Thai lưu bao lâu thì hCG giảm

  • 18:00 09/04/2022
  • Xếp hạng 4.83/5 với 20246 phiếu bầu

Thai lưu (hay thai chết lưu) là thuật ngữ dùng để chỉ những trường hợp em bé chết trong bụng người mẹ trước khi ra đời. Chẩn đoán thai lưu chủ yếu dựa trên khám lâm sàng, siêu âm và xét nghiệm HCG.

Bác sĩ có thể chẩn đoán thai lưu dựa vào các triệu chứng gặp ở thai phụ như:

  • Với thai lưu ở giai đoạn sớm của thời kỳ thai nghén, thai phụ có biểu hiện ra máu âm đạo, máu sẫm màu, các triệu chứng thai nghén giảm đi, bụng không thấy to lên.
  • Với thai lưu ở giai đoạn muộn, bà bầu có triệu chứng bụng nhỏ dần đi, ra máu đen âm đạo, không thấy thai đạp, ngực tiết sữa non.
  • Nghe tim thai bằng dụng cụ Doppler cầm tay: không nghe thấy tim thai ở tuổi thai sau 8 tuần.
  • Khó sờ nắn thấy các phần thai.
  • Đo thấy tử cung bé hơn so với tuổi thai, đặc biệt nếu chiều cao tử cung giảm đi giữa hai lần đo.

  • Siêu âm thai: là phương pháp hiệu quả cao, dễ thực hiện, nhanh chóng trong việc chẩn đoán tim thai xác định thai lưu. Nếu siêu âm không thấy hoạt động của tim thai, đầu thai méo mó, có hiện tượng chồng khớp sọ hay dấu hiệu hai vòng ở xương sọ do da đầu bị bong ra, hình ảnh túi ối không tương xứng với tuổi thai, bờ túi ối không đều, nước ối ít hay hết ối chứng tỏ thai lưu. Phương pháp xét nghiệm để biết thai lưu này cũng giúp xác định được xem thai mới chết hay chết đã lâu.

Siêu âm có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán thai lưu

  • Xét nghiệm HCG: khi nghi ngờ thai phụ mang thai lưu, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm nước tiểu hoặc xét nghiệm máu xác định thai lưu để đánh giá định lượng HCG. HCG (Human Chorionic Gonadotropin) là hormone điều hòa quá trình mang thai, được tiết ra từ hợp bào nuôi, có vai trò kích hoạt các tế bào mầm của bào thai phát triển và trưởng thành; đồng thời kích thích tiết ra hormone sinh dục, hình thành giới tính của thai nhi. Nếu xét nghiệm HCG trong máu hoặc trong nước tiểu lần 2 thấp hơn so với lần đầu, không tăng tương xứng với tuổi thai thì có thể thai chết lưu, bị sảy hoặc mang thai ngoài tử cung.
  • Định lượng Fibrinogen trong máu: được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng của thai đến quá trình đông máu trước khi can thiệp lấy thai ra.
  • Xét nghiệm tìm nguyên nhân gây thai chết lưu: tùy từng trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định các cặp vợ chồng thực hiện những xét nghiệm khác nhau.


Khi có các dấu hiệu bất thường như ra huyết, giảm hoặc mất cử động thai, bị nhiễm trùng hay nhiễm độc, tiếp xúc với môi trường độc hại, phóng xạ, hóa chất,... thai phụ cần đi khám ngay để có hướng xử lý kịp thời. Nếu phát hiện thai lưu, bác sĩ sẽ tư vấn cho thai phụ và gia đình ổn định tâm lý, thực hiện các xét nghiệm cần thiết như nhóm máu, chức năng đông máu,... trước khi đưa thai ra ngoài.

Xét nghiệm chức năng đông máu trước khi lựa chọn phương pháp đưa thai lưu ra ngoài

Bác sĩ có thể can thiệp bằng thuốc hoặc dùng các thủ thuật khác để đưa thai nhi ra khỏi tử cung của người mẹ. Về nguyên tắc, khi thai nhi đã chết lưu, bác sĩ sẽ cố gắng để người mẹ sinh thường, tránh mổ lấy thai trừ trường hợp đặc biệt có thể gây nguy hiểm tới tính mạng sản phụ như thai quá to, mẹ bị suy tim nặng, có sẹo mổ trên tử cung nhiều lần. Sau khi hút thai lưu, người mẹ cần nghỉ ngơi theo chỉ định của bác sĩ để ổn định tâm lý và sức khỏe trước khi có ý định mang thai lại.

Trước khi có thai lại, sản phụ từng bị thai lưu nên đi khám để xác định chắc chắn nguyên nhân gây thai lưu. Từ đó, bác sĩ có thể đưa ra những biện pháp xử lý phù hợp nhằm hạn chế tới mức thấp nhất các sự cố có thể xảy ra trong lần mang thai tiếp theo. Thông thường, nguyên nhân thai chết lưu chủ yếu là do những bất thường về di truyền, người mẹ mắc bệnh mãn tính, tim mạch hoặc lối sống không khoa học,...

Trước khi muốn có thai lại, hai vợ chồng nên đi khám để xác định chắc chắn nguyên nhân gây ra thai chết lưu.Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra những biện pháp xử lý phù hợp để hạn chế nguy cơ trong lần mang thai tiếp theo. Một số xét nghiệm cần thiết các cặp vợ chồng nên thực hiện trước khi mang thai lại là:

  • Xét nghiệm rối loạn nhiễm sắc thể để phát hiện những bất thường về di truyền ở cả 2 vợ chồng.
  • Xét nghiệm hội chứng antiphospholipid.
  • Siêu âm ổ bụng để kiểm tra các bộ phận trong cơ quan sinh sản có bị dị dạng hay bất thường không.
  • Khám nội khoa và các chức năng của tim, gan, phổi, thận,...
  • Xét nghiệm tinh dịch đồ để đánh giá chất lượng tinh trùng nếu người chồng trên 40 tuổi.
  • Xét nghiệm nội tiết tố ở người mẹ.
  • Kiểm tra yếu tố Rh trong máu để xử lý kịp thời những trường hợp thai lưu do bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con.

Các cặp vợ chồng nên thực hiện một số xét nghiệm nguyên nhân thai lưu để có một thai kỳ an toàn sau này

Với mong muốn mang lại dịch vụ chăm sóc tốt nhất cho các bà mẹ và em bé từ khi mang thai đến khi sinh nở, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã tổ chức triển khai các Gói Chăm sóc Thai sản trọn gói. Tại đây, các bác sĩ theo dõi, tư vấn và chăm sóc chu đáo cho mẹ và bé từ thời kỳ thai nghén, đảm bảo thai kỳ diễn ra an toàn nhất có thể. Sau khi sinh, mẹ và bé sẽ được nghỉ ngơi, thư giãn trong phòng bệnh tiện nghi, tiêu chuẩn quốc tế với sự chăm sóc tận tình và chuyên nghiệp của đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng tại bệnh viện.

Khách hàng quan tâm đến các gói chăm sóc thai sản của Vinmec vui lòng liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec toàn quốc TẠI ĐÂY.

Kiêng gì trước khi xét nghiệm beta hCG là câu hỏi của rất nhiều mẹ bầu bởi đây là một xét nghiệm quan trọng của thai kỳ. Vậy trước khi làm xét nghiệm beta hCG cần lưu ý những điều gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho mẹ một số thông tin bổ ích để mẹ giải đáp thắc mắc.

Xét nghiệm beta hCG là một xét nghiệm nhằm kiểm tra phụ nữ có đang mang thai hay không. Đây cũng là một xét nghiệm để chẩn đoán dị tật thai nhi. Xét nghiệm beta hCG có vai trò rất quan trọng. Vì thế, để có kết quả chính xác nhất, nhiều mẹ đang rất thắc mắc cần kiêng gì trước khi xét nghiệm beta hCG.

Xét nghiệm beta hCG là định lượng nồng độ hCG trong máu hoặc kiểm tra sự tồn tại của hormone này trong cơ thể. Đây là hormone được chính nhau thai tạo ra trong thai kỳ. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, hormone hCG vẫn tồn tại trong một số khối u. Nhất là những khối u có nguồn gốc từ trứng hoặc tinh trùng. 

Nồng độ hCG trong cơ thể sẽ phản ánh những tình trạng sau:

  • Thai trứng: Là trường hợp trứng chỉ phát triển thành một nang, không phát triển thành phôi thai. Sau đó, phần gai nhau dần dần bị thoái hóa, trở thành túi dịch dính chùm như trứng ếch.
  • Khối tăng sinh đang bất thường trong tử cung.
  • Ung thư tử cung.

Thông thường, nếu những phụ nữ đang có một thai kỳ ổn định thì không áp dụng xét nghiệm này mà thường được áp dụng sau khi sảy thai. Đối với nam giới, xét nghiệm beta hCG có thể đánh giá, tìm kiếm ung thư tinh hoàn.

Kiêng gì trước khi xét nghiệm beta hCG là câu hỏi của nhiều mẹ bầu

Khi trứng bắt đầu làm tổ, nhau thai bắt đầu hình thành và tiết ra hormone hCG. Một phần hormone sẽ hòa vào máu, phần còn lại được thải ra ngoài qua đường nước tiểu. 

Nồng độ hCG có ảnh hưởng đến thai nhi, duy trì thai nhi ổn định trong suốt thời gian nằm trong bụng mẹ. Nồng độ hCG sẽ tăng cao từ tuần 14 – 16 sau kỳ kinh chót. Nếu lượng hormone này tăng sớm, bác sĩ sẽ tìm kiếm thêm về tình trạng sức khỏe thai nhi cũng như người mẹ. Ngay sau khi sinh con, nồng độ này sẽ không còn tồn tại trong máu.

Nếu mẹ mang đa thai, hormone này sẽ phóng thích nhiều hơn. Ngược lại, nếu mang thai ngoài tử cung hoặc trong vòi trứng sẽ phóng thích ít hơn.

Bạn sẽ được chỉ định làm xét nghiệm beta hCG khi:

  • Kiểm tra có đang mang thai hay không hoặc xác định có mang thai ngoài tử cung hay không.
  • Kiểm tra tình trạng thai trứng.
  • Kiểm tra nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
  • Kiểm tra những loại ung thư có nguồn gốc từ trứng hoặc tinh trùng.
  • Dự đoán tuổi thai.
  • Chẩn đoán nguy cơ sảy thai ở thai phụ.

Để có một kết quả chính xác nhất, bạn cần lưu ý về những vấn đề trước khi xét nghiệm như thời điểm làm xét nghiệm, kiêng gì trước khi xét nghiệm hay có cần nhịn ăn trước khi làm hay không. Vậy cần làm gì trước khi xét nghiệm beta hCG và đâu là thời điểm nên thực hiện?

Bạn có thể thực hiện xét nghiệm beta hCG sau 7 – 10 ngày quan hệ. Bởi lúc này là thời điểm nồng độ hCG tăng cao. Để chắc chắn hơn, bạn có thể thực hiện sau khi thấy mình bị chậm kinh. Mẹ nên thực hiện ngay ở giai đoạn đầu ở thai kỳ để có thể kiểm soát tình hình thai kỳ. Đồng thời nếu có vấn đề bất thường xảy ra, kiểm tra sớm sẽ giúp bác sĩ có hướng giải quyết sớm để tránh nguy hiểm cho cả hai mẹ con.

Nếu bạn thắc mắc xét nghiệm beta hCG vào thời điểm nào trong ngày thì câu trả lời là vào buổi sáng. Theo các bác sĩ khoa Sản, việc xét nghiệm vào buổi sáng thường cho kết quả đúng nhất.

Buổi sáng là thời điểm tốt nhất để xét nghiệm beta hCG

Được khuyến khích nên thực hiện vào sáng sớm nên khá nhiều mẹ thắc mắc xét nghiệm beta hCG có cần nhịn ăn. Câu trả lời là có. Việc ăn sáng có thể cho kết quả không chính xác.

Ngoài ra, trước khi xét nghiệm beta hCG, mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Không uống đồ ngọt có ga, nước hoa quả hay uống sữa trong vòng 12 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm.
  • Không uống cafe, trà vì thức uống này có thể làm sai kết quả chẩn đoán.

Kiêng gì trước khi xét nghiệm beta hCG – Không nên uống cà phê trước khi làm xét nghiệm

Bên cạnh câu hỏi kiêng gì trước khi xét nghiệm beta hCG còn có một số thông tin mẹ cần lưu ý khi xét nghiệm beta HCG như sau.

Thông thường, kết quả xét nghiệm sẽ có ngay sau 1 – 2 giờ lấy máu xét nghiệm. Do đó, nếu chị em vẫn băn khoăn xét nghiệm beta hCG bao lâu có kết quả thì cũng không nên quá hồi hộp. Chị em có thể hỏi luôn nhân viên lấy mẫu xem bao lâu thì có kết quả, và quyết định chờ hoặc về nhà rồi nhận kết quả sau.

Đây là tình trạng vẫn thường xuyên xảy ra bởi không phải lúc nào kết quả cũng chính xác 100%. Nguyên nhân xảy ra chủ yếu do:

  • Mẹ tiến hành xét nghiệm quá sớm: Trong giai đoạn đầu thai kỳ, nồng độ hormone hCG sẽ không ổn định. Do đó, nếu mẹ làm xét nghiệm quá sớm có thể cho kết quả không chính xác. Thời điểm tốt nhất là sau 2 tuần.
  • Sử dụng thuốc: Việc sử dụng thuốc lợi tiểu, thuốc an thần,… có thể làm sai kết quả xét nghiệm do nồng độ hCG trong máu bị ảnh hưởng. Do đó, đôi khi kết quả âm tính hoặc kết quả xét nghiệm beta hCG 0.1 nhưng vẫn có thai.  
  • Nội mạc tử cung mỏng: Nếu mẹ có nội mạc tử cung mỏng, thai nhi rất khó để bám chắc vào tử cung. Ngoài ra, nếu mẹ không bổ sung đủ chất dinh dưỡng, hormone này cũng sẽ sản sinh chậm hơn, làm sai kết quả xét nghiệm. Khi xảy ra tình trạng này, nếu mẹ không kịp thời bổ sung chất dinh dưỡng thì có thể bị động thai hoặc sảy thai.
  • Xét nghiệm tại những cơ sở không đạt chất lượng: Nếu mẹ tiến hành thủ thuật này tại những có sở y tế kém chất lượng, cơ sở vật chất y tế không đảm bảo, bác sĩ thiếu chuyên môn thì kết quả sai cũng là điều có thể xảy ra.

Sử dụng thuốc an thần có thể khiến nồng độ hCG trong máu bị ảnh hưởng

Đây là thắc mắc chung cần được giải đáp của nhiều chị em. Nồng độ hCG trung bình trong máu thông thường là bằng 0 nếu không mang thai. Nồng độ này sẽ nằm vào khoảng 10 – 25 U/L nếu chưa chắc chắn có thai hay không và sẽ hơn 25 U/L nếu chắc chắn mang thai.

Khi mới thụ tinh, chỉ số hCG khá thấp nên khi thử thai có thể cho 1 vạch hoặc 2 vạch mờ. Tuy nhiên, khi mẹ mang thai được khoảng 5 tuần thì nồng độ hCG trong máu sẽ rơi vào khoảng 200 – 7000 U/L. Lúc này, nếu thử thai đúng cách, que thử thai đạt chất lượng thì sẽ cho kết quả 2 vạch.

Trong trường hợp xét nghiệm bằng nước tiểu thì cách đọc kết quả xét nghiệm beta hCG như sau:

  • Một vạch hoặc dấu trừ (-): Bạn không có thai.
  • Hai vạch hoặc dấu cộng (+): Bạn đang có thai.
  • Không hiển thị vạch nào: Không chắc chắn bạn đang có thai hay không.

Thử thai sau 5 tuần sẽ cho kết quả chính xác nhất

Bên cạnh câu hỏi kiêng gì trước khi xét nghiệm beta hCG thì dường như đây cũng là vấn đề được rất nhiều bà mẹ quan tâm. Mẹ không nên quá lo lắng vì chi phí này không quá nhiều tiền. 

Tùy vào cơ sở y tế mẹ lựa chọn, chất lượng máy móc và trình độ chuyên môn của bác sĩ mà mỗi cơ sở sẽ có một mức giá khác nhau. 

Nếu bạn đang tìm kiếm một địa điểm xét nghiệm beta hCG ở đâu Hà Nội chính xác, nhanh chóng và đảm bảo chất lượng thì Bệnh viện Hồng Ngọc là một địa điểm nên tham khảo. 

Bệnh viện Hồng Ngọc Phúc Trường Minh – cơ sở thứ 7 thuộc hệ thống y tế Hồng Ngọc

Trải qua 18 năm hoạt động và phát triển, Bệnh viện Hồng Ngọc đang là 1 trong 3 bệnh viện có chất lượng cao tại Thủ đô Hà Nội. Đẳng cấp của bệnh viện được khẳng định qua cơ sở hạ tầng khang trang, máy móc hiện đại. Do đó, ngày càng có nhiều người lựa chọn đây là địa điểm để chăm sóc sức khỏe cho gia đình.

Bệnh viện Hồng Ngọc – địa điểm tin cậy để tiến hành xét nghiệm beta hCG

Ngoài ra, không thể không kể đến đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm đang công tác tại bệnh viện, trong đó có Khoa sản của Bệnh viện Hồng Ngọc. Do đó, khi nghi ngờ mình đã mang thai, hãy đến Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để được xét nghiệm beta hCG.

Bạn cũng không cần quá lo lắng bởi thủ tục xét nghiệm beta HCG ở Bệnh viện Hồng Ngọc vừa đơn giản, nhanh chóng lại có giá thành hợp lý. Cùng những trải nghiệm tuyệt vời về dịch vụ nên các mẹ hoàn toàn yên tâm. Đến đây, nếu vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào hay băn khoăn kiêng gì trước khi xét nghiệm beta hCG, mẹ có thể liên lạc với bệnh viện theo thông tin liên hệ sau để được hỗ trợ:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Video liên quan

Chủ đề