Thẩm định tư cách pháp lý của khách hàng

 Thẩm định pháp lý Doanh nghiệp (Legal Due Diligence - LDD) là một thuật ngữ không còn xa lạ với hầu hết Doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung, do tính chất của LDD đóng vai trò vô cùng quan trọng trong những thương vụ lớn như: Mua bán, sáp nhập Doanh nghiệp (hay thường gọi là M&A – Mergers & Acquisitions), nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp, các thương vụ Nhượng quyền thương mại (Franchise),… hoặc đơn giản là khi các doanh nghiệp muốn ký kết hợp đồng hợp tác đầu tư, hợp đồng hợp tác kinh doanh,…với đối tác cũng đều phải thẩm tra pháp lý nhằm hạn chế tối đa những rủi ro trước, trong và sau khi ký kết hợp đồng có thể gặp phải.

Thẩm định tư cách pháp lý của khách hàng

1. Tại sao phải thẩm định pháp lý              

 Như đã nêu trên, Thẩm định pháp lý đóng vai trò vô cùng quan trọng với doanh nghiệp bên cạnh thẩm định tài chính và thẩm định thuế - kế toán bởi trước khi Doanh nghiệp đặt bút ký bất kỳ hợp đồng nào, cần phải hiểu rõ “sức khỏe” của đối tác mới có thể đưa ra quyết định có nên mua hay hợp tác, đầu tư với Doanh nghiệp đó hay không? Giá trị doanh nghiệp mà bên bán đưa ra có hợp lý không? Nếu không thì căn cứ để thương lượng, đàm phán trong thương vụ M&A là như thế nào?... Để dễ hình dung về tầm quan trọng của việc thẩm định pháp lý, có thể lấy một ví dụ đơn giản như việc trước khi chuẩn bị mua một căn nhà thì ta cần phải biết các giấy tờ nhà đất của căn nhà đó và những thông tin pháp lý xung quanh để có thể đàm phán được với mức giá phù hợp nhất.

2. Hồ sơ thẩm định pháp lý doanh nghiệp

Muốn thẩm định pháp lý toàn diện, hiệu quả, Luật sư thường sẽ phải kiểm tra rất nhiều hồ sơ, tài liệu liên quan đến doanh nghiệp đó. Doanh nghiệp hoạt động càng lâu, hay Doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì số lượng hồ sơ cần thẩm tra sẽ càng nhiều. Để thực hiện tốt việc thẩm định này, Luật sư thường phải lập Danh mục hồ sơ cần thẩm định. Mỗi Luật sư hay đơn vị tư vấn pháp lý có một cách sắp xếp danh mục hồ sơ khác nhau để dễ dàng theo dõi và thẩm định.

Dưới đây là một số hồ sơ mà Doanh nghiệp cần lưu ý khi thực hiện việc thẩm tra pháp lý của doanh nghiệp đối tác hay khách hàng:

STT

Hồ sơ

Mục đích

1. 

Hồ sơ thành lập, đăng ký thay đổi các lần của Doanh nghiệp, bao gồm hồ sơ thành lập chi nhánh, VPDD, địa điểm kinh doanh,… 

2. 

Điều lệ Công ty (bản chính và sửa đổi, bổ sung)

Thông qua điều lệ mới có thể biết: Cơ cấu tổ chức quản lý, thẩm quyền và thể thức thông qua các quyết định của bộ máy điều hành, nguyên tắc phân chia lợi nhuận, xử lý lỗ và giải quyết tranh chấp nội bộ…

3. 

Vốn và cơ cấu vốn

Cần kiểm tra biên bản góp vốn, giấy xác nhận góp vốn, báo cáo tài chính, sổ đăng ký thành viên/cổ đông để doanh nghiệp /(bên mua) biết và cân nhắc những điều kiện đàm phán, thương lượng có lợi.

4. 

Tài sản

Những tài sản có giá trị lớn của doanh nghiệp như quyền sử dụng đất, nhà kho, nhà xưởng hay tài sản đặc biệt như quyền sở hữu trí tuệ hoặc các tài sản yêu cầu phải đăng ký quyền sở hữu khác như ô tô, tàu thuyền sẽ được chú trọng xem xét và đánh giá.

5. 

Các khoản vay

Đặc biệt trong các giao dịch M&A (sáp nhập và mua lại), khi mà người chủ mới sẽ kế thừa nghĩa vụ tài chính của Doanh nghiệp bị mua/ sáp nhập, các hợp đồng vay có bảo đảm hay không có bảo đảm, có lãi hay không có lãi, thời hạn trả nợ vay sẽ được soát xét kỹ lưỡng. Luật sư cũng có thể sẽ đồng thời tìm kiếm và xác minh các thông tin liên quan đến các giao dịch bảo đảm (ví dụ như thế chấp) mà Doanh nghiệp của bạn tham gia vào tại các cơ quan có thẩm quyền như phòng thông tin nhà đất, Trung tâm đăng ký giao dịch bảo đảm.    

6. 

Hồ sơ về nhân sự quản lý, lao động, cơ cấu tổ chức, quản lý

7. 

Các hợp đồng - giao dịch hàng năm

8. 

Hồ sơ về thuế - kế toán

9. 

Tranh chấp kinh doanh thương mại

Với đội ngũ Luật sư có hơn 20 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý thường xuyên cho các doanh nghiệp, tư vấn pháp lý cho  nhiều thương vụ M&A lớn cùng  đội ngũ chuyên gia tư vấn chuyên nghiệp, tận tâm; Hà Nội Luật sẵn sàng cung cấp các gói dịch vụ thẩm tra pháp lý với chi phí hợp lý, hiệu quả tối ưu phù hợp với mọi Doanh nghiệp.

Quy trình thẩm tra pháp lý của Hà Nội Luật

Bước 1: Hà Nội Luật tiếp nhận yêu cầu của Doanh nghiệp;

Bước 2: Doanh nghiệp ký Hợp đồng dịch vụ pháp lý với Hà Nội Luật;

Bước 3: Hà Nội Luật gửi danh mục hồ sơ cần cung cấp cho khách hàng à khách hàng gửi bản sao hồ sơ cho Hà Nội Luật để Luật sư kiểm tra, đánh giá. Hoặc cán bộ của Hà Nội Luật có thể đến trụ sở/ địa điểm mà khách hàng  thông báo để sao chụp hồ sơ;

Bước 4: Nếu còn vấn đề cần làm rõ, Luật sư sẽ trao đổi với những người có thẩm quyền trong Công ty cần thẩm định như Tổng Giám đốc, Giám đốc, Kế toán trưởng,… để xác nhận các thông tin cần thiết;

Bước 5: Thu thập thông tin từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các nguồn thông tin khác;

Bước 6: Luật sư đưa ra Báo cáo thẩm định pháp lý cho khách hàng.

Hà Nội Luật luôn đồng hành, sẵn sàng hỗ trợ Quý khách hàng giải đáp, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình khách hàng sử dụng dịch vụ của chúng tôi. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp kịp thời!

-----------------------------------------------------

CÔNG TY LUẬT TNHH THUẾ VÀ LUẬT HÀ NỘI

Tầng 5, Toà nhà số 14 Khúc Thừa Dụ, Cầu Giấy, Hà Nội.

0917.157.698 - 052.234.8879 hoặc (024) 22. 159.123

AMBIENT

Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:

Thẩm định tư cách pháp lý của khách hàng

YOMEDIA

Đang xử lý...
Thẩm định tư cách pháp lý của khách hàng

Việc thẩm định pháp lý khách hàng để xem xét khách hàng có đủ điều kiện về mặt pháp lý hay không để thực hiện một công việc liên quan cụ thể nào đó. Nhưng việc nên hay không thẩm định pháp lý khách hàng tùy thuộc vào chủ thể thực hiện thẩm định pháp lý. Có trường hợp nên thực hiện việc thẩm định pháp lý khách hàng lại có trường hợp không nên, cụ thể như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau:

Đối với chủ thể là tổ chức cấp tín dụng, hoặc đương sự muốn thẩm định pháp lý đang có nhu cầu giao dịch, hợp tác đầu tư và/hoặc mua lại vốn của một khách hàng đối tác khách hàng

Việc thẩm định pháp lý rất quan trọng đối với tổ chức cấp tín dụng hoặc ngân hàng khi cấp tín dụng cho vay vì đây là căn cứ đầu tiên để đánh giá mức độ tin cậy của khách hàng. Vì khi rủi ro xảy ra cán bộ cấp tín dụng hoặc những người liên quan đến khoản vay tại ngân hàng có thể vướng vào việc bị khởi tố trong những vụ án hình sự.

Bước thẩm định pháp lý khách hàng cũng là công việc bắt buộc trước khi cấp tín dụng cho khách hàng. Căn cứ theo Điều 32 Thông tư 13/2018/TT-NHNN, Luật có quy định mức tối thiểu các nội dung thẩm tra pháp lý khách hàng như: xác định cụ thể người có liên quan của khách hàng, tổng dư nợ cấp tín dụng của khách hàng, khách hàng và người có liên quan, căn cứ kết quả xếp hạng tín nhiệm của khách hàng (nếu có), bao gồm cả xếp hạng tín nhiệm tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác…

Không mang tính bắt buộc thực hiện thẩm định pháp lý khách hàng như đối với tổ chức cấp tín dụng nhưng việc doanh nghiệp tự thực hiện các hoạt động thẩm định pháp lý khách hàng là một bước thực hiện cần thiết quan trọng trong việc ra quyết định thực hiện giao dịch, hợp tác đầu tư, mua lại vốn…vì một lỗ hổng về mặt thẩm định pháp lý khách hàng có thể kéo theo hậu quả lâu dài đối với với doanh nghiệp.

Đối với chủ thể là hãng Luật, công ty Luật, hoặc các trung tâm cung cấp dịch vụ thẩm định pháp lý khách hàng

a) Theo yêu cầu của khách hàng

Khi khách hàng (doanh nghiệp) có thể tự yêu cầu việc thẩm định pháp lý khách hàng lý do từ yêu cầu của công ty mẹ nhằm chứng minh công ty đã đáp ứng được các yêu cầu, thủ tục niêm yết trên thị trường chứng khoán. Cũng có trường hợp khách hàng muốn xin ý kiến tư vấn của các nhà làm luật về hồ sơ thẩm định pháp lý bản thân để tự hoàn thiện hơn nội dung này.

có thể bạn quan tâm Hồ sơ thẩm định pháp lý công ty gồm những gì?

Hồ sơ thẩm định pháp lý công ty gồm những gì?

b) Tự thẩm định pháp lý khách hàng không yêu cầu

Hành vi này không được phép đối với tất cả các hãng luật lớn, Luật sư, nhà cung cấp dịch vụ pháp lý… Phải tuân thủ nghiêm ngặt theo nguyên tắc tôn trọng khách hàng và tin tưởng khách hàng tuyệt đối, việc thẩm định pháp lý khách hàng chỉ được thực hiện khi khách hàng yêu cầu.

Nếu có khó khăn trong việc tìm kiếm một Công ty Luật Tư vấn thẩm định pháp lý, vui lòng liên hệ chúng tôi: P & Các Cộng Sự là một công ty luật chuyên nghiệp được thành lập tại Việt Nam và hiện có gần 100 thành viên đang làm việc tại ba văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng.

P& Các Cộng Sự cũng được đánh giá là một trong những công ty luật chuyên về pháp luật dân sự hàng đầu tại Việt Nam mà có các lĩnh vực hành nghề đứng đầu trên thị trường pháp lý như Tư vấn pháp luật Lao động, Tư vấn Thuế, Mua bán và Sáp nhập, Tranh tụng. Chúng tôi tự tin là một trong những Công ty Luật Tư vấn thẩm định pháp lý cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất đến Quý Khách hàng.

Summary

Thẩm định tư cách pháp lý của khách hàng