Theo anh (chị vì sao họa sĩ nhận được những câu trả lời khác nhau cho cùng một câu hỏi)

Nghị luận xã hội bài học rút ra từ câu chuyện bức tranh tuyệt vời

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.68 KB, 3 trang )

Ngh ị lu ận xã h ội: bài h ọc rút ra t ừcâu
chuy ện B ứ
c tranh tuy ệt v ời
Posted by Thu Trang On Tháng Chín 18, 2016 0 Comment
BỨC TRANH TUYỆT VỜI
Một họa sĩ suốt đời mơ ước vẽ một bức tranh đẹp nhất trần gian.
Ông đến hỏi vị giáo sĩ để biết được điều gì đẹp nhất. Vị giáo sĩ trả
lời: “Điều đẹp nhất trần gian là niềm tin, vì niềm tin nâng cao giá
trị con người”.
Họa sĩ cũng đặt câu hỏi tương tự với cô gái và được trả lời: “Tình
yêu là điều đẹp nhất trần gian, bởi tình yêu làm cho cay đắng trở
nên ngọt ngào; mang đến nụ cười cho kẻ khóc than; làm cho điều
bé nhỏ trở nên cao trọng, cuộc sống sẽ nhàm chán biết bao nếu
không có tình yêu”.
Cuối cùng họa sĩ gặp một người lính mới từ trận mạc trở về. Được
hỏi, người lính trả lời: “Hòa bình là cái đẹp nhất trần gian, ở đâu
có hòa bình, ở đó có cái đẹp”.Và họa sĩ đã tự hỏi mình: “Làm sao
tôi có thể cùng lúc vẽ niềm tin, hòa bình và tình yêu?”.
…Khi trở về nhà, ông nhận ra niềm tin trong ánh mắt của các con,
tình yêu trong cái hôn của người vợ. Chính những điều đó làm tâm
hồn ông tràn hạnh phúc và bình an. Họa sĩ đã hiểu thế nào là điều
đẹp nhất trần gian. Sau khi hoàn thành tác phẩm, ông đặt tên cho
nó là “Gia đình”.
(Theo Phép nhiệm màu của đời, NXB Trẻ TP Hồ Chí Minh)
Câu chuyện trên gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì về bài học cuộc
sống?


Nội dung yêu cầu
I. Yêu cầu về kĩ năng
– Biết cách làm bài nghị luận xã hội; bố cục và cách trình bày hợp


lí.
– Hệ thống ý (luận điểm) rõ ràng và được triển khai tốt.
– Diễn đạt suôn sẻ; mắc ít lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
II. Yêu cầu về nội dung
(Học sinh có thể có những suy nghĩ và cách trình bày khác nhau,
nhưng về cơ bản cần hướng đến những nội dung chủ yếu sau):
1. Ý nghĩa của câu chuyện
– Cuộc sống có nhiều giá trị tinh thần, nhiều gam màu tuyệt đẹp
làm nên bức tranh đa sắc nhưng tuyệt vời nhất, kì diệu nhất vẫn
là bức tranh “Gia đình”.
2. Bàn luận (Những suy nghĩ gợi lên từ câu chuyện):
– Mỗi người có một cảm nhận khác nhau về vẻ đẹp cuộc sống
(niềm tin, tình yêu, hòa bình…)
– Tuy nhiên gia đình là nơi hội tụ, kết tinh mọi giá trị, mọi vẻ đẹp,
mọi điều kì diệu nhất trên thế gian này. Bởi:
+ Gia đình là điểm tưạ vững chãi nhất (là chốn nương thân, là nơi
trở về, là bầu trời bình yên, là nơi nhen lên niềm tin và hi vọng…)
+ Gia đình là thế giới của tình yêu thương (tình vợ chồng, tình cha
con, tình mẹ…)
+ Là nơi tâm hồn, cuộc đời mỗi người được nuôi dưỡng lớn khôn,
trưởng thành (gia đình là bệ đỡ của niềm đam mê, thăng hoa
sáng tạo và chinh phục ước mơ…)


3. Bài học rút ra
– Mỗi người cần nhận ra giá trị thực của cuộc sống nằm ở gia đình.
Từ đó có ý thức “tô vẻ cho bức tranh gia đình” mình những gam
màu phù hợp.
– Không nên theo đuổi những điều viển vông, phù phiếm, xa vời
mà đánh mất điều trân quý giản dị nằm trong chính chúng ta,

trong mỗi gia đình.



Các câu hỏi đọc hiểu Chiếc lá cuối cùng

THPT Sóc Trăng Send an email
0 11 phút

Để đọc hiểu được tác phẩmChiếc lá cuối cùng của O.Hen-ri thì THPT Sóc Trăng xin giới thiệu tới các em hệ thống các câu hỏi sau đây:

Đọc hiểu Chiếc lá cuối cùng

1. Trình bày những hiểu biết của em về tác giả?

– O.Hen-ri (1862- 1910), tên thật là William Sydney Porter, ông sinh ra tại Greensboro, Bắc Carolina trong một gia đình có bố là bác sĩ.

Bạn đang xem: Các câu hỏi đọc hiểu Chiếc lá cuối cùng

+ Năm William 3 tuổi, mẹ ông qua đời, William lớn lên trong vòng tay của bà và các cô chú. Không được học hành đến nơi đến chốn nhưng William là một cậu bé mê đọc sách. Năm 15 tuổi, ông bỏ học và làm việc tại hiệu thuốc của người chú ruột ở Texas. Một thời gian sau, ông đến Houston và làm đủ thứ nghề để kiếm sống, sau đó cuộc sống đưa đẩy, ông cũng phải vào tù ra tội nhiều lần, vì cải tạo tốt nên ông được tha sớm.

Bài viết gần đây
  • Cảm nhận về đoạn trích bài thơ Hai chữ nước nhà của Trần Tuấn Khải

  • Nghị luận về chủ đề Hãy nói không với các tệ nạn

  • Dàn ý thuyết minh về cây bút bi

  • Thuyết minh về cây bút bi lớp 8 : Dàn ý và các bài văn mẫu hay nhất

+ Quãng thời gian ở tù ông tiếp xúc với những tù nhân với đủ mánh khóe trong làm ăn để tồn tại, người tốt có, người xấu có. Điều đó làm cho ông tích lũy được vốn sống và cái nhìn mới đối với con người và cuộc sống….

→ Cuộc đời của O.Hen-ri cũng gặp nhiều nỗi gian truân.

– Là cây bút truyện ngắn nổi tiếng của Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX với khoảng 600 truyện ngắn. ( Ông được giới nhà văn đánh giá là bậc thầy về truyện ngắn.)

– Đặc điểm của truyện kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, ngòi bút cảm thương.

2.Kể tên tác phẩm chính của O.Hen-ri ? Văn bản chiếc lá cuối cùng được trích từ tác phẩm nào?

– Tác phẩm tiêu biểu như: Căn gác xép, Tên cảnh sát và gã lang thang, Quà tặng của các đạo sĩ

– Chiếc lá cuối cùng là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của ông.

3.Truyện có những nhân vật nào? Nhân vật nào là nhân vật chính? Vì sao?

– Giôn-xi, Xiu, cụ Bơ -men → Giôn- xi, cụ Bơ-men là NV chính. Dù cụ Bơ – men xuất hiện rất ít nhưng lại là nhân vậtcó ý nghĩa quan trọng→ thể hiện tư tưởng, chủ đề của văn bản.

Để đọc hiểu rõ hơn về tác phẩm và soạn bài trước tại nhà, các em có thể tham khảoSoạn bài Chiếc lá cuối cùngchi tiết do THPT Sóc Trăng thực hiện nhé.

4. Theo em truyện có mấy tình huống? Tình huống nào là chính có ý nghĩa quyết định số phận các nhân vật ? ( Giôn – xi và Bơ men)

– Có hai tình huống chính:

+ Giôn xi mắc bệnh trầm trọng cùng nỗi tuyệt vọng của nàng.

+ Cụ Bơ – men vẽ chiếc lá, Giôn – xi được cứu sống còn cụ Bơ – men thì chết.

5. Từ những sự việc trên, em hãy tóm tắt văn bản?

– Giôn -xi là một họa sĩ trẻ, bệnh tật và tuyệt vọng, cô gắn sự sống của mình với chiếc lá cuối cùng.

– Xiu tâm sự với cụ Bơ-men điều này, hai người rất lo lắng.

– Sau một đêm mưa gió và cả ngày hôm sau, điều bất ngờ là chiếc lá không dụng.

– Giôn-xi đã sống còn cụ Bơ-men lại chết vì chứng sưng phổi.

Tham khảo thêm các bài tóm tắt truyện ngắn Chiếc lá cuối cùngbằng đoạn văn ngắn.

6. Em hãy tóm tắt đoạn trích?

Giôn- xi ốm nặng và nằm đợi chiếc lá cuối cùng của cây thường xuân bên cửa sổ rụng khi đó cô sẽ chết.Nhưng qua một đêm mưa gió bão phũ phàng, chiếc lá cuối cùng vẫn không rụng. Điều đó giúp Giôn xi thoát khỏi ý nghĩ về cái chết. Một bạn gái đã cho Giôn xi biết chiếc lá cuối cùng là bức tranh của hoạ sĩ già Bơ- men đã bí mật vẽ trong một đêm mưa gió để cứu Giôn- xi trong khi chính cụ đã chết vì mắc bệnh viêm phổi.

7. Văn bản chia làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần?

– Văn bản Chiếc lá cuối cùng gồm 3 phần.

+ Phần 1: từ đầu….tảng đá: Cụ Bơ Men và Xiu lên gách thăm Giôn-Xi

+ Phần 2: Tiếp theo……thế thôi: Chiếc lá cuối cùng không dụng và Giôn-xi đã qua cơn nguy hiểm.

+ Phần 3: Còn lại: Xiu kể cho Giôn-xi nghe về cái chết bất ngờ của cụ Bơ-men khi sức khỏe của Giôn xi đang dần bình phục.

8. Theo dõi phần chữ nhỏ văn bản em biết được gì về hoàn cảnh sống của Giôn – xi ? ( cô làm nghề gì và cô sống như thế nào?)

– Là một họa sĩ nghèo.

– Bị bệnh sưng phổi nặng.

9. Qua những chi tiết trên, em có nhận xét gì về hoàn cảnh sống của Giôn- xi lúc bấy giờ.

→ Cuộc sống nghèo túng , bệnh tật.

Bổ sung từ giáo viên: Trong sự nghèo túng và bệnh tật như vậy thì tâm trạng của Giôn xi như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu phần * tiếp theo:

10. Khi biết mình bệnh tật , đau đớn đầy mình như vậy, Giôn-xi có ý nghĩ gì?

– Khi chiếc lá cuối cùng trên cây Thường xuân lìa cành thì cô cũng ra đi.

11. Em có nhận xét gì về ý nghĩ của Giôn -xi?

→ Ngớ ngẩn, đáng thương.

12. Với ý nghĩ đó, em hiểu gì tâm trạng của Giôn – xi lúc đầu như thế nào?

– Buồn bã, bất lực, thờ ơ với sự sống của chính mình, buông xuôi, giờ chỉ còn chờ đợi cái chết.

13. Điều gì khiến Giôn – xi trỗi dậy một sức sống mới?

– Nhìn thấy chiếc lá trên cây thường xuân sau một đêm bão vẫn bám riết vào cuống lá, vẫn kiên gan đậu trên tường.

14: Sự thay đổi tâm trạng của Giôn – xi khi nhìn thấy chiếc lá đó được biểu hiện như thế nào?

– Nhìn chiếc lá hồi lâu, gọi Xiu.

– Nhận mình là hư, là tệ, muốn chết là có tội, xin cháo, sữa, rượu vang, gương soi, ngồi dậy…ao ước vẽ vịnh Na plơ.

→ Tâm trạng phấn chấn, khao khát sự sống trở lại.

15. Kết quả cuối cùng như thế nào?

– Giôn – xi chiến thắng bệnh tật.

→Nhu cầu sống đã trở lại, yêu bạn, yêu nghề, vượt qua cái chết.

16. Theo em trong chiến công này ngoài cụ Bơ – men và Xiu thì Giôn – xi có vai trò gì?

– Cụ Bơ – men và Xiu là sức mạnh ngoại lực Giôn – xi sức mạnh nội lực, là người trực tiếp chống lại cái chết. Do đó quá trình diễn biến tâm trạng của Giôn – xi cũng là quá trình đấu tranh của bản thân để chiến thắng cái chết.

Bổ sung từ giáo viên: Nhân vật Giôn – xi đã góp phần hoàn thiện bức tranh tình người, tô đậm vẻ đẹp diệu kỳ của cụ Bơ – men, làm sáng lên nét đẹp giản dị của nhân vật Xiu.

17.Tình yêu thương của Xiu đối với Giôn – xi được biểu hiện ở những chi tiết nào?

– Lo sợ khi nhìn vài chiếc lá thường xuân còn bám lại trên tường.

– Họ sợ sệt ngó ra ngoài cửa

– Lơ sợ nếu Giôn – xi chết đi…

– Sự động viên, chăm sóc của Xiu đối với Giôn xi.

18. Theo em Xiu nói chuyện với cụ Bơ men về bệnh tình của Giôn- xi và suy nghĩ của Giôn-xi là để làm gì?

– Chia sẻ nỗi lo lắng và suy nghĩ của mình về bệnh tật của Giôn – xi.Mong muốn tìm kiếm được một giải pháp giúpGiôn-xi lấy lại niềm tin vào cuộc sống.

19. Điều đó chứng tỏ tình cảm của Xiu đối với Giôn – xi như thế nào?

– yêu thương Giôn – xi -> đó là tình yêu của người chị hết lòng vì em.

20. Tâm trạng của Xiu như thế nào khi ngày ngày chứng kiến Giôn – xi đếm từng chiếc lá rụng?

– Trĩu nặng nỗi lo âu trước giờ phút sức lực của Giôn – xi cạn dần.

21. Khi nghe Giôn – xi nói, chứng kiến dự cảm tuyệt vọng của em, tâm trạng của Xiu như thế nào?

– “cúi khuôn mặt hốc hác…em hãy nghĩ đến chị” lo sợ mất Giôn – xi.

22. Qua đó em thấy điều gì ở con người Xiu?

– tình bạn gắn bó, tấm lòng nhân ái, bao la sâu nặng.

Bổ sung từ giáo viên: ngỡ như nhịp đập của trái tim Giôn – xi cũng là nhịp đập của trái tim Xiu.

23. Tâm trạng của Xiu khi nghe Giôn – xi đòi ăn cháo, uống sữa, soi gương và lúc nghe bác sĩ thông báo chăm sóc chu đáo sẽ thắng như thế nào?

– Sung sướng như chính mình được hồi sinh.

24. Ý nghĩa của câu nói “cô ấy khỏi nguy hiểm rồi, chị đã thắng” là gì?

– Cùng với kiệt tác của cụ Bơ – men, tình thương và sự chăm sóc của Xiu đã giúp Giôn – xi thắng được bệnh tật, thắng được những yếu mềm.

Trong chiến thắng ấy. Xiu đã góp phần quan trọng nên có thể coi Xiu là người chiến thắng, chínhtình thương và lòng vị tha đã chiến thắng cái chết.

25. Em có nhận xét gì về cách khắc hoạ nhân vật Xiu của tác giả?

– Giọng kể thủ thỉ, tâm tình, cách ngắt đoạn, đảo ngược .. nhân vật trở nên tinh tế, nổi bật, hấp dẫn.

26. Theo em, nếu Xiu được biết trước ý định của cụ Bơ – men thì truyện sẽ như thế nào? Vì sao?

– Thì truyện sẽ kém hay đi, vì Xiu không bị bất ngờ và chúng ta không được thưởng thức cả đoạn văn nói lên tâm trạng lo lắng thấm đượm tình người của cô…

27. Em hình dung về nhân vật cụBơ – mennhư thế nào?

– Là một cụ già ngoài 60 tuổi, thân hình nhỏ nhắn, râu tóc loà xoà, dữ tợn.

– Suốt đời mơ vẽ được một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được. Tự cho mình là người thất bại trong nghệ thuật.

28. Khi cụ Bơ men và Xiu sang đến nơi, họ sợ sệt nhìn ra cửa sổ nhìn cây thường xuân rồi nhìn nhau chẳng nói gì. Thái độ đó thể hiện điều gì?

– Yêu thương, lo lắng cho số mệnh của Giôn – xi.

29. Nhìn Xiu cụ Bơ – men không nói gì nhưng theo em trong thâm tâm cụ đang nghĩ đến điều gì?

– Cụ đang nghĩ cách cứu Giôn – xi.

– Biết được suy nghĩ của Giôn – xi: Chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì cô nghĩ mình cũng sẽ chết.

Bổ sung từ giáo viên: Trước đó khi khi nghe Xiu kể về ý nghĩ này của Giôn – xi, cụ đã rất bực mình. Trên đời này lại có người ngớ ngẩn muốn chết chỉ vì một cái dây leo chết tiệt dụng lá.

30. Cụ Bơ – men đã nghĩ ra cách gì để cứu Giôn – xi thoát chết?

– Nghĩ đến việc sẽ vẽ chiếc lá cuối cùng để cứu sống Giôn – xi. Vì cụ đã hiểu tình trạng bệnh tật và tâm hồn yếu đuối của Giôn – xi.

31. Vì sao nhà văn không kể sự việc cụ đã vẽ chiếc lá như thế nào trong đêm mưa tuyết ấy?

– Đó là thủ pháp giấu kín sự việc, ngắt đoạn nhằm gây sự bất ngờ, chỉ đến khi Giôn – xi chiến thắng cái chết dần dần trở về với sự sống, người đọc mới biết rõ hành động của Bơ – men sự hấp dẫn của truyện.

32. Qua lời kể của Xiu với Giôn – xi em hình dung được hình ảnh cụ Bơ – men như thế nào trong đêm mưa tuyết ấy? Đó là một hành động như thế nào?

– Dũng cảm, đương đầu với khắc nghiệt của thiên nhiên, làm việc âm thầm khi tuổi cao, sức yếu.

Bổ sung từ giáo viên:

– Đó cũng là quá trình sáng tạo, gian khổ đầy hào hứng. Hoạ sĩ đã dồn hết sức mình, tình yêu thương với Giôn – xi vào từng nét vẽ….

– Con người cao thượng, quên mình vì người khác.

33. Tại sao Xiu gọi chiếc lá cuối cùng ấy là kiệt tác của cụ Bơ – men?

– Giống như thật, thổi vào tâm hồn Giôn – xi hơn ấm của niềm tin và nghị lực để trở về với sự sôngs.

– Chiếc lá không chỉ vẽ bằng bút lông bột màu mà bằng cả tình thương bao la, tấm lòng hi sinh cao cả của cụ Bơ – men.

Bổ sung từ giáo viên: Bức tranh của hoạ sĩ Bơ – men không nhằm mục đích sáng tác nghệ thuật mà chỉ là để cứu sống Giôn – xi. song nó không phải thần dược mà nó là một tác phẩm NT được tạo nên bởi tình thương yêu con người trong một phút xuất thần của người hoạ sĩ….

34.Từ đó em hiểu gì về một tác phẩm nghệ thuật chân chính?

– Một tác phẩm nghệ thuật chân chính phải được tạo ra từ tình yêu thương con người, là nghệ thuật vì con người.

– Câu chuyện khiến chúng ta cảm động : cảm động về những tấm lòng vàng – tấm lòng nhân hậu vị tha, đức hy sinh, vì Giôn xi mà cụ Bơ men đánh đổi cả mạng sống của mình.

35. O.Hen-ri còn thành công trong việc xây dựng 2 tình huống đảo ngược bất ngờ, em hãy chỉ ra 2 tình huống ấy?

2 tình huống đảo ngược bất ngờ trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng chính là:

– Giôn – xi đang tiến dần đến cái chết → khoẻ lại, yêu đời, chiến thắng cái chết.

– Cụ Bơ – men đang khoẻ → cuối truyện lại qua đời vì bệnh tật…

36.Cả hai tình huống đảo ngược trênđều liên quan đến sự việc nào?

– Đều liên quan đến bệnh sưng phổi và chiếc lá cuối cùng..

Bổ sung từ giáo viên:Tất cả đó làm nên thành công của O.Hen-ri cùng 600 truyện ngắn đó làm cho tên tuổi của ông trở thành bất tử.

37. Theo em truyện Chiếc lá cuối cùng có ý nghĩa gì?

– Từ câu chuyện cảm động về tình yêu thương giữa những người hoạ sĩ nghèo, tác giả thể hiện quan niệm của mình về mục đích sáng tạo của nghệ thuật: hãy đem nghệ thuật phục vụ con người, hãy phấn đấu cho hạnh phúc của con người.

Bài soạn của cô giáo Bùi Thị Thủy (THCS Mạo Khê II)

Mong rằng với tổng hợpcác câu hỏi đọc hiểu Chiếc lá cuối cùng thì các em hoàn toàn có thể nắm chắc những nội dung cần ghi nhớ liên quan tới tác phẩm. Chúc các em học tốt.

Tổng hợp các câu hỏi đọc hiểu Chiếc lá cuối cùng có đáp án giúp các em nắm chắc những nội dung quan trọng khi đọc hiểu tác phẩm cùng tên.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo dục

Tags
Ngữ Văn lớp 8 Văn mẫu lớp 8 Văn mẫu lớp 8 Tập 1
THPT Sóc Trăng Send an email
0 11 phút

Đề số 69 - Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn

Đề bài

I. ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

HỌA SĨ TÀI GIỎI NHẤT

Thuở trước, ở một thành phố nọ, người ta tổ chức cuộc thi họa sĩ tài giỏi nhất. Rất đông họa sĩ đua tài, trưng bày những bức tranh đẹp của mình cho một ban giám khảo tinh tường phán xét.

Cuộc thi đi đến hồi kết thì ban giám khảo lúng túng. Trước mắt họ chỉ còn lại hai bức tranh của hai họa sĩ bậc thầy. Ban giám khảo hết nhìn tranh lại thì thào bàn thảo với nhau, cố tìm ra những khiếm khuyết của từng bức để quyết định ai là người tài giỏi nhất. Nhưng dù đã hết sức cố gắng, ban giám khảo vẫn không thấy bức tranh nào có khiếm khuyết gì.

Có một nhà hiền triết đi ngang qua thấy vậy, nói với ban giám khảo là ông sẽ giúp đỡ họ.

Nhà hiền triết đến bên hai họa sĩ và nói:

- Thưa hai ngài, bức tranh của hai ngài rất đẹp, nhưng thú thực là ban giám khảo cũng như tôi không thấy chúng có khiếm khuyết gì. Vì thế xin hai ngài hãy nhìn kỹ lại tranh của mình rồi nói cho tôi biết về những khiếm khuyết của chúng.

Sau một hồi lâu nhìn ngắm tranh của mình, vị họa sĩ thứ nhất thẳng thắn trả lời:

- Thưa tiên sinh, ngắm đi ngắm lại bức tranh của mình tôi vẫn không thấy nó bị khuyết thiếu gì.

Vị họa sĩ thứ hai đứng im.

- Chắc ngài cũng thấy bức tranh của mình có khiếm khuyết? – nhà hiền triết hỏi:

- Thưa không phải, chỉ là tôi đang không biết nên bắt đầu từ khiếm khuyết nào – vị họa sĩ bối rối trả lời trung thực.

- Ngài đã thắng cuộc thi – nhà hiền triết mỉm cười nói.

- Mọi người ồ lên:

- Sao thế được? Giải thưởng trao cho người thấy tranh của mình còn nhiều khiếm khuyết là sao?

Nhà hiền triết giải thích:

- …

(Theo pritchi.in, Ngân Xuyên dịch)

Câu 1: (1.0 điểm) Nhận biết

Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2: (1.0 điểm) Vận dụng

Trong văn bản trên, em hãy:

a. Tìm một câu có lời dẫn gián tiếp và chuyển thành câu có lời dẫn trực tiếp.

b. Tìm một câu có lời dẫn trực tiếp và chuyển thành câu có lời dẫn gián tiếp.

Câu 3: (1.0 điểm) Vận dụng

Em hãy sáng tạo lời giải thích của nhà hiền triết để hoàn chỉnh văn bản trên.

II. LÀM VĂN (7.0 ĐIỂM)

Câu 1: (2.0 điểm) Vận dụng cao

Viết một bài văn ngắn khoảng một trang giấy thi, trình bày suy nghĩ về vấn đề được gợi ra trong lời giải thích của nhà hiền triết mà em sáng tạo ở câu 3 phần Đọc hiểu.

Câu 2: (5.0 điểm) Vận dụng cao

Trong thơ ca Việt Nam có nhiều bức tranh thiên nhiên đẹp được vẽ bằng ngôn từ.

Có vẻ đẹp tinh khôi, thanh khiết:

Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Có vẻ đẹp nên thơ, lặng lẽ:

Cá nhụ, cá chim cùng cá đé

Cá song lấp lánh đuốc đen hồng

Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe

Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.

(Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận)

Có vẻ đẹp sáng trong, bình dị:

Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

(Sang thu – Hữu Thỉnh)

Cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn và tài năng của mỗi thi nhân được biểu hiện qua những bức tranh thiên nhiên trong các câu thơ trên.

Lời giải chi tiết

I.Đọc hiểu

Câu 1.

Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học

Cách giải:

- Đoạn văn bản trên thuộc thể loại truyện ngắn

- Phương thức biểu đạt chính: tự sự.

Câu 2.

Phương pháp: căn cứ bài Lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp

Cách giải:

a. Câu có lời dẫn gián tiếp: Có một nhà hiền triết đi ngang qua thấy vậy, nói với ban giám khảo là ông sẽ giúp đỡ họ.

-> Chuyển thành câu có lời dẫn trực tiếp: Có nhà hiền triết đi ngang qua thấy vậy, bèn nói với ban giám khảo:

- Tôi sẽ giúp các vị tìm ra người chiến thắng.

b. Câu có lời dẫn trực tiếp: - Chắc ngài cũng thấy bức tranh của mình có khiếm khuyết? – nhà hiền triết hỏi:

-> Chuyển thành câu có lời dẫn gián tiếp: Nhà hiền triết quay sang hỏi người họa sĩ thứ hai xem có thấy khuyết điểm nào không.

Câu 3.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

- Học sinh có thể tự sáng tạo ra câu trả lời của nhà hiền triết.

- Trong câu trả lời của học sinh phải nêu được ý: người thấy mình không có khuyết điểm là người không làm gì, tự mãn với những gì mình có. Chỉ có những người nhận ra khuyết điểm của mình, biết sửa chữa nó mới là những người thành công, tài năng thật sự.

- Ví dụ: Chỉ có hai loại người không có khuyết điểm, đó là những người chưa sinh ra và những người đã chết. Người không có khuyết điểm là người không làm được gì.

II. Làm văn

Câu 1.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp.

Cách giải:

* Yêu cầu về hình thức

- Bài văn một trang giấy thi.

- Diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu.

* Yêu cầu về nội dung:

1. Giải thích: Vị hiền triết chọn người họa sĩ thứ hai là người chiến thắng vì người nghệ sĩ ấy biết nhận ra những khiếm khuyết của mình -> Vấn đề nghị luận: biết nhận ra những yếu điểm của mình để tự khắc phục, nâng cao khả năng của bản thân.

2. Bàn luận – phân tích

a. Vì sao nhận ra khuyết điểm của bản thân lại quan trọng?

- Con người không có ai là hoàn hảo, nhận ra khuyết điểm của mình là có ý thức về bản thân, biết làm gì để khắc phục những khiếm khuyết đó.

- Chỉ khi nhận ra được khuyết điểm của bản thân, chúng ta mới có ý chí vươn lên, vượt qua những vết xe đổ đó.

- Con người ta lớn lên từ những thất bại chứ không phải từ con đường trải đầy hoa hồng của thành công.

b. Biểu hiện: những người ưu tú nhất là những người biết nhận ra khiếm khuyết của mình và sửa chữa nó.

- Mỗi người có một hạn chế riêng, ngay cả trong lĩnh vực tâm đắc nhất của bản thân vẫn có những điểm chưa thật hài lòng.

- Nhận ra và sửa chữa những thiếu sót đó là quá trình chúng ta nhận thức thêm nhiều điều mới mẻ, tích lũy cho mình những kinh nghiệm mới, tự phát triển và hoàn thiện bản thân.

- Khi không thấy bản thân có khuyết điểm gì, nghĩa là không có ý thức tự phản vấn, không thấy con đường phát triển ở bậc cao hơn.

(Có dẫn chứng chứng minh)

c. Mở rộng – nâng cao

- Tự nhận ra khuyết điểm của mình để sửa chữa là điều tốt nhưng không phải lúc nào mình cũng thiếu sót. Có những điều bản thân thực sự đạt đến mức độ tuyệt đối, phải tự tin vào bản thân mình để không bỏ lỡ những cơ hội quý giá.

3. Bài học hành động và liên hệ bản thân

- Em nhận ra những khiếm khuyết nào của bản thân.

- Em khắc phục nó ra sao?

Câu 2.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp.

Cách giải:

* Yêu cầu về kĩ năng:

- Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học.

- Lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực.

- Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy.

- Bố cục ba phần rõ ràng, cân đối.

- Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả.

* Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau:

1. Giới thiệu chung

- Trong thơ ca Việt Nam có nhiều bức tranh thiên nhiên đẹp được vẽ bằng ngôn từ.

- Tâm hồn và tài năng của mỗi thi nhân được biểu hiện qua những bức tranh thiên nhiên những câu thơ thuộc các đoạn trích Cảnh ngày xuân, Đoàn thuyền đánh cá, Sang thu.

2. Thân bài

a. Giống nhau

- Thiên nhiên được cảm nhận qua tâm hồn thi nhân và được thể hiện qua bút pháp nghệ thuật độc đáo.

- Qua thiên nhiên gửi gắm những tình cảm, tư tưởng của tác giả.

b. Khác nhau

Cảnh ngày xuân – Nguyễn Du: vẻ đẹp thiên nhiên tinh khôi, thanh khiết

- Hình ảnh “cỏ non…”:

+ Tái hiện một không gian tràn đầy sắc xanh non của cỏ mùa xuân.

+ Gợi: sự tươi non và sức sống dat dào của mùa xuân.

- Hình ảnh “cành lê”:

+ Đảo ngữ “trắng điểm” -> tô đậm sắc trắng của đóa hoa lê.

+“điểm”: gợi ấn tượng về sự thanh thoát của hoa.

- Màu sắc:

+ Sắc xanh của cỏ.

+ Màu trắng của hoa

=> Bức tranh thiên nhiên với vẻ đẹp hài hòa, gợi một không gian trong trẻo, tinh khôi, tràn trề nhựa sống.

=> Với bút pháp chấm phá tài tình, tác giả đã rất thành công khi phác họa mọt bức tranh mùa xuân khoáng đạt, tươi đẹp => Thế giới tâm hồn tràn đầy niềm tươi vui, phấn chấn và có chút tiếc nuối của chị em Thúy Kiều.

Vẻ đẹp nên thơ, lặng lẽ trong khổ thơ thứ 4 Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận

- Liệt kê: “cá nhụ”, “cá chim”…:

+ Là những loài cá quý giá nhất -> sự hào phóng của biển cả.

+ Tô đậm ấn tượng về một vùng biển giàu có với sản vật phong phú.

- Hình ảnh miêu tả: “cá song…đuốc đen hồng”:

+ Tả thực cá song dài có những chấm nhỏ màu đen hồng.

+ Liên tưởng đến ngọn đuốc làm sáng cả biển đêm.

- Đại từ “em” -> nhân hóa câu thơ:

+ Cá không phải là đối tượng để đánh bắt mà là đối tượng để chinh phục.

+ Gợi hành trình chinh phục tự nhiên của con người.

- Nhân hóa: “đêm thở”, “sao lùa” -> Vẻ đẹp của đêm trăng trên biển. Ánh trăng sao lồng vào sóng nước nên khi cá quẫy ta có cảm giác không phải mặt nước đang xao động mà là màn đêm đang thở.

=> Với thể thơ 7 chữ trang trọng cùng các biện pháp tu từ, tác giả khắc họa bức tranh thiên nhiên biển khơi vừa giàu vừa đẹp. Đó là bức tranh biển khơi của đất nước nên thơ, lặng lẽ, đẹp vô ngần.

Vẻ đẹp sáng trong, bình dị trong hai câu thơ đầu bài thơ Sang thu – Hữu Thỉnh

Mùa thu trong thơ trung đại thường được nhận ra bằng một lá vàng rơi. Đến văn học đầu thế kỉ XX Bích Khê cũng có “Ô hay buồn vương cây ngô đồng – Vàng rơi, vàng rơi, thu mênh mông”. Chỉ đến Hữu Thỉnh, mùa thu mới được nhận ra bằng dấu hiệu rất bình dị của đồng nội quê hương.

- “Hương ổi”: đi liền với từ “bỗng” gợi cảm giác đột ngột, ngỡ ngàng; “phả” – làn hương ngọt ngào, sánh đậm, mùi ổi chín như được cô lại, phả vào gió thu. “Hương ổi” gợi không gian thơ thân thuộc, yêu dấu của làng quê đất Việt với những khu vườn, lối ngõ đầy hoa trái, làm nên hương sắc mỗi mùa; gợi hương vị riêng của mùa thu trong thơ Hữu Thỉnh.

- “Gió se” là ngọn gió heo may mùa thu dịu nhẹ, thoáng chút se lạnh lúc thu về, giúp ta cảm nhận rõ hơn cái ngọt lành của hương ổi.

=> Thể thơ 5 chữ với những chất liệu thơ ca bình dị diễn tả những cảm nhận tinh tế của thiên nhiên vào lúc sung thu.

=> Những cảm nhận mới mẻ, tinh tế của tác giả lúc mùa sang. Ẩn sau những đổi thay của thiên nhiên đất trời lúc sang thu là niềm vui, niềm hạnh phúc của thi nhân.

3. Tổng kết

- Mỗi thi nhân cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên khác nhau.

- Qua sự cảm nhận thiên nhiên cho thấy lòng yêu nước của mỗi thi sĩ.

Nguồn: Sưu tầm

Loigiaihay.com

  • Đề số 70 - Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 70 - Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn

  • Đề số 71 - Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 71 - Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn

  • Đề số 72 - Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 72 - Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn

  • Đề số 73 - Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 73 - Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn

  • Đề số 74 - Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 74 - Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn

  • Phân tích bức tranh mùa xuân trong bốn câu thơ sau: Ngày xuân con én đưa thoi,…Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. Nguyễn Du - Truyện Kiều.

    Đã bao mùa xuân trôi đi, đã có bao áng thơ văn về mùa xuân ra đời nhưng bốn câu thơ của đại thi hào Nguyễn Du thì vẫn trường tồn cùng thời gian, không gì có thể thay thế. Đó thực sự là bức tranh xuân vĩnh cửu cùng đất trời và lòng người.

Video liên quan

Chủ đề