Theo bạn tỉ số giới tính khi sinh là

Cần thêm nhiều cố gắng để cân bằng tỷ số giới tính khi sinh

(ĐCSVN) - Theo phân tích của Tổng cục Thống kê, tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam cao hơn mức sinh học tự nhiên, mặc dù tình trạng này đã được cải thiện trong những năm gần đây nhờ nỗ lực “đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên” của Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên, chặng đường để đạt tới mục tiêu “đến năm 2030, tỷ số giới tính khi sinh dưới 109 bé trai/100 bé gái sinh ra sống” vẫn cần thêm rất nhiều cố gắng.

Tỷ số giới tính khi sinh (SRB) được xác định bằng số bé trai trên 100 bé gái được sinh ra trong thời kỳ nghiên cứu, thường là 12 tháng trước thời điểm điều tra. Tỷ số SRB phản ánh cân bằng giới tính của số bé trai và bé gái khi được sinh ra. Thông thường tỷ số này là 104 - 106 bé trai/100 bé gái sinh ra sống. Bất kỳ sự thay đổi đáng kể này của SRB chệch khỏi mức sinh học bình thường đều phản ánh những can thiệp có chủ ý và sẽ làm ảnh hưởng đến sự mất cân bằng tự nhiên, đe dọa sự ổn định dân số của quốc gia và toàn cầu.

Tình trạng thiếu hụt số trẻ em gái liên quan tới quá trình hình thành và cấu trúc gia đình,

đặc biệt là hệ thống hôn nhân trong tương lai

Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở thời điểm 0h ngày 01/4/2019, SRB của Việt Nam có xu hướng tăng hơn so với mức sinh học tự nhiên từ năm 2006 đến nay, đưa ra bằng chứng về mất cân bằng giới tính khi sinh tại Việt Nam. Trong đó, SRB năm 2019 giảm so với năm 2018 nhưng vẫn ở mức rất cao. Năm 2018, SRB là 114,8 bé trai/100 bé gái; năm 2019 là 111,5 bé trai/100 bé gái.

Hiện nay, tỷ số giới tính của 53 dân tộc thiểu số nước ta là 100,4 nam/100 nữ. Các dân tộc thiểu số có tỷ số giới tính cao như: Ơ Đu 124,1 nam/100 nữ; Ngái 114,7 nam/100 nữ; Bố Y 110,3 nam/100 nữ; Hoa 108,3 nam/100 nữ. Một số dân tộc thiểu số lại có tỷ số giới tính khá thấp như Xtiêng 92,4 nam/100 nữ; Mạ 94,1 nam/100 nữ; Brâu 94,4 nam/100 nữ; Mnông 94,9 nam/100 nữ.

Tỷ số giới tính chịu tác động bởi ba yếu tố là sinh, chết và di cư. Những nơi có sự lựa chọn giới tính khi sinh theo xu hướng ưa thích con trai trong bối cảnh giảm sinh, phong tục tập quán muốn có con trai để nối dõi, thờ cúng tổ tiên thì sẽ làm tăng tỷ số giới tính khi sinh và làm tăng tỷ số giới tính. Tỷ số giới tính thường cao ở các nhóm tuổi trẻ và giảm dần khi nhóm tuổi tăng lên do mức tử vong của nam giới thường cao hơn nữ giới. Những nơi có nhiều nữ giới di cư đi nơi khác cũng sẽ làm tăng tỷ số giới tính và ngược lại.

Bên cạnh đó, việc dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ y tế để lựa chọn giới tính thai nhi khi mang thai hoặc chẩnđoán giới tính thai nhi dẫn tới nạo phá thai vì lý do lựa chọn giới tính. Việc lựa chọn giới tính trước khi sinh phản ánh tình trạng bất bình đẳng giới sâu sắc. Các nghiên cứu của quốc tế và Việt Nam đã chỉ ra hệ lụy tới cấu trúc gia đình và các vấn đề xã hội trong tương lai của tình trạng mất cân bằng giới tính hiện nay.

Tình trạng thiếu hụt số trẻ em gái sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt phụ nữ ở tất cả các nhóm tuổi trong tương lai. Cấu trúc dân số trong những thập kỷ tới sẽ mang dấu ấn của việc lựa chọn giới tính hiện tại với quy mô dân số nam giới vượt trội trong một thời gian dài. Theo các nhà khoa học xã hội, tác động chính của hiện tượng mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ liên quan tới quá trình hình thành và cấu trúc gia đình, đặc biệt là hệ thống hôn nhân. Nam giới trẻ tuổi sẽ bị dư thừa so với nữ giới do tỷ lệ nữ đang giảm dần trong cùng một thế hệ và kết quả là họ có thể đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng khi tìm kiếm bạn đời. Trì hoãn hôn nhân trong nam giới hoặc gia tăng tỷ lệ sống độc thân là những khả năng có thể xảy ra trong tương lai do tình trạng thiếu phụ nữ trong độ tuổi kết hôn. Điều này sẽ tác động ngược lại hệ thống gia đình trong tương lai.

Điều tra của Tổng cục Thống kê cũng đã chỉ ra SRB của khu vực thành thị thấp hơn khu vực nông thôn, tương ứng với 110,8 và 111,8 bé trai/100 bé gái. SRB giữa các vùng có sự chênh lệch đáng kể, cao nhất là ở Đồng bằng sông Hồng với 115,5 bé trai/100 bé gái; thấp nhất là ở Đồng bằng sông Cửu Long với 106,9 bé trai/100 bé gái). Sự khác biệt SRB giữa khu vực thành thị với nông thôn ở Đồng bằng sông Hồng cũng cao nhất nước. SRB của vùng trung du, miền núi phía Bắc năm 2009 là 108,5 bé trai/100 bé gái đã tăng lên 114,2 bé trai/100 bé gái năm 2019, tăng mạnh hơn mức tăng SRB của vùng Đồng bằng sông Hồng.

Lựa chọn giới tính trước khi sinh là nguyên nhân trực tiếp của hiện tượng mất cân bằng giới tính khi sinh. Do vậy, theo dõi các diễn biến của SRB là rất cần thiết nhằm đưa ra các can thiệp kịp thời.Đảng và Chính phủ đã rất quan tâm đến việc mất cân bằng giới tính khi sinh. Ngày 25/10/2017, Hội nghị lần thứ sáu, Khóa XII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới. Nghị quyết nêu rõ: “Mất cân bằng giới tính khi sinh tăng nhanh, đã ở mức nghiêm trọng” và đặt ra mục tiêu: “đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên”, “đến năm 2030: tỷ số giới tính khi sinh dưới 109 bé trai/100 bé gái sinh ra sống”.

Để đạt được những mục tiêu trong Nghị quyết số 21-NQ/TW, Tổng cục Thống kê khuyến nghị cần đưa công tác dân sốthành một nội dung trọng tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp. Bên cạnh đó, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền để bảo đảm thống nhất nhận thức, hành động của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận và ủng hộ của toàn xã hội trong việc đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên. Nâng cao nhận thức, thực hành về bình đẳng giới, đề cao giá trị của trẻ em gái, vai trò, vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội. Xây dựng các chuẩn mực, giá trị xã hội phù hợp nhằm thực hiện hiệu quả bình đẳng giới, loại trừ dần nguyên nhân sâu xa của tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh truyền thông giáo dục chuyển đổi nhận thức, tạo dư luận xã hội phê phán các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi, nhằm giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh. Giáo dục nâng cao y đức cho y, bác sĩ siêu âm, nghiêm cấm lạm dụng khoa học - công nghệ để lựa chọn giới tính thai nhi nhằm tạo chuyển biến rõ nét ở những vùng có tỉ số giới tính khi sinh cao./.

Bài, ảnh: Phương Liên

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Quảng Nam và Kon Tum: Lấy ý kiến Nhân dân để xử lý tranh chấp địa giới hành chính
  • Khấu trừ 30% giá khi hoàn vé tàu Tết Quý Mão
  • Hà Nội điều chỉnh khung giờ xe vận chuyển xăng dầu
  • TP Hồ Chí Minh: Ưu tiên cân đối, bố trí vốn đầu tư cho các dự án công trình kè chống sạt lở
  • Xử phạt 3 doanh nghiệp vi phạm quy định đưa lao động sang Hàn Quốc
  • Quản lý, bảo tồn và phát triển khu dự trữ sinh quyển địa phương
  • TP Hồ Chí Minh: Đề xuất lập tổ công tác nhằm gỡ khó cung ứng xăng dầu

Bài này không có nguồn tham khảo nào. Mời bạn giúp cải thiện bài bằng cách bổ sung các nguồn tham khảo đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì bạn có thể chép nguồn tham khảo bên đó sang đây. (tháng 1/2022)

Trong thống kê giới tính ở sinh vật, tỷ số giới tính là thương số giữa số lượng giống đực (nam giới khi nói về dân số của người) và số lượng giống cái (nữ giới khi nói về dân số của người) hoặc ngược lại.

Ở người, khi lấy thống kê trên diện rộng, tỷ lệ này xấp xỉ bằng 1:1, thay đổi tùy theo độ tuổi. Ronald Fisher là người đầu tiên giải thích tỷ lệ giới tính 1:1 ở người. Khi độ tuổi tăng, tỷ lệ này nghiêng về nữ giới. Tỷ số giới tính thay đổi theo tuổi, thường vào khoảng 1,05 lúc sinh, 1,00 lúc 18 tuổi, sau đó <1 do giới nam bị chết nhiều hơn nữ.

Ở một số loài sinh vật, tỷ lệ này rất khác với 1:1.

Tham khảo

  • R.A. Fisher (1930) The Genetical Theory of Natural Selection Clarendon Press, Oxford.

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tỷ_lệ_giới_tính&oldid=68650227”

Video liên quan

Chủ đề