dạng thấp hoặc viêm khớp nhiễm trùng không đối xứng, tập trung ở các khớp lớn.

+ Triệu chứng trên da với biểu hiện các ban xuất huyết ở gan bàn chân, gan bàn tay.

+ Biểu hiện sốt sẽ giảm dần sau 3-5 ngày thậm chí không cần điều trị kháng sinh, các biểu hiện của khớp cũng biến mất trong khoảng 10-14 ngày.

+ Trường hợp nặng thường có các biến chứng: Viêm nội tâm mạc, nhồi máu cơ tim, viêm màng ngoài tim, viêm phổi, viêm màng não, hội chứng thiếu máu.

Chẩn đoán

Chẩn đoán thông qua cấy máu, dịch khớp, dịch rỉ từ vết thương. Phụ thuộc vào môi trường nuôi cấy, vi khuẩn có thể mọc đơn độc hoặc thành từng chuỗi. S.moniliformis phát triển khó và phải được nuôi cấy trong môi trường có 20% huyết thanh, máu hoặc dịch cổ trướng. Vi khuẩn không phát triển tốt trong các môi trường thông thường. Phương pháp gây nhiễm cho động vật gặm nhấm cũng được sử dụng trong chẩn đoán, chẩn đoán bằng huyết thanh có độ tin cậy không cao, ngoài ra có thể dùng kỹ thuật gen PCR (polymerase chain reaction).

Điều trị bệnh sốt do chuột cắn

- Tỉ lệ mắc bệnh hơn 25% số bệnh nhân không được điều trị. Việc điều trị bệnh sốt chuột cắn kết hợp với việc chăm sóc vết cắn của chuột.

- Chăm sóc vết cắn: Ngay sau khi bị chuột cắn thì nên rửa sạch bằng nước muối, thuốc sát trùng, nước xà phòng. Khi đến bệnh viện bệnh nhân cần được tiếp tục rửa sạch vết thương và tiêm phòng uốn ván.

- Dùng kháng sinh Penicillin tĩnh mạch (2 triệu đơn vị mỗi 4 giờ), trong 5-7 ngày. Nếu lâm sàng cải thiện có thể dùng ampicillin 500mg x 4 lần/ngày đường uống cho đủ thời gian 7 ngày.

- Trong những trường hợp dị ứng với penicillin, có thể thay thế bằng tetracycline (viên uống, 500mg/lần x 4 lần/ngày) hoặc doxycycline (100mg, uống hoặc tiêm tĩnh mạch x 2 lần/ngày), trong 5-7 ngày. Hoặc Streptomycin 1-2 g/ngày, tiêm bắp x 7 ngày

Phòng ngừa

- Để tránh bị chuột cắn cần ngủ mắc màn, chặn màn chặt để không cho chuột chui vào cắn.

- Nên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tránh để đồ đạc ẩm thấp, bừa bãi làm nơi chuột trú ngụ, sinh sản.

- Không dùng tay không để bắt chuột.

Nguồn: Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Bị chuột cắn chảy máu có sao không? Khi bị chuột cắn nhiều người chủ quan nghĩ là nó vô hại, nhưng thực tế nó lại tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ mắc các bệnh khác nhau. Chuột là nguồn lưu trú của khá nhiều mầm bệnh nguy hiểm. Trong máu của chuột có chứa 10-20% xoắn khuẩn. Khi bị chuột cắn các xoắn khuẩn sẽ theo nước bọt của chuột xâm nhập vào cơ thể chúng ta qua vết cắn. Vậy bị chuột cắn có nguy hiểm không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Bị chuột cắn chảy máu có sao không, có nguy hiểm không?

Ngay khi bị chuột cắn chảy máu thì bạn nên thực hiện một vài bước sau để xử lý vết thương:

  • Rửa sạch ngay vết cắn bằng xà phòng và nước ấm. Chú ý làm sạch sâu vết thương và hãy rửa sạch xà phòng để hạn chế tình trạng bị kích ứng xà phòng.
  • Thường xuyên theo dõi tình trạng vết thương để đề phòng các diễn biến nhiễm trùng như đỏ, sưng tấy, chảy mủ,…
  • Lau khô ráo vết thương và băng lại bằng gạc sạch để tránh tình trạng chảy máu. Những vết cắn của chuột có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng nên bạn có thể bôi thêm thuốc mỡ có chứa kháng sinh vào vị trí vết thương.
  • Hỏi ý kiến bác sĩ, cần thiết thì có thể tiêm phòng uốn ván hoặc khâu lại nếu vết cắn rộng và sâu.
  • Trong trường hợp bắt được con chuột đã cắn bạn thì bạn nên theo dõi nó xem có bị nhiễm bệnh hay không.

Theo dõi khi bị chuột cắn

Vết thương do chuột gây ra

Khi bị chuột cắn bạn có thể mắc một số các bệnh nguy hiểm sau:

1. Bệnh Sodoku

Đây là một loại bệnh do nguyên nhân nhiễm xoắn khuẩn mang tên Spirillum minus từ vết chuột cắn, sau khi bị chuột cắn từ 5-30 ngày. Nếu không được điều trị, bệnh sẽ thường kéo dài từ 1 – 2 tháng và tỉ lệ tử vong là khoảng 6 – 10%.
Biểu hiện của bệnh Sodoku

  • Sốt cao (39 độ C – 40 độ C), thường xuyên cảm thấy ớn lạnh, sốt thành từng cơn, sốt không không có chu kỳ, xen kẽ. Trong 1 – 3 tháng, sự tái phát cơn sốt sẽ có thể xuất hiện thêm vài lần
  • Các dấu hiệu bên ngoài bao gồm: các ban sản xuất huyết, gần như dính liền với nhau, chủ yếu tập trung ở phần da đầu, mặt và nửa thân trên.
  • Những chỗ bị cắn ngoài da có thể tự khỏi, nhưng đa số các trường hợp xuất hiện ban xuất huyết hoại tử tại chỗ và có phản ứng của hạch khu vực.

=> Bệnh nhân mắc phải bệnh Sodoku có thể có những biểu hiện đau cơ, đau khớp và thường diễn biến dẫn tới viêm khớp.

2. Bệnh dịch tễ

Bệnh xuất hiện ở các vùng khác nhau trên thế giới nhưng hay gặp ở Mỹ và đôi khi ở châu Âu. Bệnh có thể lây truyền qua người trực tiếp thông qua vết cắn hoặc vết cào của chuột nhiễm bệnh. Có nguyên nhân nhiễm bệnh khác là việc tiếp xúc giữa bàn tay không được bảo vệ với các con chuột bệnh trong phòng thí nghiệm. Thời gian ủ bệnh là từ 3-10 ngày, bệnh xuất hiện đột ngột.
Biểu hiện của Sodoku:

  • Biểu hiện đầu tiên của người bệnh là sốt cao trên 40 độ, gai rét, đau đầu.
  • Đau cơ, đau khớp, viêm khớp dạng thấp, tập trung ở các khớp lớn, phát ban xuất huyết ở gan bàn chân, bàn tay.
  • Hội chứng nhiễm trùng xuất hiện dai dẳng dài ngày kèm buồn nôn, nôn.
  • Biểu hiện sốt sẽ giảm dần sau 3-5 ngày thậm chí không cần điều trị kháng sinh.các biểu hiện của khớp cũng biến mất trong khoảng 10-14 ngày.
  • Bệnh nhân nặng thường có các biến chứng viêm nội tâm mạc, viêm màng ngoài tim, viêm màng não, viêm phổi, thiếu máu.

Theo dõi khi bị chuột cắn

Phát ban ở bàn tay

3. Bệnh sốt Haverhill

Bệnh này do Streptobacillus moniliformis lây qua đường tiêu hóa và phổ biến hơn bệnh Sodoku. Người bệnh sẽ có những triệu chứng về tiêu hóa như buồn nôn, nôn. Trên da có các triệu chứng như các ban xuất huyết ở gan bàn chân, bàn tay. Các biến chứng có thể xuất hiện nếu không được điều trị kịp thời đó là viêm nội tâm mạc, nhồi máu cơ tim, viêm phổi, viêm màng não, viêm màng ngoài tim, hội chứng thiếu máu… Streptobacillus moniliformis là trực khuẩn gram âm, không di động, ưa khí, không vỏ bao, đa hình thể. Chúng thường có hình cầu, oval, thoi, một số trường hợp chúng cuộn thành hình khối. Chúng được tìm thấy trong mũi hầu của chuột.

Biểu hiện lâm sàng:

  • Thời gian ủ bệnh Haverhill từ 3 -10 ngày.
  • Bệnh nhân xuất hiện đột ngột nhiều biểu hiện bị nhiễm trùng, sốt cao trên 40 độ C, đau đầu
  • Biểu hiện ngoài da là ban xuất huyết ở gan bàn chân và gan bàn tay.
  • Một số bệnh nhân có biểu hiện viêm khớp dạng thấp hoặc viêm khớp nhiễm trùng không đối xứng và thường tập trung ở những khớp lớn
  • Dù không tiêm kháng sinh, dấu hiệu sốt sẽ giảm dần từ 3 – 5 ngày, các biểu hiện thấp khớp sẽ mất đi từ 10 – 14 ngày
  • Biến chứng: viêm nội tâm mạc, viêm màng ngoài tim, nhồi máu cơ tim, viêm phổi, hội chứng thiếu máu, viêm màng não.

4. Virus Hanta

Loại virus này có thể gây bệnh cho mọi người. Nguyên nhân là do hít phải những vật thể trong không khí được tạo ra từ chất thải của chuột có nhiễm virus. Phần lớn thời gian phát bệnh từ 2-3 tuần. Biểu hiện của bệnh do Virus Hanta gây ra có hai dạng:
Hội chứng phổi (HPS)

  • Trong giai đoạn sớm của bệnh, bệnh nhân có các triệu chứng giống với bệnh cúm thông thường, bao gồm: sốt, ho, nhức đầu, đau mỏi cơ bắp, chán ăn, suy nhược cơ thể,….
  • Khoảng 4 – 10 ngày sau khi phát bệnh, bệnh nhân bắt đầu có những biểu hiện nặng hơn: sốt cao, ho, khó thở, thở gấp,… có thể dẫn đến chứng suy hô hấp.

Hội chứng thận kèm theo sốt xuất huyết (HFRS)

  • Gây ra tình trạng tình trạng hạ huyết áp và gây rối loạn các chức năng điều hòa nội môi, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý của cơ thể
  • Bệnh nhân có dấu hiệu sốt, đau cơ kéo dài từ 3 – 5 ngày
  • Giảm tiểu cầu, hạ huyết áp và vô niệu.
  • Tỷ lệ tử vong có thể 5 – 10% tùy từng giai đoạn bệnh tiến triển.

 

Theo dõi khi bị chuột cắn

Đeo găng tay khi bắt chuột để bảo vệ bản thân

Một số phương pháp giúp bạn hạn chế tình trạng bị chuột cắn như:

  • Giữ gìn nhà cửa gọn gàng sạch sẽ, không chất nhiều đồ đạc không dùng đến vào một chỗ để hạn chế nơi trú ẩn của chuột.
  • Đóng kín cửa nhà, cửa tủ để chuột ở ngoài không xâm nhập vào trong nhà.
  • Lưu giữ thức ăn thừa đúng cách để không thu hút lũ chuột vào nhà.
  • Sử dụng găng tay, khẩu trang khi dọn dẹp nhà cửa để tránh sự tiếp xúc với nước tiểu và phân chuột
  • Dùng nước tẩy rửa để lau sạch sẽ những nơi bị ô nhiễm ngay sau khi bạn phát hiện phân chuột hoặc nước tiểu chuột, sau đó lau lại bằng nước sạch và lau khô ráo.
  • Không nên quét khô ở những nơi nhiễm phân và nước tiểu của chuột vì có thể hít phải bụi mang virus gây bệnh.

Hy vọng những thông tin trên đây có thể giúp ích cho bạn khi gặp vấn đề bị chuột cắn có sao không? Nó sẽ giúp cho bạn có cách xử lý kịp thời. Những thông tin trên đây chỉ mang tính tham khảo, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên môn để được tư vấn một cách tốt nhất.
Xem thêm: Những cách phòng, diệt chuột tận gốc hiệu quả

Theo dõi khi bị chuột cắn

Xem nhanhCách xử lý vết thương khi bị chuột cắnBị chuột cắn chảy máu có sao không?Một số phòng tránh bị chuột cắn Có rất nhiều cách để đuổi muỗi khác nhau từ truyền thống cho đến hiện đại. Nhưng nhiều người vẫn đang quan tâm đến các phương pháp an toàn không độc hại

Theo dõi khi bị chuột cắn

Xem nhanhCách xử lý vết thương khi bị chuột cắnBị chuột cắn chảy máu có sao không?Một số phòng tránh bị chuột cắn Làm thế nào để diệt mọt gỗ là vấn đề mà nhiều người đang đặt ra. Mọt gỗ có thể được coi là kẻ phá hủy thầm lặng cho ngôi nhà bạn.

Theo dõi khi bị chuột cắn

Xem nhanhCách xử lý vết thương khi bị chuột cắnBị chuột cắn chảy máu có sao không?Một số phòng tránh bị chuột cắn Bọ chét thường xuất hiện ở những gia đình có nuôi thú cưng. Bên cạnh sự phiền phúc chúng gây ra cho chú cún hay mèo cưng của bạn, những loại vi

Theo dõi khi bị chuột cắn

Xem nhanhCách xử lý vết thương khi bị chuột cắnBị chuột cắn chảy máu có sao không?Một số phòng tránh bị chuột cắn Keo dính chuột  là phương pháp diệt chuột truyền thống mà hiệu quả, được rất nhiều người tin dùng. Tuy nhiên, với độ bám dính cao, rất khó để tẩy vết bẩn

Theo dõi khi bị chuột cắn

Xem nhanhCách xử lý vết thương khi bị chuột cắnBị chuột cắn chảy máu có sao không?Một số phòng tránh bị chuột cắn Bạn muốn tìm hiểu về cách diệt mối chân trường hiệu quả nhất? Bởi mối là loại côn trùng sinh sống ở những nơi tối và ẩm thấp và chân tường là

Theo dõi khi bị chuột cắn

Xem nhanhCách xử lý vết thương khi bị chuột cắnBị chuột cắn chảy máu có sao không?Một số phòng tránh bị chuột cắn Cách đuổi muỗi bằng sả là một trong những cách tự nhiên, an toàn cho sức khỏe thường được tìm kiếm nhất. Ngoài việc đuổi côn trùng gây bệnh dịch, xông phòng bằng

Theo dõi khi bị chuột cắn

Xem nhanhCách xử lý vết thương khi bị chuột cắnBị chuột cắn chảy máu có sao không?Một số phòng tránh bị chuột cắn Để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng lâu dài đối với các công trình xây dựng. Đặc biệt đối với những công trình có quy mô lớn, nhà cao

Theo dõi khi bị chuột cắn

Xem nhanhCách xử lý vết thương khi bị chuột cắnBị chuột cắn chảy máu có sao không?Một số phòng tránh bị chuột cắn Muỗi là một trong những loài côn trùng gây ảnh hưởng xấu đến con người. Chúng là trung gian gây ra các căn bệnh nguy hiểm như sốt xuất huyết, sốt vàng

Theo dõi khi bị chuột cắn

Xem nhanhCách xử lý vết thương khi bị chuột cắnBị chuột cắn chảy máu có sao không?Một số phòng tránh bị chuột cắn Cách diệt kiến đen trên cây nào hiệu quả và dễ dàng thực hiện mà không gây hại cho cây? Một khi cây bị kiến đen tấn công, rất khó để xua

Theo dõi khi bị chuột cắn

Xem nhanhCách xử lý vết thương khi bị chuột cắnBị chuột cắn chảy máu có sao không?Một số phòng tránh bị chuột cắn Đèn diệt côn trùng đã và đang là một trong những phương pháp hiện đại ngày càng phổ biến, thay thế cho những cách diệt côn trùng truyền thống. Vậy mua đèn

Theo dõi khi bị chuột cắn

Xem nhanhCách xử lý vết thương khi bị chuột cắnBị chuột cắn chảy máu có sao không?Một số phòng tránh bị chuột cắn Bạn muốn tìm cách làm bẫy gián bởi hiện tại gia đình bạn đang gặp phải sự “xâm nhập” của lũ gián vô cùng khó chịu. Gián không chỉ làm cho nhà

Theo dõi khi bị chuột cắn

Xem nhanhCách xử lý vết thương khi bị chuột cắnBị chuột cắn chảy máu có sao không?Một số phòng tránh bị chuột cắn Đâu là cách ngăn chặn rắn vào nhà tốt nhất? Bởi rắn là một loài bọ sát cực kì nguy hiểm đến tính mạng con người. Chúng thường xuất hiện rất bất

Theo dõi khi bị chuột cắn

Xem nhanhCách xử lý vết thương khi bị chuột cắnBị chuột cắn chảy máu có sao không?Một số phòng tránh bị chuột cắn Con gián là một trong những loài côn trùng gây hại phổ biến nhất. Trên mình chúng mang rất nhiều vi khuẩn truyền nhiễm, là nguồn lây bệnh cho con người. Vì vậy,

Theo dõi khi bị chuột cắn

Xem nhanhCách xử lý vết thương khi bị chuột cắnBị chuột cắn chảy máu có sao không?Một số phòng tránh bị chuột cắn Gián là loài côn trùng gây hại thường gặp nhất và cũng là loài sống “dai” nhất, rất khó để tiêu diệt tận gốc. Bài viết dưới đây gợi ý những loại

Theo dõi khi bị chuột cắn

Xem nhanhCách xử lý vết thương khi bị chuột cắnBị chuột cắn chảy máu có sao không?Một số phòng tránh bị chuột cắn Kiến ba khoang là một trong những loài côn trùng nguy hiểm. Nọc độc của chúng có thể gây ra vết bỏng rát có dạng như vết ban đỏ, khi gãi, chất độc