Thay bugi xe máy Dream bao nhiêu tiền

Nếu đã sử dụng xe máy chắc chắn bạn đã từng đặt câu hỏi “bugi xe máy nằm ở đâu, bugi xe máy bao nhiêu tiền, loại nào tốt nhất ” Bạn hãy cùng mình tìm hiểu trả lời những câu hỏi trên nhé.

Mục lục

Bugi xe máy là gì ?

Bugi xe máy là một trong những bộ phận vô cùng quan trọng của xe máy, bugi đóng vai trò chính trong việc xe máy có hoạt động được hay không.

Tác dụng của bugi xe máy

Tác dụng chính của bugi xe máy là tạo ra tia lửa điện để đốt cháy nhiên liệu mà cụ thể là hỗn hợp xăng + không khí, hỗn hợp nhiên liệu này được tạo ra từ bộ chế hòa khí sau đó được nạp vào buồng đốt với lượng vừa đủ.

Cấu tạo của bugi xe máy

Để có thể vận hành xe máy một cách hiệu quả, người sử dụng cần nắm được cấu tạo của một chiếc bugi. Thông thường bugi được cấu tạo bởi 3 thành phần chính đó là : Điện cực, vỏ cách điện và khe hở (khoảng trống)

Cấu tạo Bugi xe máy

Điện cực của bugi

Điện cực của bugi là nơi tạo ra tia lửa điện, do bugi làm việc trong điều kiện khắc nghiệt, với nhiệt độ cao, có những lúc buồng đốt đạt đến nhiệt độ 2500 độ C, và áp suất nén có thể lên đến 50kg/cm2, điện áp 2 cực của bugi lên đến 40 nghìn -100 nghìn Vôn do đó bugi được làm bởi những vật liệu có độ bền cao, với khả năng chống ăn mòn cực tốt. Hầu hết các lõi điện cực của bugi thường được chế tạo bằng đồng, còn đầu bugi là nơi tia lửa điện được phóng ra được làm bằng các hợp kim như niken, crom hoặc sillic và mangan.

Vỏ cách điện

Vỏ cách điện của bugi thường được làm bằng gốm oxit nhôm (Al2O3) giúp bugi không bị rò điện ra ngoài. Vỏ bugi cũng phải đảm bảo khả năng chịu nhiệt cao và khả năng chịu nén cũng cực cao.

Ngoài ra bạn có thể để ý, vỏ bugi được thiết kế với các nếp nhăn sóng phía cuối tiếp xúc với bugi (Thông thường là 4-5 lượn sóng). Chức năng của những lượn sóng này là giúp ngăn chặn sự phóng điện áp cao từ các tiếp điểm của bugi với kim loại và làm giảm hiệu quả đánh điện trong buồng đốt của động cơ xe.

Không gian trống (khe hở)

Cuối cùng là dung tích khoảng trống (khe hở của bugi). Thực chất đây là khoảng không gian phóng điện giữa 2 điện cực của bugi. Trong trường hợp này, khoảng không gian giữa 2 điện cực càng lớn thì khả năng tản nhiệt của bugi sẽ càng kém và ngược lại. Do đó bugi được phân ra làm 2 loại là bugi nóng và bugi lạnh.

Bugi nóng : khả năng tản nhiệt của bugi nóng sẽ chậm và nóng lên rất nhanh. Thường được sử dụng trong các động cơ có tỉ số nén thấp, tốc độ động cơ chậm, đặc biệt là ở những phương tiện có tốc độ chậm…

Bugi lạnh : Có khả năng tản nhiệt cực tốt, làm mát nhanh, được sử dụng cho những động cơ có tỉ số nén cao (Dung tích xilanh lớn), với tốc độ động cơ hoạt động cao, đặc biệt là những phương tiện chạy với tốc độ cao, chạy đường dài…

Video cấu tạo bugi

Bugi xe máy nằm ở đâu

Đối với mỗi dòng xe khác nhau thì vị trí đặt bugi sẽ khác nhau.

Vị trí của bugi

Thông thường đối với những dòng xe số thì bugi thường được đặt ở giữa yếm trước xe, rất dễ nhìn thấy. Còn đối với xe tay ga thì có yếm liền nên rất khó thấy, do đó bạn cần tháo yếm xe mới có thể nhìn thấy.

Cách xem màu bugi xe máy, dấu hiệu nhận biết bugi xe máy bị hỏng

Video cách xem màu bắt bệnh bugi

Bugi hỏng khiến xe không chạy được, do đó bạn cần nắm được những dấu hiệu nhận biết bugi xe máy hỏng để có thể chuẩn đoán tốt bệnh của xe.

Bugi bị đen và khô, bị muội đen

Đây là vấn đề khá hay gặp ở bugi xe máy, nếu bạn thấy bugi xe máy bị đen khô, đồng thời thấy khói đen bốc ra từ ống xả, thì có khả năng xe của bạn bị chảy dầu. Giải pháp cho bạn lúc này là nên thay một chiếc bugi mới chính hãng, đồng thời điều chỉnh lại tỉ lệ nhiên liệu cấp cho buồng đốt phù hợp.

Bugi bị đen muội khô

Bugi đen và ướt

Trường hợp bạn kiểm tra thấy bugi đen và ướt thì có khả năng dầu đã bị lọt vào trong xilanh, bởi khi đốt cháy dầu sẽ không cháy hoàng toàn và tạo thành mảng bám trên bugi. Trường hợp này bạn nên mang xe đến cửa hàng sửa chữa càng sớm càng tốt, tránh gặp phải những trục trặc không đáng có.

Bugi đen và ướt

Bugi màu trắng

Bugi có màu trắng bơi khi động cơ đã phải làm việc quá sức của nó, làm nhiệt độ tăng cao. Trường hợp này có thể bạn đã lắp một chiếc bugi không phù hợp với xe bạn đang dùng, bởi mỗi loại xe sẽ sử dụng một loại bugi khác nhau.

Bugi bị mòn cực tâm

Trường hợp bugi bị mòn cực tâm có thể do khi nhiệt độ không tương thích sẽ khiến bugi đánh lửa quá sớm, hoặc bugi bị hỏng hệ thống làm mát. Giải pháp là bạn nên thay bugi mới đúng chủng loại cho xe để xe được vận hành ổn định hơn.

Bugi không đánh lửa

Hiện tượng bugi không đánh lửa cũng khá phổ biến, có thể do khoảng cách đánh lửa của bugi quá rộng. Nguyên nhân là do khi bạn sử dụng xe trong một thời gian dài những không kiểm tra bảo dưỡng xe, khiến khoảng cách đánh lửa quá xa.

Giá bugi xe máy bao nhiêu tiền?

Bugi có nhiều loại dành cho nhiều xe khác nhau, do đó giá bugi cũng không cố định mà dao động khoảng 50 ngàn đến vài trăm ngàn, thậm chí có loại bugi có giá cả triệu đồng.

Loại bugi cũng là yếu tố quyết định đến giá thành khi thay thế bugi cho xe máy. Đối với những bugi chân ngắn ví dụ như hãng NGK, Denso thì sẽ có giá từ 40 ngàn đến 50 ngàn đồng. Còn khi thay bu gi cho xe tay ga thì mức giá có thể sẽ cao hơn, dao động khoảng vài trăm đến triệu đồng.

Video hướng dẫn thay bugi xe máy

Bugi xe máy loại nào tốt ?

Việc chọn và thay đúng loại bugi cho xe rất quan trọng, trên thị trường bugi xe máy có 3 loại phổ biến như sau :

Bugi 2 thì : Đây là loại bugi phù hợp với dòng xe phân khối lớn, xe thể thao

Bugi 90 : Loại bugi này chủ yếu được sử dụng cho ô tô, loại lắp cho xe máy thường có cùng một đầu ren dài.

Bugi 50 : Đây là loại bugi phổ biến nhất, loại này chủ yếu được sử dụng cho nhu cầu lắp cho xe máy, gồm 2 loại là bugi chân ngắn và bugi chân dài.

Video cách lựa chọn bugi xe máy đúng

Khi xe máy có dấu hiệu khó nổ, tốn nhiên liệu, bạn có thể tháo bugi ra và vệ sinh bên trong, bên ngoài, làm sạch ren của bugi. Ngoài ra bạn cũng nên đi kiểm tra để xem tình trạng của bugi để thay thế kịp thời.

Chủ đề