Thầy cô hãy chia sẻ một số thiết bị công nghệ thầy cô đã sử dụng

Skip to content

CÂU HỎI MODUL 9 – SINH HỌC THPT

Hôm nay Kênh dạy học xin chia sẽ đáp án các câu hỏi tập huấn Modun 9 Sinh Học THPT.

1. Câu hỏi ôn tập phần“tổng quan”.

Câu 1. Dạy học giải quyết vấn đề, phương pháp dạy học thực hành, dạy học dựa trên dự án…

Câu 2. đề xuất hoặc tiếp cận với các tình huống thực tiễn và giải quyết tình huống thực tiễn đó.

Câu 3. Giáo viên cần phải có hiểu biết về chương trình môn học; về bản chất, ưu điểm và hạn chế của các phương pháp và kĩ thuật dạy học.

Câu 4. Tăng cường tổ chức hoạt động cho HS tham gia

Câu 5.

– 1. Thiết kế, tổ chức chuỗi hoạt động học cần hướng đến việc lấy HS làm trung tâm

– 2. Cần căn cứ vào bối cảnh giáo dục thực tiễn ở nhà trường và địa phương để lựa chọn, sử dụng PPDH, KTDH phù hợp

– 3. Cần tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại đáp ứng với sự phát triển của khoa học Sinh học.

– 4. Đa dạng hoá các PPDH, KTDH

– 5. Thiết kế các nhiệm vụ học tập từ đơn giản đến phức hợp, tăng dần độ khó.

1, 2, 4, 5

Câu 6. Khởi động – Khám phá – Luyện tập – Vân dụng, mở rộng.

Câu 7. Khi triển khai yêu cầu cần đạt “Trình bày được thành phần cấu tạo (các nguyên tố hoá học và đơn phân) và vai trò của các phân tử sinh học trong tế bào: carbohydrate, lipid, protein, nucleic acid” (Sinh học 10)., anh chị ưu tiên sử dụng phương pháp dạy học nào sau đây:

Dạy học trực quan

Câu 8. Khi dạy học chủ đề “Tế bào nhân thực” (Sinh học 10), GV yêu cầu HS làm tiêu bản cắt ngang lá thài lài tía để quan sát tế bào. GV trên đã sử dụng phương pháp dạy học nào sau đây:

Dạy học thực hành.

Câu 9. Khi dạy chủ đề “Virus gây bệnh”, với yêu cầu cần đạt sau “Thực hiện được dự án hoặc đề tài điều tra một số bệnh do virus gây ra và tuyên truyền phòng chống bệnh” (Sinh học 10), anh/ chị ưu tiên sử dụng phương pháp dạy học nào sau đây:

Dạy học giải quyết vấn đề.

Câu 10. Khi dạy chủ đề “Thực hành tách chiết DNA từ quả chuối”, để đánh giá quá trình thực hành của HS, GV đã liệt kê thứ tự các thao tác thực hiện và yêu cầu HS đánh vào cột “có” hoặc “không”. GV trên đã sử dụng công cụ đánh giá nào sau đây:

                                                Bảng kiểm

NỘI DUNG 1. VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, HỌC LIỆU SỐ VÀ THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ TIN

Giới thiệu nội dung 1.

Hoạt động 1 – Khám phá

Câu hỏi Đáp án
Khi hướng dẫn triển khai mô hình ứng dụng CNTT trong trường phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) sử dụng mô hình phân lớp với bao nhiêu lớp cơ bản:  

4

Hoạt động 2 – Chuyển đổi

Hoạt động 2 – Chuyển đổi

Câu hỏi Đáp án
Dựa trên mức độ tham gia của máy tính và ứng dụng CNTT, chúng ta có thể khái quát ba hình thức dạy học, tương tự cách phân chia trong các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Dạy học trực tiếp có ứng dụng CNTT, học có sự trợ giúp của máy tính; Dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp, học kết hợp; Dạy học trực tuyến thay thế dạy học trực tiếp, học từ xa Đúng
Giáo dục thông minh là giáo dục trong một môi trường giáo dục truyền thống được hỗ trợ bởi công nghệ hiện đại, sử dụng các công cụ và thiết bị thông minh. Sai
Hệ sinh thái giáo dục mô tả các thành phần khác nhau tương tác trong môi trường giáo dục. Hệ sinh thái giáo dục là môi trường trong đó công nghệ giáo dục và các nguồn lực khác cùng tương tác, phối hợp để phát triển năng lực, phẩm chất cho người học. Mỗi thành phần trong hệ sinh thái giáo dục tương tác và góp phần mang lại lợi ích tối đa khi HS sử dụng nguồn lực này để đạt được mục tiêu học tập. Đúng

Hoạt động 3 – Tự học

Câu hỏi Đáp án
Thầy/cô hãy trình bày vai trò của công nghệ thông tin trong dạy học, giáo dục Công nghệ thông tin có vai trò rất quan trọng trong giáo dục, dạy học. Có một số vai trò cơ bản như sau

– Đa dạng hóa hình thức giáo dục, dạy học.

– Tạo điều kiện học tập đa dạng cho học sinh.

– Hỗ trợ giáo viên thực hiện dạy học, giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh một cách thuận lợi và hiệu quả.

– Tạo điều kiện tự học, tự bồi dưỡng cho giáo viên.

Thầy/cô đã từng khai thác, sử dụng nguồn học liệu số nào trong hoạt động dạy học và giáo dục của mình? Nếu có, thầy/cô có thể kể tên. Thầy/cô nhận xét gì về vai trò của nguồn học liệu đã khai thác, sử dụng? Học liệu số và thiết bị công nghệ có vai trò rất quan trọng, bởi đây là nguồn tiềm lực quan trọng để khai thác và sử dụng trong giáo dục và dạy học. Thực tế cho thấy khó có thể tách rời khi nói về vai trò của thiết bị công nghệ và học liệu số trong giáo dục, dạy học bên cạnh đó cần thấy rằng thiết bị công nghệ và học liệu số chính là thành phần của thành tố thiết bị dạy học và học liệu nói chung. Vì thế có thể phân tích vai trò của chúng tư cách tiếp cận tổng thể sau:

– Tác động đến các thành tố của quá trình dạy học, giáo dục.

– Tạo điều kiện và kích thích giáo viên tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục đa dạng và hiệu quả.

– Góp phần phát triển hứng thú học tập và kỹ năng của người học

Thầy/cô đã từng khai thác, sử dụng nguồn học liệu số nào trong hoạt động dạy học và giáo dục của mình? Nếu có, thầy/cô có thể kể tên. Thầy/cô nhận xét gì về vai trò của nguồn học liệu đã khai thác, sử dụng. – Tài liệu dạy học: bài giảng điện tử, video, kho học liệu điện tử, youtube…

– Hình thức đào tạo sử dụng kết nối mạng Internet để thực hiện việc học tập, nghiên cứu như: lấy tài liệu học, tham gia hoạt động học trực tuyến, giao tiếp giữa người học với người học và người học với giáo viên tham gia hoạt động học trực tuyến, giao tiếp giữa người học với người học và người học với giáo viên

Thầy/cô có suy nghĩ gì về vai trò của thiết bị công nghệ và phần mềm hỗ trợ trong hoạt động dạy học và giáo dục có ứng dụng công nghệ thông tin? – Vai trò của thiết bị công nghệ và phần mềm hỗ trợ trong hoạt động dạy học và giáo dục rất thiết thực trong ứng dụng công nghệ thông tin, trong hoạt động dạy và học.

Hoạt động 4 – Phân tích (SPL)

Câu hỏi đánh giá nội dung 1 (5 câu trong các câu )

Câu hỏi Đáp án
Vai trò của người dạy trong khung lí thuyết của giáo dục thông minh (teaching presence) là: – Thiết kế dạy học.

– Hỗ trợ công nghệ kịp thời, đúng lúc.

– Cố vấn, tạo điều kiện và hướng dẫn trực tiếp.

Đào tạo từ xa (Distance Learning) được hiểu là: – Hình thức đào tạo mang đúng ý nghĩa học tập điện tử trọn vẹn (fully e-Learning), trong đó người dạy và người học không gặp gỡ, không ở cùng một chỗ và cũng có lúc không xuất hiện ở cùng một thời điểm, quá trình học tập và mọi hoạt động học tập hoàn toàn thông qua máy tính và Internet.
Các hình thức dạy học có ứng dụng CNTT phổ biến hiện nay là Dạy học trên lớp với sự trợ giúp của máy tính và internet; Dạy học kết hợp trực tuyến và trực tiếp; Dạy học trong môi trường học ảo.
Lớp học đảo ngược là cơ hội để việc giảng dạy người học làm trung tâm được triển khai hiệu quả. – Tại lớp học, giáo viên hướng dẫn và điều hành các hoạt động học tập để học sinh phát triển nhận thức ở mức độ thấp.
Để lựa chọn một loại hình e-Learning phù hợp và đạt hiệu quả cao trong dạy học và giáo dục thì người học, người dạy cần chú ý đến một số vấn đề sau: – Khả năng sư phạm và khả năng đáp ứng công nghệ của người dạy;

– Khả năng tự học/tự nghiên cứu và nhu cầu cá nhân của người học;

– Hứng thú, sự đầu tư thời gian, sự chủ động cũng như sự thích nghi trong hoạt động tương tác của người học và người dạy.

Các hình thức dạy học có ứng dụng CNTT phổ biến hiện nay là – Dạy học trên lớp với sự trợ giúp của máy tính và internet; Dạy học kết hợp trực tuyến và trực tiếp; Dạy học trong môi trường học ảo.
Thiết bị công nghệ có những vai trò gì trong dạy học môn Sinh học ở trường THPT? – Tăng cường tương tác giữa giáo viên với học sinh.

– Nâng cao hiệu quả trong hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh.

– Kích thích sự hứng thú học tập của học sinh.

Công nghệ thông tin có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển giáo viên, góp phần đáp ứng các yêu cầu mới của việc dạy học, giáo dục, cụ thể là: – Hỗ trợ và góp phần cải thiện kỹ năng dạy học, quản lí lớp học, cải tiến và đổi mới việc dạy học, giáo dục đối với giáo viên bằng sự hỗ trợ thường xuyên và liên tục.

– Giúp giáo viên sử dụng hiệu quả nguồn học liệu, thiết bị công nghệ, và phần mềm một cách hiệu quả trong hoạt động dạy học và giáo dục theo định hướng mới.

– Hỗ trợ việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, phát triển nghề nghiệp trước và sau khi trở thành người giáo viên chính thức.

Giáo viên tải về một video kể chuyện bằng hình ảnh từ Internet để phục vụ cho công tác giảng dạy và có ý định chia sẻ tài nguyên này cho nhiều đồng nghiệp trong trường học. Vậy, giáo viên đó cần lưu ý điều gì? Nên xem xét đến vấn đề bản quyền và có trích dẫn nguồn đầy đủ khi khai thác, sử dụng phục vụ cho dạy học và giáo dục.

NỘI DUNG 2. THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ, HỌC LIỆU SỐ VÀ PHẦN MỀM HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC …

Giới thiệu nội dung 2.

Hoạt động 5 – Tìm hiểu.

Câu hỏi Đáp án
Thầy cô hãy chia sẻ một số thiết bị công nghệ thầy cô đã sử dụng – Máy vi tính cá nhân (PC và Laptop).

– Máy chiếu đa năng (Projector).

– Thiết bị âm thanh đa năng di động.

– Máy tính bảng.

– Bảng tương tác.

Thầy cô hãy chia sẻ một số khó khăn khi sử dụng thiết bị công nghệ ở trường của quý thầy cô đang công tác. Một số khó khăn khi sử dụng thiết bị công nghệ trong nhà trường đang công tác:

– Khó khăn về tài chính: Khi đã áp dụng dạy học bằng CNTT, thì mỗi giáo viên cần phải trang bị máy vi tính (nếu máy tính xách tay thì càng tốt). Đây là điều không dễ dàng gì với nhiều giáo viên, đặc biệt là giáo viên mới ra trường.

– Khó khăn về trình độ tin học của giáo viên: Kỹ năng về công nghệ thông tin ở một số giáo viên vẫn còn hạn chế, nhất là những giáo viên lớn tuổi…

– Lạm dụng máy tính một cách thái quá: Một số giáo viên còn hiểu sai về ứng dụng CNTT, trình chiếu cho học sinh chép thay vì soạn bài ứng dung CNTT đúng cách.

–  Học sinh khó ghi bài để học.

– Dễ phân tán tập trung của học sinh.

Hoạt động 6 – Bổ trợ

Câu hỏi Đáp án
Thầy cô hãy chia sẻ một số học liệu số thầy cô đã sử dụng? – Kho học liệu số (Tri thức Việt số hoá): https://igiaoduc.vn/

– Kho bài giảng e-Learning – Bộ GD&ĐT: https://elearning.moet.edu.vn/

– Nền tảng sách điện tử của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam:

 https://hanhtrangso.nxbgd.vn/

– Dự án hỗ trợ đổi mới GDPT (RGEP): http://rgep.moet.gov.vn/

– Góc Sinh học (The Biology Corner): https://www.biologycorner.com/

– Web Sinh học (The Bio-Web): http://www.cellbiol.com/education.php

– Mozaik Education: https://vn.mozaweb.com/en/

– Tư liệu soạn giảng: http://violet.vn/

Thầy cô hãy chia sẻ cách khai thác các dạng học liệu số. Cách khai thác các dạng học liệu số:

– Sử dụng đủ và hiệu quả các phương tiện, thiết bị dạy học tối thiểu theo qui định đối với bộ môn: video bài giảng, đường link kiểm tra, phần mềm kiểm tra trên Quizizz, Azota, Kahoot…

– Sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm phù hợp với nội dung học và các đối tượng học sinh.

– Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin và các phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại một cách phù hợp và hiệu quả.

Hoạt động 7. Giới thiệu

Câu hỏi Đáp án
Đề xuất các công cụ, phần mềm mới có thể hỗ trợ dạy học môn Sinh học trong chương trình giáo dục phổ thông 2018. – Phần mềm thiết kế/ biên tập học liệu số và trình diễn: Microsoft PowerPoint/ MS-Powerpoint; Paint; Video Editor; ActivInspire…

– Phần mềm hỗ trợ kiểm tra, đánh giá: Google Forms; Kahoot; trắc nghiệm online (https://tracnghiem.vietschool.vn); Azota.vn….

– Phần mềm hỗ trợ dạy học trực tuyến: Google Classroom; Google Meet; MS-Teams; zoom.us…..

– Phần mềm hỗ trợ quản lí lớp học và hỗ trợ học sinh: Zalo; Padlet; face book….

Phân tích những thuận lợi, khó khăn khi sử dụng các phần mềm và thiết bị công nghệ để dạy học môn Sinh học ở cấp THPT. – Thuận lợi:

+

+

– Khó khăn:

+ Trình độ ngoại ngữ của giáo viên còn hạn chế: Một số tư liệu chưa được việt hóa…

+ Trình độ tin học của giáo viên còn hạn chế.

+ Điều kiện tài chính: Để sử dụng tốt các phần mềm thì đồi hỏi máy tính của giáo viên phải có cấu hình tương đối tốt…

Hoạt động 8. Khai thác

Câu hỏi Đáp án
Chia sẻ định hướng sử dụng và đề xuất ý tưởng ứng dụng khoảng 3 – 4 phần mềm trong dạy học Sinh học. 1. Google Classroom là một ứng dụng web miễn phí hỗ trợ dạy học trực tuyến (learning platform/LMS) – thành phần con của bộ công cụ G Suite For Education được phát triển bởi Google LLC giúp người dùng (giáo viên) tổ chức và quản lí các lớp học ảo (virtual classroom) với một hệ thống các tài nguyên học tập, cùng các diễn đàn thảo luận, nộp sản phẩm học tập và chia sẻ thông tin. Nói cách khác, người dùng có thể tham gia vào các lớp học trực tuyến để học dễ dàng và thuận tiện.

– Giáo viên: Sử dụng Google Classroom để tạo lớp học trực tuyến, xây dựng và tổ chức sẵn hoạt động học tập Vận dụng, thêm/bớt học sinh vào lớp học, tổ chức hoạt động dạy học trực tuyến, trao đổi, thảo luận, giám sát, phản hồi và chấm điểm cho học sinh.

– Học sinh: Tham gia vào lớp học trực tuyến, thực hiện nhiệm vụ học tập; nộp sản phẩm; thực hiện trao đổi và thảo luận với giáo viên và học sinh trong lớp.

2. Kahoot là một nền tảng học tập dựa trên trò chơi (game-based learning platform) giúp người dùng (giáo viên) dễ dàng tạo, tổ chức trò chơi học tập (dạng câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến). Nói cách khác, người dùng (học sinh) có thể tham gia tương tác trực tuyến với trò chơi học tập tổ chức tại lớp học.

– Giáo viên: Sử dụng Kahoot! để thiết kế trò chơi khởi động bao gồm số lượng nhất định câu hỏi trắc nghiệm khách quan (có thể 5 – 10 câu), nội dung liên quan đến chủ đề. GV xác lập thời gian cho các câu hỏi (câu hỏi trắc nghiệm 4 lựa chọn có thể là 30 giây, các câu trắc nghiệm đúng/sai là 20 giây để suy nghĩ và trả lời). Giáo viên khai thác và sử dụng nguồn học liệu số, các tài nguyên… trước ở nhà đảm bảo việc thiết kế và tổ chức các hoạt động học tập sao cho đạt được mục tiêu khởi động vào bài học.

– Học sinh: Chuẩn bị điện thoại thông minh, tổ chức thành nhóm (số lượng thành viên nhóm tùy theo yêu cầu của GV) để tham gia trò chơi khởi động.

3. Video Editor là một ứng dụng biên tập video 3D cùng với ứng dụng Microsoft Photos được tích hợp sẵn trong hệ điều hành Windows 10 khi được cài đặt trên máy tính, cũng được phát triển bởi công ty Microsoft. Video Editor giúp người dùng tạo, biên tập, chỉnh sửa và xuất bản các video với giao diện được thiết kế đơn giản cùng khả năng xử lí video cơ bản và xuất bản chất lượng cao.

– Giáo viên: sưu tầm 1 đoạn video clip về nội dung thích hợp; sử dụng công cụ Video Editor để cắt những nội dung không cần thiết và biên dịch phụ đề từ tiếng Anh sang tiếng Việt, sau đó xuất bản thành video hoàn chỉnh; phát video cho học sinh xem khi dạy học trên lớp (có thể đăng tải và chia sẻ video trên các mạng xã hội chia sẻ video để học sinh xem thêm);

– Học sinh: Xem video và thực hiện nhiệm vụ học tập theo hướng dẫn của giáo viên.

Câu hỏi đánh giá nội dung 2

Câu hỏi Đáp án
Theo tài liệu đọc, các hoạt động dạy học và giáo dục của giáo viên trong và ngoài lớp học được phân chia thành bốn dạng, đó là: – Thiết kế và biên tập nội dung dạy học – Tổ chức và triển khai hoạt động dạy học – Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh – Quản lí lớp học và phản hồi về người học.
Theo tài liệu đọc học liệu số bao gồm: – Giáo trình điện tử

– Video, phim ảnh

– Trang web

Ứng dụng CNTT nào sau đây được dùng để hỗ trợ thiết kế và biên tập nội dung dạy học? – PowerPoint
Để tổ chức cho học sinh học tập trực tuyến theo thời gian thực trong một không gian làm việc ảo, giáo viên sẽ dùng công cụ nào dưới đây là phù hợp nhất? – Microsoft Teams.
Muốn thiết kế một video clip (thời lượng khoảng 2~3 phút) để giới thiệu về phần cứng, phần mềm máy tính ở dạng hình ảnh minh hoạ, giáo viên Ngân có thể sử dụng phần mềm nào dưới đây? – Video Editor.
GV sử dụng loa (speaker) để phát một bài hát trong chủ đề học tập/bài dạy trên lớp. GV đó đã sử dụng: – Thiết bị công nghệ.
Hãy chọn ra thiết bị công nghệ hỗ trợ hoạt động dạy học và giáo dục? – projector
Giáo viên sử dụng phần mềm PowerPoint để xây dựng bài giảng “Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân” cho môn Sinh học 10, THPT. PowerPoint thuộc nhóm công cụ, phần mềm nào dưới đây? – Nhóm công cụ phần mềm phát triển nội dung
Trong môn Sinh học cho học sinh lớp 10, giáo viên xây dựng hướng dẫn thực hành “Lên men” bằng phần mềm Word. Giáo viên đang thực hiện: – Thiết kế và biên tập nội dung dạy học.
Trong môn Sinh học lớp 10, giáo viên giảng dạy bài “Virus gây bệnh” bằng cách sử dụng bài trình chiếu đa phương tiện PowerPoint. Giáo viên đang thực hiện: – Tổ chức và triển khai hoạt động dạy học.

NỘI DUNG 3. LỰA CHỌN, ỨNG DỤNG THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ, HỌC LIỆU SỐ VÀ PHẦN MỀM HỖ TR …

GIỚI THIỆU NỘI DUNG 3

Hoạt động 9. Luyện tập

Câu hỏi Đáp án
Dựa trên mức độ ứng dụng CNTT theo cấp độ bài học/ chủ đề, có các hình thức dạy học có ứng dụng CNTT nào sau đây: – Dạy học trực tuyến thay thế dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục phổ thông.

– Dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục phổ thông.

– Dạy học trực tiếp (dạy học truyền thống) có ứng dụng CNTT.

Để lựa chọn phần mềm phù hợp, cần phải xét đến các yếu tố cơ bản sau đây: – Tính năng, ưu điểm và hạn chế của phần mềm

– Loại nội dung dạy học cần hoặc phải được sử dụng ở dạng học liệu số

– Điều kiện triển khai phần mềm

Khi dạy nội dung cấu trúc – chức năng GV nên ưu tiên sử dụng các học liệu số nào sau đây: – Hình ảnh, video, phần mềm mô phỏng.
Khi dạy YCCĐ “Thiết kế và thực hiện được các thí nghiệm về sự hình thành tinh bột; thải oxygen trong quá trình quang hợp”, Sinh học 11, bằng hình thức trực tuyến, thầy cô ưu tiên sử dụng học liệu nào sau đây: – Thí nghiệm ảo

Hoạt động 10. Thực hành

Câu hỏi Đáp án
1. Xem tài liệu text về hướng dẫn xây dựng các loại học liệu phục vụ cho việc giảng dạy một nội dung trong chương trình. – Xem các sản phẩm của hoạt động 10: Thực hành
2. Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Sinh học cấp THPT. 1. Sản phẩm 1: Chỉnh sửa hình ảnh.

– Tìm kiếm và biên tập hình ảnh làm học liệu số trong hoạt động học ứng với YCCĐ là “Phân tích được cơ chế điều hòa hoạt động gen”

– Gợi ý lựa chọn hình ảnh: Giáo viên cần tìm từ khóa trong YCCĐ, trong trường hợp này là “Lac Operon”. Sau đó có thể sử dụng công cụ tìm kiếm Google -> nhập từ khóa để tìm hình ảnh phù hợp -> Lưu hình ảnh về máy tính cá nhân.

– Gợi ý biên tập hình ảnh: Trường hợp hình ảnh chưa hoàn toàn phù hợp với nội dung và YCCĐ (thiếu thông tin, thông tin chưa cập nhật, kênh chữ bằng tiếng Anh,…), giáo viên có thể sử dụng phần mềm Paint trong Windows để biên tập. Các bước thực hiện cụ thể như sau:

+ Bước 1: Khởi động Paint.

+ Bước 2: Mở hình ảnh đã tải về trong Paint.

+ Bước 3: Dùng các công cụ của Paint để xóa/ thêm chữ, chèn thêm hình ảnh,… cho phù hợp với ý tưởng bài dạy.

+ Bước 4: Lưu hình vào máy tính để sử dụng.

– Sản phẩm thu được: Dưới đây là minh họa 1 hình ảnh đã được biên tập được mô tả bằng hình ảnh.

2. Sản phẩm 2: Kiếm và biên tập video

– Tìm kiếm, biên tập video làm học liệu số trong hoạt động học ứng với YCCĐ: “Phân tích được quá trình điều hòa hoạt động gen”

– Gợi ý các bước thao tác và xử lý tình huống

+ Bước 1: Giáo viên đọc YCCĐ để xác định từ khóa, trong trường hợp này là “Lac Operon”.

+ Bước 2: Giáo viên có thể tìm video trong công cụ Google Search, hoặc truy cập vào trang https://www.youtube.com -> nhập từ khóa tiếng Việt, hoặc tiếng Anh -> lựa chọn video phù hợp với YCCĐ -> tải về máy tính cá nhân (Giáo viên nên tải video về máy tính để chủ động trong việc sử dụng và biên tập).

+ Bước 3: Trường hợp video cần biên tập (chèn chữ, cắt bỏ bớt một vài đoạn cho phù hợp), giáo viên sử dụng phần mềm Video Editor để thực hiện (thao tác cụ thể xem trong nội dung 2).

+ Bước 4: Xuất bản và lưu video vào máy tính để sử dụng.

3. Gửi sản phẩm lên hệ thống. Nộp bài

Hoạt động 11. Phản hồi

– Tài liệu đọc

– Infographic

– Dạy học thực nghiệm tình huống 1.

– Dạy học thực nghiệm tình huống 2.

– Dạy học thực nghiệm tình huống 3.

– Sinh hoạt chuyên môn tình huống 1.

– Sinh hoạt chuyên môn tình huống 2.

– Sinh hoạt chuyên môn tình huống 3.

Phiếu nhiệm vụ

Câu hỏi Đáp án
Sau khi xem video về hoạt động dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin, thầy/ cô hãy hoàn thành phiếu giao nhiệm vụ sau đây.

Thiết bị dạy học và học liệu có tích hợp vào bài dạy hợp lí, cần thiết không?

– Có đáp ứng hay không:

– Dẫn chứng:

Thiết bị dạy học và học liệu thể hiện được sự phù hợp với sản phẩm học tập không? – Có đáp ứng hay không:

– Dẫn chứng:

Thiết bị dạy học và học liệu có phù hợp với cách thức học sinh hoạt động không? – Có đáp ứng hay không:

– Dẫn chứng:

Việc sử dụng thiết bị dạy học và học liệu có được mô tả cụ thể, rõ ràng và phù hợp với các kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng không? – Có đáp ứng hay không:

– Dẫn chứng:

Thảo luận

Câu hỏi Đáp án
Thầy cô hãy đề xuất phương án ứng dụng CNTT cho hoạt động minh hoạ “Điều tra một số bệnh do virus gây ra ở địa phương” sao cho phù hợp với đơn vị công tác.

Hoạt động 12. Vận dụng

Câu hỏi đánh giá nội dung 3

Câu hỏi Đáp án
Đâu là tiêu chí lựa chọn và sử dụng thiết bị công nghệ, phần mềm: – Phù hợp với chương trình và nhu cầu người học.

– Khả năng quản lí thiết bị, phần mềm và khả năng triển khai chúng khi khai thác, sử dụng.

– Chức năng của thiết bị, phần mềm là phù hợp, tương thích và khả năng linh hoạt cao.

Phương án nào KHÔNG phải là căn cứ để lựa chọn hình thức dạy học cho một chủ đề có ứng dụng CNTT là: – Bối cảnh dạy học, điều kiện dạy và học, năng lực CNTT của GV và HS, mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, căn cứ pháp lí.
Kho bài giảng e-leanring của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại địa chỉ chính thức là: https://elearning.moet.edu.vn.
Sắp xếp theo thứ tự các bước thiết kế chủ đề học tập/bài dạy có ứng dụng CNTT. 1. Xác định mục tiêu dạy học của chủ đề/bài học.

2. Xác định mạch nội dung, chuỗi các hoạt động học và thời lượng tương ứng.

3. Xác định hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học; phương án kiểm tra đánh giá.

4. Thiết kế các hoạt động dạy học cụ thể.

5. Rà soát, chỉnh sửa, hoàn thiện kế hoạch bài dạy.

Giai đoạn “GV chuẩn bị sẵn các học liệu số đã có hoặc xây dựng các học liệu số để hỗ trợ bài dạy như phiếu học tập, phiếu giao nhiệm vụ, công cụ kiểm tra đánh giá, bài trình chiếu đa phương tiện, bài giảng (dạng văn bản), video, sản phẩm mô phỏng.” thuộc bước thứ mấy trong bước thiết kế chủ đề học tập/bài dạy có ứng dụng CNTT. – Thiết kế các hoạt động học cụ thể.
Do điều kiện nên học sinh không thể tham gia học tập trực tiếp tại trường. Giáo viên có thể dạy học trực tuyến thông qua công cụ nào? – Google Classroom.

– Misrosoft Teams.

Theo tài liệu này thì có bao nhiêu hình thức đào tạo ứng dụng công nghệ thông tin: – 3.
Với yêu cầu cần đạt “Trình bày được phương thức lây truyền một số bệnh do virus ở người, thực vật và động vật (HIV, cúm, sởi,…) và cách phòng chống. Giải thích được các bệnh do virus thường lây lan nhanh, rộng và có nhiều biến thể.” (Sinh học 10). Trong tình hình giãn cách xã hội vì dịch Covid-19, giáo viên có thể sử dụng phương án ứng dụng Công nghệ thông tin nào sau đây: – Dạy học thông qua Microsoft Teams.

– Dạy học thông qua Google Meet.

Khi dạy chủ đề “Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân”, môn Sinh học 10, GV đã tổ chức dạy học bằng phần mềm Microsoft Team, tạo lớp học ảo và dạy theo thời gian thực tương ứng với thời khoá biểu. GV trên đã sử dụng hình thức dạy học nào sau đây? – Dạy học trong môi trường học ảo – VLE.
Khi dạy chủ đề “Virus gây bệnh”, GV đã sử dụng phần mềm OneNote để kiểm tra tiến độ thực hiện dự án của học sinh làm ở  nhà. GV trên đã ứng dụng công nghệ thông tin nhằm mục đích nào sau đây? – Hỗ trợ quản lý lớp học và phản hồi về người học.
👉 👉 Bài Viết Liên Quan ✍️ ✍️

  • BỘ SGK LỚP 6 CHƯƠNG TRÌNH MỚI- BỘ CÁNH DIỀU

error: Xin đừng copy em !!