Tham luận học tốt các môn xã hội

So với các môn khoa học tự nhiên, môn xã hội thường khiến học sinh (HS) lo lắng vì lượng kiến thức phải học thuộc khá nhiều. Đối với những HS không chăm chỉ, ít tập trung nghe giảng thì học môn xã hội càng vất vả. Các em hãy cùng lắng nghe những "bí kíp" từ các bạn, thầy cô để học môn xã hội hiệu quả nhất nhé.

Em Hoàng Văn Nam (HS lớp 7A1, Trường THCS Ái Mộ): - Đối với các bạn nam thì học môn xã hội quả thật là vất vả, em thấy rất hiếm bạn nam học giỏi văn, sử, địa, giáo dục công dân... Nguyên nhân là chúng em rất ngại phải học thuộc lượng kiến thức lại khá trừu tượng, đòi hỏi phải tập trung nghe giảng, biết cách liên tưởng và sáng tạo. Kiến thức môn xã hội cũng đa dạng, phong phú cần phải đọc sách và phải dành nhiều thời gian hơn các môn khác. Mỗi lần thi môn xã hội, em rất lo vì phải cố nhớ hết lượng kiến thức đồ sộ của các môn này. Nhưng bây giờ em nắm được "bí kíp" là học theo các ý chính, những định nghĩa cơ bản quan trọng, những điểm cần lưu ý của mỗi bài học nên cũng khá hiệu quả.

Em Nguyễn Mỹ Linh (HS lớp 9C2 Trường THCS Đoàn Thị Điểm):

- Theo em, để học tốt các môn xã hội, bên cạnh việc tập trung, chăm chỉ, các bạn phải thực sự đam mê, ham thích tìm hiểu những kiến thức hay và bổ ích do môn học đem lại. Để tránh việc học nhồi nhét, em tập cách học kiên trì, học xong bài hôm nào thì về nhà phải học lại để nắm vững kiến thức. Muốn học tốt những môn xã hội không nên chỉ chăm chỉ học trong sách giáo khoa mà còn phải đào sâu, đọc thêm nhiều sách tham khảo, đọc truyện, xem sách, báo, ti vi, những bộ phim tài liệu lịch sử, bởi nhiều đề thi môn xã hội có thêm phần "tự luận" để HS liên hệ với kiến thức cuộc sống.

Cô Nguyễn Thị Thúy (Giáo viên dạy văn, sử, Trường THCS Ngọc Lâm):

- Để học tốt những môn học xã hội này không có gì khó các em HS nhé, chỉ cần chúng ta có phương pháp và cách thức học phù hợp. Đầu tiên, các em cần phải biết cách lập dàn ý những kiến thức trong bài học. Trên cơ sở kiến thức bài học được lĩnh hội trên lớp, HS cần tham khảo thêm tư liệu để hoàn chỉnh khối kiến thức bài học. Ở trên lớp, các em cần ghi chép đầy đủ, tập trung nghe giảng để thực hiện khả năng ghi nhớ kiến thức bài học lần thứ nhất. Khi về nhà lại tiến hành đọc để khắc sâu kiến thức.

Cuối tuần, các em có thể dành thời gian lên đề cương các bài học thành một dàn ý. Tốt nhất nên tránh cách học máy móc, học vẹt, học tủ mà cần có các ghi nhớ theo cách hệ thống hóa các chương, mục, rồi mới phân tích các nội dung chi tiết, các ý chính... Trên cơ sở những ý chính đó, các em tự trình bày vấn đề bằng ngôn ngữ của chính mình, tránh cách học "vẹt", sao chép y nguyên trong sách vở. Việc này sẽ giúp tiết kiệm thời gian và nhớ lâu hơn những kiến thức đã học. Để làm tốt những câu hỏi mở rộng, tự luận, HS cũng nên chú ý tìm hiểu thêm những kiến thức đời sống xã hội.

Có thể nói khối xã hội (thường gọi là khối C khi đi thi đại học, cao đẳng) mang tính đặc thù hoàn toàn khác với các khối khác. Vì vậy điều kiện tiên quyết phải có đó là sự say mê với nó. Khối này bao gồm ba môn là Văn, Sử, Địa – những môn lâu nay vẫn được coi là học thuộc lòng … …

I. Cách học chung 1.Phải có đam mêCó thể nói khối xã hội (thường gọi là khối C khi đi thi đại học, cao đẳng) mang tính đặc thù hoàn toàn khác với các khối khác. Vì vậy điều kiện tiên quyết phải có đó là sự say mê với nó. Khối này bao gồm ba môn là Văn, Sử, Địa – những môn lâu nay vẫn được coi là học thuộc lòng.Học khối xã hội cho thấy những giá trị của cuộc sống được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau tuỳ vào cách cảm cách nghĩ. Nhưng dù nhìn nhận dưới góc độ nào thì những điều ấy cũng luôn cho người học sự tò mò muốn khám phá và tìm hiểu. Và bạn hãy học bằng sự yêu thích của mình.Đối với môn Văn, đây được coi là môn chính của khối và luôn cần được đầu tư nhiều. Học môn văn không khó nếu bạn biết cách “hành văn” hợp lí. Bạn phải có nhiều cảm xúc, trí tưởng tượng và khả năng diễn đạt trôi chảy suy nghĩ của mình. Điều này là thực sự cần thiết. Còn môn Sử thì sự chăm chỉ là yếu tố then chốt có thể cởi bỏ nút thắt về những số liệu, những sự kiện có tính chất liền mạch. Học Sử rất hấp dẫn, bạn như được trở về quá khứ tìm theo những dấu chân, xâu chuỗi các vấn đề của lịch sử. Môn này hay và nhiều điều đáng để lưu ý khi học khối xã hội và được điểm cao ở môn này cũng không phải là chuyện quá khó. Môn Địa lý có lẽ được coi là môn học dễ trong ba môn nói trên. Môn này không quá khắt khe về tài liệu, con số hay những dẫn chứng. Từ thực tế và sự quan sát người học cũng có thể nêu được vấn đề của bài học và đưa ra những nhận xét khái quát nhất.

2.Nên chăm chỉ và có sự đầu tư

Học các môn này, bạn hãy dành nhiều thời gian hơn một chút. Nó đòi hỏi bạn phải suy nghĩ, đòi hỏi bạn phải tưởng tượng cả giờ đồng hồ để có một câu văn hay, ghi nhớ hàng giờ đồng hồ với những sự kiện lịch sử và phân loại hàng giờ với những số liệu của môn địa. Bạn sẽ được rèn luyện thêm cả tính kiên nhẫn, cẩn thận và sự chỉn chu khi học khối xã hội này rồi đấy.Thường xuyên học các môn này để nó có sự liên tục không bị đứt quãng. Khi bạn tạo cho mình thói quen đó thì không chỉ riêng khối xã hội mà các khối khác cũng không làm bạn quá vất vả.Yêu cầu đọc nhiều tài liệu và các sách chuyên ngành cũng là điều cần thiết. Nếu bạn không đọc thêm mà chỉ đọc những cuốn sách giáo khoa đó thì rất khó nắm bắt kiến thức. Tuy nhiên, kỹ năng đọc sách cũng rất quan trọng, nó giúp bạn biết đọc cái gì và đọc như thế nào sao cho hiệu quả. Hãy cố gắng nạp các thông tin và các kiến thức càng nhiều càng tốt cho bạn.

3.Tránh tư tưởng học vẹt, học tủ

Đối với khối xã hội bạn nên tránh tư tưởng học “vẹt” vì nó không giúp được gì nhiều cho bạn. Học thuộc không có nghĩa là học hôm nay rồi ngày mai lại mới mẻ theo kiểu “chữ thầy trả thầy”. Bạn cần xác định được cái gì là cần thiết cho mình. Những kiến thức bạn có về các khối ngành xã hội là rất rộng, bạn sẽ hiểu biết được nhiều hơn về thế giới bên ngoài cũng như những điều cơ bản của cuộc sống.

4.Hãy học hiểu thay vì học tủ.

Đây là yếu tố quan trọng giúp bạn có những bài tự luận hay và ý nghĩa. Các bạn hãy cố gắng tóm lược bài học của mình ngắn gọn có đánh giá và nhận xét của cá nhân. Thói quen này được hình thành thì bạn sẽ học bài khá dễ dàng và không mất quá nhiều thời gian cho các môn học.Bạn nên có một phương pháp riêng của mình để học sao cho hiệu quả. Khi đó, các môn xã hội không những không gây trở ngại mà còn kích thích sự tò mò của bạn. Học vẹt chỉ có thể là phương án tình thế cứu cánh cho bạn khi lâm vào tình trạng không kịp học bài. Bạn cứ thử học vẹt một làn xem kết quả như thế nào nhé!

5.Giai đoạn chạy nước rút

Không riêng khối xã hội mà các khối khác cũng có giai đoạn chạy nước rút. Tuy nhiên bạn nên ưu tiên nhiều cho các môn học thuộc này. Thực tế, các môn học hiểu chiếm khá nhiều trong quỹ thời gian của bạn. Vì vậy, bạn phải phân bố thời gian hợp lí, biết học cái gì trước cái gì sau. Vào kì thi, bạn hãy thoải mái với những gì mình đẽ có, tránh sự áp lực quá mức để rồi “sôi hỏng bỏng không”. Theo kinh nghiệm, để kiếm được điểm cao ở khối xã hội không khó nếu bạn biết cách trình bày vấn đề rõ ràng, logic và mạch lạc. Những lợi thế về chữ viết, cách diễn đạt cũng luôn được những người “cầm cân nảy mực” chú ý. Vì vậy, các bạn hãy phát huy thế mạnh của mình để thành công trong khối ngành xã hội này nhé. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp cho các bạn có thể học bài tốt hơn và yêu thích khối xã hội nhiều hơn.

II. CÁCH HỌC TRÊN LỚP:


1. Vấn đề nghe giảng ở lớp: Bạn đừng thắc mắc tại sao tôi cứ nhắc đi nhắc lại vấn đề này. Vì nó là điều kiện đầu tiên giúp bạn trong việc học bài ở nhà sau đó. Bạn nghĩ: "Ðã là học sinh thì khi đến lớp ai mà không chú tâm nghe giảng cần chi phải nhắc hoài!". Không đâu bạn. Nếu tất cả các bạn đều "chú tâm nghe giảng" thì tôi có thể quả quyết với bạn rằng: Hầu hết những học sinh ấy đều là những học sinh giỏi. Bài giảng họ tiếp thu tốt thì tất nhiên sẽ học bài mau thuộc. Nhưng nếu tất cả như vậy, chắc chắn tôi sẽ không viết quyển sách này. Vậy thái độ nghe giảng của các bạn phải ra sao?Bạn cũng có thể nhìn lên bục giảng, nhìn thầy cô chăm chú, tưởng chừng như bạn đã "nuốt" từng lời giảng của thầy cô vậy. Nhưng nếu bạn không có nghe gì cả, mà thầy cô hỏi bạn một câu, chắc chắn bạn sẽ lúng túng ngay. Phải, bạn sẽ không thể đáp lại câu hỏi của thầy cô một cách chính xác được. Và như vậy là bạn đã "nhìn" chứ bạn có "nghe" đâu. Ðầu óc bạn mơ màng, bạn đang ngồi ở lớp mà nghĩ tới những cuộc chơi ở xa. Nào là chiều nay sẽ đi hồ bơi, đi đánh quần vợt, bóng chuyền… các bạn nữ thì mơ tưởng đến cuộc họp mặt nào đó.v.v… Nói chung, bạn đang nhìn thầy cô mà hồn bạn đang "lang thang" một cuộc viễn du nào đó chứ không có tại lớp. Thầy cô thì khản tiếng, hết nước bọt để trình bày bài dạy của mình, những mong học sinh hiểu sâu, hiểu rộng mà nào được có mấy ai chịu khó nghe! Bạn phải biết rằng bạn đang ở trong lớp học, và bạn đang có nhiệm vụ "nghe giảng bài". Bạn phải xác định như vậy mới gạt phăng mọi vấn đề khác để tập trung cho việc nghe giảng bài. Nếu như bạn không chú tâm nghe giảng thì đâu phải bạn có động cơ đi học. Mà động cơ học tập thì đúng là điều rất quan trọng của tuổi trẻ. Vậy bạn phải tự hỏi mình. Ta đến lớp để làm gì? Học, học thì phải nghe lời giảng của thầy cô. Nếu không, bạn chỉ có tiếng đi học, mang danh là một học sinh, nhưng kỳ thực không phải là học sinh. Vì một học sinh thì phải biết học, chăm học và học giỏi nữa. Chịu bao lao nhọc để đặt kỳ vọng nơi bạn, vậy mà bạn nỡ phụ lòng ba mẹ bạn sao?Dù sau này bạn là ai, bất cứ địa vị nào trong xã hội, mà tuổi trẻ bạn chây lười trong học tập là bạn đã mắc nợ với đời. Trước nhất là cha mẹ. Sau đến là thầy cô và cuối cùng là với xã hội. Vì bạn sống trong lòng xã hội là bạn phải có trách nhiệm phục vụ xã hội. Ai làm ra những phẩm vật cho xã hội? Con người. Muốn làm một con đường phải có kỹ sư tính toán. Cái áo bạn mặc, quyển vở bạn đọc đều do tay con người làm ra. Bệnh tật, bạn cần bác sĩ và viên thuốc bạn uống cũng cần dược sĩ bào chế. Nhưng tất cả những thành phần đó là ai? Do đâu mà họ được như vậy? Tất cả cũng phải học và họ cũng đã trải qua quá trình gian lao để ngày nay có được công thành danh toại đó,nhằm góp bàn tay xây dựng và kiến tạo xã hội. Ðó cũng có thể gọi là "trả nợ áo cơm", hoàn thành nghĩa vụ đối với xã hội…Ngay bây giờ, còn trẻ đến lớp mà bạn không học thì lớn lên bạn sẽ góp phần gì cho xã hộ? Chắc bạn đã từng nghe câu: "Trẻ mà không học, già sẽ ân hận" rồi chứ?

2. Nắm chắc bài giảng và cách ghi nhớ lâu.

Bạn đã thực sự chăm chú nghe giảng, nhất định là bạn sẽ nắm chắc kiến thức của bài mà bạn vừa tiếp thu. Khi đã tiếp thu kỹ, còn phải biết vận dụng tốt vào bài học, bài làm của mình. Tất nhiên nghe, hiểu, nắm được toàn bộ bài dạy, thì việc học bài của bạn sẽ mau thuộc một cách dễ dàng. Học bài mau thuộc là một chuyện, ngoài ra bạn cần phải nhớ dai. Nhớ chính xác và không lẫn lộn đó là điều cần thiết. Có thể bạn học bài thuộc rất mau, nhưng đồng thời cũng mau quên. Vậy làm cách nào để bạn có thể nhớ bài được lâu. – Bạn phải hiểu bài trước khi học.Muốn hiểu kỹ bài bạn phải nghe giảng, vận dụng nhiều phương pháp của riêng bạn để hiểu một cách chính xác bài giảng.– Học bằng tâm não của bạn chứ không phải "học vẹt". Cũng có bạn học rất thuộc nhưng lại không cần hiểu bài, cách học này người ta gọi là "học vẹt". Nếu bạn học theo cách thuộc lòng này, thì nguy hiểm cho bạn, vì đây là cách học đối phó, thuộc để trả bài cho xong nợ rồi thôi, sau đó bạn chỉ còn là một khối óc rỗng.Muốn tránh tình trạng này, bạn nên xác định lại cách học bài của bạn chẳng những sao cho học mau thuộc mà còn phải hiểu và nhớ lâu nữa. Nghĩa là phải học bằng khối óc và mọi giác quan.Phần quan trọng nhất giúp bạn nhớ dai là tâp trung nghe giảng.– Ghi chép những đề mục hay những phần quan trọng. – Tóm tắt nội dung, bài cô đọng nhưng đủ ý.– Nghiên cứu bài ngay sau khi nghe giảng vì như thế giúp bạn củng cố lại các phần quan trọng hầu khắc sâu vào tâm não bạn hơn. Ghi những chi tiết dễ quên ra giấy nháp, bỏ túi rồi lâu lâu mở ra xem lại cho tới bao giờ vấn đề đó đã hiểu mới thôi. Với các môn Toán – Lý – Hóa – Sinh, nói chung các môn có công thức, bạn càng cần ghi vào giấy nháp bỏ túi để bất cứ lúc nào, ở đâu bạn cũng có thể mở ra xem lại được.Hoặc bạn cũng có thể ghi các công thức ấy lên bảng, nơi bàn học để các công thức ấy luôn đập vào mắt bạn. Nhất định là bạn sẽ nhớ lại mau và nhớ mãi. Bạn cứ giữ nguyên bảng như vậy cho đến khi các công thức đã "nằm lòng" trong óc bạn mới xóa đi, viết các công thức khác. Những cách học này chắc chắn sẽ có hiệu quả tốt.

3. Cần biết cách ghi những trọng tâm của bộ môn.

Mỗi một môn học đều có những yêu cầu và những phần trọng tâm của nó. Bạn nên tập trung vào phần này để đào sâu suy nghĩ. Các môn về tự nhiên (Toán, Lý, Hóa, Sinh…) có đặc thù riêng so với các môn về xã hội (như Văn, Sử, Ðịa..). Do vậy bạn phải biết cách ghi nhớ những trọng tâm của nó. Các môn tự nhiên thường có các công thức, định lý, định đề… phải ghi tóm tắt vào sổ tay riêng và cần ghi thêm ra tờ giấy bỏ túi và cũng cần ghi lên bảng nơi bàn học ở nhà để thường xuyên trông thấy. Các môn học thông thường khác như: Văn, Sử Địa– Với môn Văn:Bạn cần có quyển sổ tay riêng, để ghi chép những đoạn văn hay tên tác phẩm, tác giả mà bạn cần sưu tầm, hoặc những phần cần ghi nhớ cho môn bài quan trọng. Môn học này xin nhắc lại là bạn đừng xem nhẹ nó, như tôi đã nhắc đi nhắc lại ở các chương trước. – Môn Sử, Ðịa : Chỉ cần ghi kỹ địa danh, năm tháng thật chính xác, nắm nội dung bài thật kỹ là được. Với môn Sử mà bạn tập trung nghe giảng là đã thuộc bài rồi vậy. Bạn tóm tắt mỗi bài sao cho cô đọng nhưng đầy đủ những vấn đề trọng tâm. Môn Sinh ngữ cần phải có cách học riêng mang tính đặc thù như đã trình bày.

* Đối với môn Văn

Nhiều bạn cho rằng môn Văn là bộ môn “gây mê” nhanh chóng nhất, khó nuốt nhất. Thế nhưng môn Văn có thật sự đáng sợ như vậy không? Hãy biến mỗi tiết Văn trở thành những tiết học thú vị nhé!

1. Đọc truyện ngắn, tiểu thuyết:

Đây là cách học hỏi tốt nhất để các bạn có một bài văn hay và sâu sắc. Đọc nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết không những giúp teen chúng ta hiểu từ ngữ tiếng Việt mà còn giúp rèn luyện khả năng sáng tạo và trí tượng tưởng trong môn Văn. Hiện nay, khi ra nhà sách không chỉ có các tác phẩm trong nước mà các tác phẩm kinh điển của nước ngoài cũng được bày bán càng hỗ trợ cho các bạn có thêm kinh nghiệm trong lối viết văn của mình.

2. Khảo sát thực tế:

Nguồn cảm hứng văn học lúc nào cũng từ thực tế đời sống. Cố gắng quan sát những cử chỉ, hành động và sự việc xảy ra xung quanh chúng ta, bạn sẽ nhận rõ những ý tưởng cần thiết trong bài văn của mình. Nhất là về khoảng văn nghị luận, thuyết minh và chứng minh thì các bạn càng cần phải trau dồi vốn kiến thức sâu rộng bên ngoài rất nhiều. Bạn Tú (lớp 9 trường THCS Lê Văn Tám) bộc bạch kinh nghiệm: “Mỗi lần không có ý tưởng để làm bài, mình thường ra công viên gần nhà ngồi quan sát hoạt động của mọi người xung quanh. Thế là từ ngữ ở đâu cứ vào trong đầu mình í!”

3. Biến tiết học Văn trở nên thú vị:

Tiết Văn chán ư? Không hề! Hãy “hô biến” tiết Văn trở thành một tiết học lý thú bằng cách tạo dựng các nhóm thi đua với nhau, cùng nhau xây dựng bài học. Các bạn có thể thể hiện diễn xuất, giọng kể của mình qua các văn bản được học trên lớp. Môn Văn trở nên dễ nuốt hơn bao giờ hết vì chính các bạn đã tạo bầu không khí vui vẻ cho tiết văn.Học văn cũng không khó lắm đâu.

4. Soạn bài trước ở nhà:

Việc soạn bài ở nhà cũng rất quan trọng vì khi đó các bạn đã đọc bài và tham khảo trước. Khi vào lớp, mọi câu hỏi được đặt ra, bạn đều có thể dễ dàng trả lời và dễ dàng trở thành “ngôi sao” của tiết học Văn hôm đó.

5. Nghỉ ngơi:

Học Văn luôn kèm theo đó là sự nghỉ ngơi, chỉ khi được nghỉ ngơi thư giãn thật sự thì bạn mới có thể học tốt hơn, nhớ bài lâu hơn và sự sáng tạo phong phú hơn. Nghỉ ngơi sau khi học không chỉ giúp teen nạp thêm năng lượng để tiếp tục chiến đấn môn Văn mà còn cho các môn học khác nữa.

6. Nghe thầy cô giảng:

Tập trung chú ý nghe thầy cô giảng bài cũng là một cách hữu ích giúp teen chúng mình học giỏi môn Văn hơn đấy! Chăm chú nghe giảng sẽ học được nhiều điều hay từ thầy cô mà cũng có khi thấy học trò chăm chú lại càng giúp thầy cô thêm “power” để truyền đạt các kiến thức mà mình có nữa đấy. Có em học sinh tâm sự: “Nhớ năm trước lớp mình không thích nghe cô giảng bài nên thường làm chuyện riêng trong lớp. Thế là cô nản chẳng muốn dạy, kết quả môn văn học kì 1 chẳng có bạn nào được điểm cao. Đến học kì 2 thì đứa nào đứa nấy cuống cuồng đi tìm cổ để xin lỗi và nghiêm túc nghe giảng trong lớp. Cuối cùng tốt nghiệp đứa nào cũng điểm môn Văn cao”.

Môn Văn học cực dễ đối với các bạn bẩm sinh đã yêu Văn, nhưng nếu hiểu và cần cù học hỏi thì bỗng dưng các tiết Văn trở nên dễ dàng, thú vị đối với những teen sợ nó. Môn Văn giúp cho teen chúng mình có chút lãng mạn, chút ngây thơ và chút hồn nhiên trong cuộc sống và còn kích thích óc sáng tạo, trí tượng tưởng. Các bạn đã thấy Văn cực dễ chưa?