Thay ống sonde dạ dày bao nhiêu ngày thì thya năm 2024

Các chỉ định khác có thể bao gồm chuẩn bị cho phẫu thuận đại tràng ở những bệnh nhân bị ốm nặng hoặc thiếu dinh dưỡng trầm trọng, đóng các lỗ rò ruột non và thích ứng ruột non sau khi cắt bỏ đường ruột lớn hoặc trong các chứng rối loạn có thể gây kém hấp thụ (ví dụ bệnh Crohn).

Nếu cần cho ăn qua ống thông trong ≤ 4 đến 6 tuần, thường sử dụng ống mũi dạ dày hoặc mũi ruột non mềm đường kính nhỏ (ví dụ như ống nội soi) được làm bằng silicone hoặc nhựa polyurethan. Nếu có chấn thương hoặc biến dạng mũi gây khó khăn khi đặt qua đường mũi, có thể đặt ống miệng-dạ dày hoặc ống miệng-ruột.

Cho ăn bằng đường ống \> 4 đến 6 tuần thường đòi hỏi phải có ống thông dạ dày hoặc ống hỗng tràng, được đặt bằng nội soi, phẫu thuật, hoặc dưới X quang. Sự lựa chọn phụ thuộc vào khả năng của bác sĩ và mong muốn của bệnh nhân.

Ống hỗng tràng rất hữu ích cho những bệnh nhân có chống chỉ định đặt ống dạ dày (ví dụ, cắt dạ dày, tắc ruột gần đến hỗng tràng). Tuy nhiên, các ống này không gây ra ít nguy cơ hít phải ở khí phế quản hơn so với ống thông dạ dày, như thường nghĩ. Ống hỗng tràng có thể dễ dàng tháo ra và thường chỉ được dùng cho bệnh nhân nội trú.

Ngọc trai & cạm bẫy

  • Nguy cơ khi chọc hút khí-phế quản bằng ống thông được đặt bằng thủ thuật mở thông hỗng tràng cũng cao như ống thông được đặt bằng thủ thuật mở thông dạ dày.

Đặt ống bằng phẫu thuật được thực hiện nếu không đặt được qua nội soi hoặc X-quang do kỹ thuật không thể, hoặc không an toàn (ví dụ, bởi vì ruột nằm đè lên nhau). Có thể sử dụng kỹ thuật mở hoặc nội soi.

Các công thức dạng lỏng cho ăn qua sonde thường được sử dụng nuôi ăn bao gồm các mô-đun cho ăn và các công thức chuyên dụng hoặc các công thức đặc biệt khác.

Mo đun cho ăn là các sản phẩm thương mại có sẵn chứa một chất dinh dưỡng đơn lẻ, chẳng hạn như protein, chất béo hoặc carbohydrate. Các mô-đun cho ăn có thể được sử dụng riêng lẻ để điều trị sự thiếu hụt đặc biệt cụ thể hoặc kết hợp với các công thức khác để đáp ứng toàn bộ nhu cầu dinh dưỡng.

Công thức đa dạng (bao gồm cả thức ăn đã pha trộn và công thức thương mại sữa cơ bản hoặc sữa không lactose) là có săn trên thị trường và cung cấp chung một chế độ ăn cân bằng, hoàn thiện. Các mô đun cho ăn thường được lựa chọn khi cho ăn bằng đường miệng hoặc đường ống. Ở những bệnh nhân nằm viện, các công thức sữa không lactose là loại công thức cao phân tử được sử dụng phổ biến nhất. Tuy nhiên, sữa công thức cơ bản có khuynh hướng cho hương vị tốt hơn so với sữa công thức không lactose. Các bệnh nhân không dung nạp lactose có thể chịu được sữa công thức cơ bản được truyền chậm liên tục.

Công thức chuyên biệt bao gồm protein thủy phân hoặc một số công thức axit amin, được sử dụng cho những bệnh nhân khó tiêu hóa các protein phức tạp. Tuy nhiên, những công thức này rất đắt và thường không cần thiết. Hầu hết các bệnh nhân bị suy tụy, nếu được cung cấp enzym, và hầu hết bệnh nhân suy giảm hấp thu có thể tiêu hóa các protein phức tạp. Các công thức chuyên biệt khác (ví dụ công thức giàu calo và protein cho bệnh nhân không được dùng dịch lỏng, công thức giàu chất xơ cho bệnh nhân bị táo bón) có thể hữu ích.

Cho ăn bằng đường ống thông liều bolus vài lần trong ngày hoặc bằng truyền liên tục. Cho ăn bằng bolus có tính sinh lý cao hơn và có thể được ưu tiên cho những bệnh nhân đái tháo đường. Truyền liên tục là cần thiết nếu bolus gây ra buồn nôn.

Đối với việc cho ăn bằng bolus, tổng khối lượng hàng ngày được chia thành 4 đến 6 lần ăn riêng biệt, được bơm vào ống thông bằng xilanh hoặc được truyền bằng trọng lực từ túi được đặt cao. Sau khi cho ăn, ống được tráng bằng nước để tránh tắc nghẽn ống.

Cho ăn bằng ống thông mũi-dạ dày, mở thông dạ dày hoặc ống thông mũi-tá tràng thường gây tiêu chảy lúc ban đầu; do đó, việc cho ăn thường được bắt đầu với một số lượng nhỏ được pha loãng và tăng dần khi đã dung nạp. Hầu hết các công thức chứa 0,5; 1 hoặc 2 kcal/mL. Các công thức có nồng độ calo cao hơn (ít nước ở mỗi calo) có thể làm rỗng dạ dày chậm và do đó có lượng tồn dư trong dạ dày cao hơn so với các công thức có cùng chỉ số calo những được pha loãng. Ban đầu, dung dịch 1 kcal/mL được pha sẵn trên thị trường có thể được cho ăn không pha loãng ở mức 50 mL/giờ hoặc, nếu bệnh nhân không được cho ăn trong một thời gian thì cho ăn ở mức 25 mL/giờ. Thông thường, những dung dịch này không cung cấp đủ nước, đặc biệt khi bệnh nhân tăng mất nước do nôn, tiêu chảy, vã mồ hôi, hoặc sốt. Nước được bổ sung bằng liều bolus qua nuôi ăn bằng ống hoặc theo đường tĩnh mạch. Sau vài ngày, tỷ lệ hoặc nồng độ có thể tăng lên theo để đáp ứng nhu cầu về calo và nước.

Cho ăn bằng đường ống hỗng tràng yêu cầu pha loãng hơn và khối lượng nhỏ hơn. Việc cho ăn thường bắt đầu với nồng độ ≤0,5 kcal/mL và tốc độ 25 mL/giờ. Sau vài ngày, nồng độ và khối lượng có thể tăng lên để đáp ứng về nhu cầu calo và nước. Thông thường, có thể dung nạp tối đa là 0,8 kcal/ml ở mức 125 mL/giờ, cung cấp 2400 kcal/ngày.

  • Xem xét việc nuôi dưỡng qua ống thông cho các bệnh nhân có đường tiêu hóa hoạt động bình thường nhưng không thể ăn đủ chất dinh dưỡng bằng miệng bởi vì họ không thể hoặc từ chối ăn.
  • Nếu thời gian nuôi ăn qua ống thông dự kiến > 4 đến 6 tuần, cân nhắc dùng ống thông dạ dày hoặc ống thông hỗng tràng được đặt bằng nội soi, phẫu thuật, hoặc X-quang.
  • Một công thức sữa cao phân tử sử dụng phổ biến nhất và thường là công thức cung cấp dễ nhất.
  • Giữ cho các bệnh nhân ngồi tư thế thẳng từ 30 đến 45° trong khi nuôi ăn bằng ống thông và 1 đến 2 giờ sau đó để giảm thiểu tỷ lệ viêm phổi và cho phép thức ăn đi xuống theo trọng lực.
  • Kiểm tra các bệnh nhân định kỳ về các biến chứng của việc nuôi ăn bằng ống thông (ví dụ, liên quan đến ống thông, liên quan đến thức ăn công thức, hít).

Bản quyền © 2024 Merck & Co., Inc., Rahway, NJ, USA và các chi nhánh của công ty. Bảo lưu mọi quyền.

Ống sonde dạ dày lưu được bao lâu?

Thời gian lưu sonde dạ dày Thời gian lưu ống thông dạ dày trong cơ thể thường là 5 đến 7 ngày để tránh tình trạng viêm nhiễm từ ống dẫn đến. Nếu ở các cơ sở y tế, các y bác sĩ sẽ trực tiếp thay cho bệnh nhân. Còn bệnh nhân được đặt ống tại nhà, lưu ý thời gian lưu sonde dạ dày để kịp thời thay và lắp đặt sonde mới.

Đặt sonde dạ dày khi nào?

Đối tượng cần đặt sonde dạ dàyBệnh nhân bị chướng bụng sau các ca phẫu thuật. Bệnh nhân gặp tình trạng khó nuốt thức ăn, khó thở khi ăn hay gặp các vấn đề nghiêm trọng về đường tiêu hóa. Bệnh nhân ngộ độc thực phẩm và phải rửa dạ dày. Bệnh nhân hôn mê, bất tỉnh không thể ăn uống một cách chủ động.

Tại sao phải đặt ống thông dạ dày?

Đặt ống thông dạ dày là phương pháp dùng ống thông vào dạ dày để nuôi dưỡng trực tiếp thức ăn từ cơ thể người bệnh, hút dịch dạ dày và theo dõi tình trạng của dày dạ. Kỹ thuật đặt ống thông dạ dày sẽ được áp dụng khi bệnh nhân mất khả năng ăn uống thông thường, có 2 cách phổ biến là: Đường từ miệng đến dạ dày.

Hút dịch dạ dày để làm gì?

Hút dịch dạ dày: là thủ thuật đưa ống thông qua đường mũi hoặc miệng và dạ dày để hút dịch trong dạ dày với mục đích để trị liệu hay chẩn đoán. Xét nghiệm tìm vi khuẩn. Xác định thành phần, tính chất, số lượng dịch dạ dày để góp phần chẩn đoán một số bệnh. Lấy dịch vị để chẩn đoán một số bệnh về dạ dày.

Chủ đề