Thanh tra kiểm tra đánh giá năm 2024

Đoàn thanh tra, kiểm tra của sở GD&ĐT thực hiện thanh tra, kiểm tra công tác tổ chức Kỳ thi của Hội đồng thi và Điểm thi.

Cụ thể, sẽ thực hiện thanh tra, kiểm tra: Công tác chuẩn bị thi, công tác coi thi, công tác chấm thi, công tác phúc khảo bài thi và công tác xét công nhận tốt nghiệp THPT.

Trước ngày 1/7/2023, Chánh Thanh tra Bộ GD&ĐT quyết định thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra công tác chỉ đạo, tổ chức kỳ thi và công tác thanh tra, kiểm tra các khâu của Kỳ thi tại địa phương; trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quyết định.

Chánh Thanh tra Sở GD&ĐT quyết định thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra công tác chuẩn bị thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo bài thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT của Sở GD&ĐT; trường hợp cần thiết, Giám đốc Sở GD&ĐT quyết định.

Từ ngày 1/7/2023, thẩm quyền quyết định thành lập đoàn thanh tra được thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra số 11/2022/QH15.

Cục trưởng Cục Nhà trường xây dựng kế hoạch kiểm tra và ban hành quyết định thành lập các đoàn kiểm tra công tác chuẩn bị thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT đối với cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý.

Thanh tra kiểm tra đánh giá năm 2024

Ảnh minh họa/ITN.

Điều kiện, tiêu chuẩn người tham gia thanh tra, kiểm tra thi tốt nghiệp THPT năm 2023

Về điều kiện, tiêu chuẩn của người tham gia thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT quy định rõ:

Người tham gia thanh tra, kiểm tra là công chức thanh tra, cộng tác viên thanh tra giáo dục của địa phương đối với đoàn thanh tra, kiểm tra của Sở GD&ĐT;

Là công chức thanh tra, cộng tác viên thanh tra giáo dục hoặc người làm công tác thanh tra nội bộ, cán bộ, viên chức, giảng viên cơ hữu của đại học, trường đại học, học viện, trường cao đẳng có đào tạo giáo viên mầm non trình độ cao đẳng đối với đoàn thanh tra, kiểm tra của Bộ GD&ĐT;

Là cán bộ của Cục Nhà trường đối với đoàn kiểm tra của Cục Nhà trường và được đánh giá, xếp loại ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm 2022.

Người tham gia thanh tra, kiểm tra có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ của thanh tra giáo dục; đã tham dự tập huấn Quy chế thi, nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thi và đạt yêu cầu bài đánh giá sau tập huấn.

Những người không được tham gia đoàn thanh tra, kiểm tra thi tốt nghiệp THPT năm 2023 gồm:

Người có vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh ruột, chị ruột, em ruột; cha, mẹ, anh ruột, chị ruột, em ruột của vợ hoặc chồng; người giám hộ; người được giám hộ dự thi trong năm tổ chức Kỳ thi không được tham gia công tác thanh tra, kiểm tra thi tại Hội đồng thi nơi có người thân dự thi hoặc tham gia tổ chức thi.

Người đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Người có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật hoặc đã bị kết án mà chưa hết thời hạn xóa kỷ luật, xóa án tích.

Người không đủ các điều kiện khác để tham gia đoàn thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật.

Thanh tra Bộ GD&ĐT chủ trì tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thi cho cán bộ cốt cán các sở GD&ĐT, Cục Nhà trường và cơ sở đào tạo có người tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra của Bộ; tập huấn nghiệp vụ cho các đoàn thanh tra, kiểm tra công tác chuẩn bị thi, chấm thi, phúc khảo của Bộ GD&ĐT.

Sở GD&ĐT, Cục Nhà trường, cơ sở đào tạo tổ chức quán triệt Quy chế thi, tập huấn nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thi và các quy định có liên quan cho cán bộ, công chức, viên chức tham gia thanh tra, kiểm tra thi.

Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm, lựa chọn, đề xuất người tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra thi đáp ứng theo quy định.

Báo cáo đánh giá thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động công vụ (Văn bản này thay thế cho văn bản số 1533/TTCP-KHTH ngày 07/7/2023 của Thanh tra Chính phủ)

Ngày 11/7/2023, Thanh tra Chính phủ đã có Văn bản về việc báo cáo đánh giá thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động công vụ (Văn bản này thay thế cho văn bản số 1533/TTCP-KHTH ngày 07/7/2023 của Thanh tra Chính phủ).

Thanh tra, kiểm tra, giám sát dù là loại hình nào cũng luôn luôn có tính định hướng và tính xây dựng. Vai trò phòng ngừa của thanh tra, kiểm tra, giám sát được đề cập ở đây là vai trò phòng ngừa mang tính chủ động. Trong rất nhiều trường hợp, qua thanh tra, kiểm tra, giám sát mà có thể dự báo được một hành vi vi phạm pháp luật sẽ xảy ra trong tương lai nếu không có sự chấn chỉnh, không có sự định hướng lại cho các đối tượng một cách kịp thời. Chính vì vậy thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước./.

Khi nào thì thanh tra khi nào thì kiểm tra?

Trường hợp có vi phạm rõ ràng thì tiến hành xử lý ngay để giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật. Nếu vụ việc phức tạp hoặc vi phạm lớn, người kiểm tra không đủ thẩm quyền hay điều kiện để làm rõ và xử lý thì có thể đề nghị tiến hành thanh tra.

Thanh tra và kiểm tra thuế khác nhau như thế nào?

Thanh tra thuế là công việc được tiến hành theo kế hoạch hoặc đột xuất của cơ quan quản lý thuế. - Kiểm tra thuế được tiến hành với bất kỳ người nộp thuế nào (Kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan quản lý thuế thực hiện thường xuyên đối với các hồ sơ thuế.

Thanh tra và giám sát khác nhau như thế nào?

Khái niệm giữa thanh tra và giám sát: Tuy nhiên, chúng vẫn có điểm khác nhau cơ bản là: trong khi thanh tra luôn luôn gắn liền với quản lý nhà nước, mang tính quyền lực nhà nước thì giám sát có thể mang tính quyền lực nhà nước hoặc không mang tính quyền lực nhà nước.

Kiểm tra và thanh tra có gì khác nhau?

Nếu như kiểm tra là một hoạt động đa dạng, rộng dài được tiến hành ngay cả khi các đối tượng đang hoạt động hay sự việc đang diễn ra thì thanh tra chủ yếu xem xét những sự việc đã xảy ra và có dấu hiệu của sự vi phạm.