Thấy cây mà không thấy rừng là gì

“Nên ở Việt Nam không phải một ngày, hai ngày mà nhiều ngày, nên tiếp xúc với nhiều người, kể cả với những người Mỹ đã sống lâu ở Việt Nam như tôi. Và chắc chắn, Mỹ sẽ nghe được sự thật về tình hình tôn giáo ở đây” - Bà Lady Borton- một người Mỹ đã có mặt tại Hà Nội ngay sau khi đất nước Việt Nam thống nhất.

Thấy cây mà không thấy rừng là gì

Trong bản phúc trình mới nhất ngày 17/11 về tình hình tôn giáo tại 198 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã bày tỏ sự “quan ngại” không đáng có về tình hình tôn giáo Việt Nam. Điểm lại những vụ việc mà họ cho là “các nhóm tôn giáo phải chịu những hạn chế khắt khe”, cho thấy Bộ ngoại giao Hoa Kỳ một lần nữa lại có cái nhìn phiến diện về tình hình tôn giáo Việt Nam theo kiểu “thấy cây mà không thấy rừng”.

Điểm qua một vài vụ việc nêu ra trong báo cáo, chúng ta lại bắt gặp mấy địa danh quen thuộc như Bát Nhã, Đồng Chiêm hay Cồn Dầu. Vụ việc ở tu viện Bát Nhã -Lâm Đồng đã được các cơ quan chức năng ở Việt Nam làm rõ, đó là mâu thuẫn nảy sinh trong nội bộ tôn giáo và đã được chính quyền địa phương giúp ổn định tình hình. Còn vụ việc ở giáo xứ Đồng Chiêm (huyện Mỹ Đức- Hà Nội) hay giáo xứ Cồn Dầu (huyện Hoà Vang- Đà Nẵng) thì người ta thấy một bản sao “na ná” của giáo xứ Thái Hà hay Nhà Chung( Hà Nội), nghĩa là mượn cớ “đòi đất tôn giáo” để thu hút sự chú ý của dư luận bên ngoài.

Trả lời phỏng vấn phóng viên Đài TNVN, ông Đặng Tài Tính- Vụ trưởng Vụ hợp tác quốc tế, Ban tôn giáo chính phủ cho biết: tháng 10 vừa qua, ông đã tham gia đoàn công tác liên ngành của Việt Nam đến Bỉ để đối thoại với Liên minh châu Âu (EU) về nhân quyền, trong đó có vấn đề tôn giáo. Ông Đặng Tài Tính nói: “Trong trao đổi về nhân quyền, tự do tôn giáo ở Việt Nam, phía EU cũng đề cập đến vụ Cồn Dầu, Bát Nhã và báo cáo của Bộ ngoại giao Mỹ về tự do tôn giáo quốc tế, trong đó phần về Việt Nam cũng đề cập đến những nội dung trên. Chúng tôi cũng đã giải thích, đã nói rõ để bạn hiểu rằng, vụ việc này không giống như dư luận bên ngoài. Bản thân các địa phương cũng đã giải quyết và được dư luận đồng tình”.

Ở Việt Nam có nhiều câu chuyện sinh động về tự do tôn giáo. 16 năm qua, linh mục Phan Văn Điển ở giáo xứ Quần Vinh, giáo phận Bùi Chu – Nam Định đã cùng với giáo dân xây mới 15 nhà thờ. Ngay trước thềm Đại lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, chùa Trấn Quốc- ngôi chùa thuộc loại cổ kính nhất thủ đô đã được khánh thành sau 1 năm sửa chữa, trùng tu. Rộng hơn nữa, hai Tổng hội thánh thánh tin lành miền Bắc và miền Nam tới đây sẽ được sáp nhập thành một tổ chức duy nhất. Sau đại lễ Vesak của Phật Giáo là năm Thánh 2010 của đồng bào công giáo…

Bà Lady Borton- một người Mỹ đã có mặt tại Hà Nội ngay sau khi đất nước Việt Nam thống nhất năm 1975 cho biết, bà vẫn nhớ như in Noen năm 1976, nhà thờ lớn Hà Nội có rất đông người đi lễ. Và nhiều năm sau này, hình ảnh đó vẫn tồn tại. Trong tất cả các làng xã Việt nam, cộng đồng tôn giáo sống đan xen, hoà thuận và không có xung đột. Bà nói “Tôi nghĩ, đó là một điều hạnh phúc, may mắn của Việt Nam”. Chia sẻ những suy nghĩ của mình về việc Bộ ngoại giao Hoa Kỳ công bố báo cáo về tình hình tôn giáo Việt Nam, bà Lady nói: “Một số người Mỹ gốc Việt thường dùng vấn đề tôn giáo để chuyển sang vấn đề chính trị. Họ làm như vậy để gây khó khăn cho Việt Nam nếu như không muốn nói là phá hoại quan hệ với Việt Nam. Phía Mỹ không nên nghe những thông tin như vậy, đó là thông tin không đúng sự thật. Nếu Mỹ muốn hiểu sự thật thì nên sang Việt Nam, nên ở Việt Nam không phải một ngày, hai ngày mà nhiều ngày, nên tiếp xúc với nhiều người, kể cả với những người Mỹ đã sống lâu ở Việt Nam như tôi. Và chắc chắn, họ sẽ nghe được sự thật”.

Sự thật mà bà Lady muốn nói là gì? Là một đất nước Việt Nam đa tôn giáo với gần 22 triệu đồng bào có đạo, là 80.000 chức sắc tôn giáo, là gần 24.000 cơ sở thờ tự. 5 năm qua, khi Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo đi vào cuộc sống, thêm 16 tổ chức tôn giáo đã được công nhận tư cách pháp nhân, nâng tổng số lên 32 tổ chức tôn giáo được Nhà nước chính thức công nhận. Ngay bản thân báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng phải thừa nhận những chuyển biến tích cực đó của Việt Nam.

Tại cuộc họp báo ở Washington ngày 17/11, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã tuyên bố rằng: “Tự do tôn giáo vừa là một phần căn bản của quyền con người vừa là yếu tố cần thiết cho một xã hội ổn định, hoà bình và thịnh vượng”. Những điều mà bà ngoại trưởng nêu ra cũng chính là những gì Việt Nam luôn theo đuổi. Giải quyết những vụ việc cụ thể của tôn giáo vừa qua, chính quyền Việt Nam không có mong muốn gì hơn là giữ cho xã hội ổn định, hoà bình. Mọi công dân phải sống và làm việc theo pháp luật.

Ông Đặng Tài Tính- Vụ trưởng vụ hợp tác quốc tế, Ban tôn giáo chính phủ cho rằng, Hoa Kỳ không nên áp đặt kiểu tự do tôn giáo của mình cho nước khác. Ông nói: “Tôi nghĩ rằng, mỗi quốc gia, mỗi vùng, mỗi khu vực đều có những phong tục tập quán khác nhau, có nền văn hoá khác nhau. Muốn hiểu nhau thì phải hiểu được những điều đó của nhau dựa trên luật pháp và thông lệ quốc tế. Không thể lấy quan điểm của nước này, áp đặt cho nước khác, sẽ rất khó trong trao đổi, đối thoại với nhau. Đối thoại với nhau nhằm tìm ra những điểm đồng thuận và cùng nhau trao đổi, giải quyết những điểm khác biệt. Tôi cho rằng, điểm khác biệt ở đây không nhiều. Vấn đề là có thật sự hiểu nhau hay không trên cơ sở tôn trọng, bình đẳng giữa các quốc gia”.

Ngày 14/11 vừa qua, phát biểu trước các đại biểu và hàng nghìn tín đồ tại Diễn đàn tín ngưỡng toàn cầu, Mục sư Bob Roberts, người đứng đầu Nhà thờ Tin lành Northwood thuộc bang Texas, tuyên bố: Việt Nam là quốc gia tôn trọng tự do tôn giáo và là quốc gia đa tôn giáo với hơn 80% dân số theo tín ngưỡng. Những lời nhận xét đó chẳng phải là sự thừa nhận về tự do tôn giáo của Việt Nam ngay trong lòng nước Mỹ ?./.

QPTD -Thứ Năm, 12/01/2017, 08:02 (GMT+7)

Họ chỉ “Thấy cây mà không thấy rừng”

Trước thông tin về những hạn chế, yếu kém của kinh tế nước ta năm 2016, một số người cố tình quy kết nguyên nhân thuộc về đường lối kinh tế của Đảng đã sai lầm. Đây là sự suy diễn phiến diện, thiếu thiện chí, với mưu đồ xấu.

Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, cùng với khẳng định những thành tựu, kỳ họp thứ hai của Quốc hội khóa XIV và Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII) đã thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, yếu kém của kinh tế nước ta thời gian qua, cùng nguyên nhân và những chủ trương, biện pháp khắc phục.

Những chủ trương, biện pháp đổi mới mô hình tăng trưởng, thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế và thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập quốc tế mà Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII) đề ra là sự tiếp nối đường lối kinh tế đã được Đảng ta khởi xướng từ năm 1986. Chính phủ đang triển khai một hệ thống giải pháp đồng bộ, toàn diện, nhằm xây dựng một chính quyền liêm chính, hành động và kiến tạo; tích cực cải thiện môi trường đầu tư, khuyến khích công dân khởi nghiệp, thu hút đầu tư nước ngoài, sẵn sàng ứng phó có hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới; đồng thời, đẩy nhanh cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước theo kế hoạch, cùng các biện pháp cần thiết khác để đổi mới mô hình tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, v.v. Đó là những chủ trương, biện pháp thiết thực nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Thế nhưng, bất chấp thực tiễn khách quan và sự nỗ lực vượt khó của toàn Đảng, toàn dân ta, một số người vốn không thiện chí với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra những bình luận về nền kinh tế Việt Nam chỉ toàn những gam mầu tối sẫm, hòng tạo ra sự hoang mang, dao động trong xã hội. Trước những thông tin về nợ công tăng nhanh, xuất khẩu và tăng trưởng năm 2016 không đạt chỉ tiêu đề ra, cùng những biện pháp thúc đẩy thoái vốn ở các doanh nghiệp nhà nước mà Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối, như: Vinamilk, Sabeco, Habeco…; hoặc chủ trương xã hội hóa đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng (nhượng quyền khai thác một số đoạn đường cao tốc, bến cảng, nhà ga sân bay,…) nhằm thực hiện một trong ba đột phá chiến lược đã được Đại hội XI của Đảng đề ra, họ vội khẳng định rằng nền kinh tế Việt Nam đang đi vào “ngõ cụt”. Họ cố tình suy diễn những hạn chế, yếu kém của nền kinh tế thời gian qua là hệ quả của việc duy trì đường lối kinh tế do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; rằng Đảng “hãy thôi định hướng xã hội chủ nghĩa” thì nền kinh tế Việt Nam mới có thể thoát khỏi nguy cơ khủng hoảng lần nữa!

Có thể khẳng định ngay rằng, đó chỉ là những nhận định phiến diện, một chiều của một số người thiếu thiện chí. Những đánh giá về các hạn chế, yếu kém nói trên, mà Quốc hội và Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII) nêu ra, phản ánh bản lĩnh của Đảng và Nhà nước ta dám nhìn thẳng vào sự thật để tìm đúng “bệnh” của nền kinh tế, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém đó có cả khách quan và chủ quan, nhưng không phải là đường lối đổi mới về kinh tế của Đảng đã sai lầm. Đánh giá về nguyên nhân chủ quan của những hạn chế, yếu kém nói trên, cả trong Văn kiện Đại hội XII cũng như trong Nghị quyết 05-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII), ngày 01-11-2016 đều khẳng định: “chủ yếu là do nhận thức, nhất là nhận thức về đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa chưa đầy đủ; thể chế hóa và tổ chức thực hiện còn chậm, thiếu hệ thống và đồng bộ”1.

Chúng ta đều biết, đường lối kinh tế của Đảng trong thời kỳ đổi mới là hệ thống các quan điểm, chủ trương, định hướng lớn về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, v.v. Đường lối đó được khởi xướng từ Đại hội VI của Đảng và tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện ở các kỳ Đại hội tiếp theo. Thực hiện đường lối đổi mới đó về kinh tế, nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử. Từ một nước phải nhập khẩu lương thực, phải dựa vào viện trợ để đứng vững, nay chúng ta đã đứng vào nhóm nước hàng đầu thế giới về xuất khẩu lương thực và nhiều mặt hàng nông sản khác; đã ra khỏi tình trạng nước kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đạt 2.300 USD/người/năm vào cuối năm 2016 (năm 2015 là 2.109 USD), tăng hơn 20 lần so với trước đổi mới. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đổi thay nhanh chóng, tạo diện mạo mới cho đất nước, góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế và bảo đảm quốc phòng, an ninh. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực với tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ chiếm 82,6% trong tổng GDP vào năm 2015. Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh từ 58% vào năm 1993 xuống dưới 4,5% vào cuối năm 2015.

Thấy cây mà không thấy rừng là gì

Bốc xếp gạo xuất khẩu tại cảng Sài Gòn. (Ảnh: TTXVN)

Đối với năm 2016, mặc dù nước ta phải đối mặt với những khó khăn do tác động từ sự phục hồi chậm của kinh tế thế giới; lại bị ảnh hưởng nặng từ thiên tai, biến đổi khí hậu và sự cố môi trường biển ở 04 tỉnh miền Trung, nhưng với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, kinh tế nước ta vẫn có nhiều điểm sáng. Báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia tháng 11-2016 cho biết: đến cuối năm 2016, chúng ta có thể hoàn thành và hoàn thành vượt mức 11/13 chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Mặc dù mức tăng trưởng đạt thấp hơn so với kế hoạch (khoảng 6,3% - 6,5% so với kế hoạch là 6,7%), nhưng vẫn là mức cao trong khu vực và thế giới. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát (khoảng 5%), tăng trưởng kinh tế quý sau cao hơn quý trước2. Các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm. Thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán diễn biến tích cực; dự trữ ngoại hối đạt mức cao nhất từ trước đến nay (hơn 40 tỷ USD). Môi trường kinh doanh được cải thiện rõ rệt, tăng 9 bậc (từ 91 lên 82) so với năm trước, theo công bố của Ngân hàng Thế giới (WB), tạo thuận lợi để sản xuất, kinh doanh phát triển. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng nhanh; đạt 101.683 doanh nghiệp sau 11 tháng, tăng 17,1% về số doanh nghiệp, 48,1% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2015. Báo cáo mới nhất của Nikkei Market cho biết, chỉ số PMI năm 2016 - một chỉ số tổng hợp về tình trạng sản xuất - của Việt Nam liên tục tăng; tháng 9 đạt 52,9 điểm, tháng 11 đạt 54 điểm3. Đây là tháng thứ 12 Việt Nam có chỉ số PMI vượt 50 điểm. Trong khi đó, PMI của Thái Lan liên tục giảm từ 49,8 điểm (tháng 8) xuống còn 48,2 điểm (tháng 11); của Malaysia giảm nhẹ từ 47,2 điểm (tháng 10) xuống còn 47,1 điểm (tháng 11). Thu hút vốn FDI cũng tăng mạnh, đạt tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm qua 11 tháng của năm 2016 là 18,103 tỷ USD; trong đó đã giải ngân 14,3 tỷ, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2015, phản ánh niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào môi trường kinh doanh ở Việt Nam ngày càng được củng cố. Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đến hết tháng 11 đạt 9 triệu lượt, vượt qua mục tiêu cả năm 2016 là 8,5 triệu lượt; đem lại tổng doanh thu từ khách du lịch tăng 18,6% so với cùng kỳ năm 2015. Mặc dù xuất khẩu không đạt chỉ tiêu kế hoạch, nhưng cơ cấu xuất khẩu chuyển dịch theo hướng tích cực là tín hiệu đáng mừng. Lần đầu tiên, giá trị xuất khẩu của ngành khai khoáng (than, dầu thô, khoáng sản) không còn là đóng góp lớn nhất cho nền kinh tế. Thay vào đó, là các ngành công nghiệp chế biến và dịch vụ. Kim ngạch xuất khẩu của khu vực 100% vốn trong nước liên tục tăng trưởng dương cả năm (tăng 4,9%), sau khi tăng trưởng âm liên tục trong năm trước, cũng cho thấy kinh tế trong nước phục hồi tốt. Trong lĩnh vực nông nghiệp, xuất khẩu gạo sụt giảm mạnh do cầu của thế giới hạn chế, nhưng nhiều mặt hàng hoa quả, rau sạch đã vào được thị trường của 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có những thị trường khó tính, như: Mỹ, Nhật, Úc. Nhờ đó, lần đầu tiên, kim ngạch xuất khẩu rau, quả (đạt 2,5 - 2,6 tỷ USD) vượt qua xuất khẩu gạo, tạo ra động lực mới cho phát triển của nông nghiệp thời gian tới. Đó là xu thế tiến bộ, phù hợp với chủ trương cơ cấu lại nền kinh tế mà chúng ta đề ra trong nhiều năm nay, nhất là trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 mà Đại hội XI thông qua.

Về vấn đề nợ công, đúng là tăng cao trong những năm gần đây, nhưng vẫn nằm trong giới hạn Quốc hội cho phép. Đáng chú ý là cơ cấu nợ công có sự chuyển biến tích cực (tăng nợ trong nước, giảm nợ nước ngoài) và đang được Quốc hội kiểm soát chặt chẽ; Chính phủ cũng đang có nhiều giải pháp kéo giảm nợ công, phấn đấu giảm mạnh tỷ lệ bội chi ngân sách so với GDP không quá 3,5% trong năm 2017. Những động thái đẩy mạnh thoái vốn ở các doanh nghiệp nhà nước, cũng như xã hội hóa đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng mà Chính phủ đang chỉ đạo quyết liệt, không phải là việc làm “bị động” như một số người xuyên tạc, mà vẫn nằm trong chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, được xác định từ nhiều Đại hội trước của Đảng. Theo đó, việc sắp xếp, cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước đã được tiến hành trong nhiều năm, nhất là từ năm 2001 đến nay. Chủ trương chung là Nhà nước chỉ giữ các doanh nghiệp 100% vốn ngân sách và cổ phần chi phối trong những lĩnh vực then chốt, thiết yếu; địa bàn quan trọng và quốc phòng, an ninh; ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư. Các doanh nghiệp nhà nước còn lại phải cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước theo cơ chế thị trường. Qua đó, thực hiện xã hội hóa và phân bổ lại theo cơ chế thị trường các nguồn lực của Nhà nước về nhân lực, đất đai, tài nguyên thiên nhiên, các yếu tố về độc quyền tự nhiên và lợi thế khác để tạo điều kiện phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân, tạo động lực nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Thực tế trên cho thấy, kinh tế Việt Nam không phải chỉ là những gam mầu tối. Ngay Báo cáo Cập nhật tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam được WB công bố đầu tháng 12 cũng nhận xét: dù môi trường toàn cầu chưa khởi sắc, nhưng kinh tế Việt Nam vẫn ổn định. Báo cáo Cập nhật triển vọng kinh tế châu Á 2016 của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) cũng đưa ra nhận định: nền kinh tế Việt Nam đang vận hành tương đối tốt trong bối cảnh có nhiều thách thức. Dự báo về triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2017, ông Sebastian Eckardt, chuyên gia kinh tế trưởng của WB tại Việt Nam, cho rằng: tăng trưởng trong trung hạn là tích cực. Đó là những đánh giá trách nhiệm, khách quan, khác xa những bình luận phiến diện theo kiểu “thấy cây mà không thấy rừng” của một số người thiếu thiện chí. Những bình luận, suy diễn kiểu đó cần phải phê phán.

NGUYỄN NGỌC

__________

1 - ĐCSVN - Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG, H. 2016, tr. 86

2 - Quý I tăng 5,48%, quý II tăng 5,78%, quý III tăng 6,4%.

3 - Chỉ số PMI dưới 50,0 cho thấy nền kinh tế sản xuất nhìn chung giảm sút; trên 50,0 nhìn chung là phát triển.