Thai ivf thường sinh ở tuần bao nhiêu

Mang thai là một hành trình thiêng liêng, cảm xúc nhưng cũng là một hành trình nhiều gian nan và vất vả đối với mỗi người phụ nữ. Vậy với những người mẹ “tìm con” bằng phương pháp IVF thì cần lưu gì về cách quản lý thai IVF và những mốc khám thai IVF cần nhớ?

Thai IVF là gì?

Thai IVF hay thai thụ tinh trong ống nghiệm là thai nhi được tạo ra nhờ phương pháp IVF. Đây là phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại, được áp dụng phổ biến cho các cặp vợ chồng bị vô sinh hiếm muộn.

Để mang thai IVF, người mẹ phải trải qua quá trình IVF với nhiều bước tiến hành:

+ Bước 1: Kích thích buồng trứng.

+ Bước 2: Chọc hút trứng.

+ Bước 3: Tạo phôi.

+ Bước 4: Chuyển phôi.

+ Bước 5: Thử thai.

Mốc khám thai IVF có gì khác với thai bình thường?

Những em bé IVF trong thai kỳ đều có sự phát triển như em bé được mang thai tự nhiên. Chính vì thế, cách quan lý thai kỳ cũng như quá trình thai IVF cũng không có sự khác biệt với thai tự nhiên. Dù bạn mang thai bằng phương pháp nào thì để đảm bảo một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh thì cần lưu ý các mốc khám thai được bác sĩ chỉ định. Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường thì cần liên hệ với bác sĩ hoặc đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.

Các mốc khám thai IVF mẹ bầu cần nhớ

Mốc 1: Sau chuyển phôi 14 ngày:

Mẹ bầu cần đến cơ sở y tế thử beta hCG để xác định xem có thai hay không:

  • Nếu <5 IU/L: Trường hợp này không có thai, cần ngưng sử dụng thuốc nội tiết.
  • Nếu 5-25 IU/L: Nồng độ hCG thấp khó xác định được mang thai hay không, do đó cần duy trì thuốc nội tiết để xét nghiệm lại beta hCG sau 48h.
  • Nếu >25 IU/L: Trường hợp này xác định có thai nhưng vẫn cần duy trì nội tiết để xét nghiệm lại beta hCG sau 48h.

Mốc 2: Sau chuyển phôi 21 ngày (tương đương thai 5 tuần):

Ở tuần thai này cần thực hiện siêu âm để xác định thai vào buồng tử cung hay chưa và số lượng thai đang có.

Mốc 3: Sau chuyển phôi 28 ngày (tương đương thai khoảng 6 tuần):

  • Siêu âm để xác định tim thai và xem số lượng thai. Nếu trường hợp thai cùng trứng có thể phân tách trong giai đoạn này.
  • Khi xác định số lượng thai > 3 thai, nên tiến hành giảm thiểu thai, thời gian thực hiện tốt nhất ở giai đoạn 7 tuần.

Mốc 4: Thai 9 tuần:

Ở tuần thai này mẹ bầu cần đến siêu âm kiểm tra sự phát triển của phôi thai. Nếu gặp trường hợp bất thường thì cần đưa ra giải pháp giúp thai nhi phát triển ổn định hơn.

Mốc 5: Thai 12 tuần:

  • Siêu âm hình thái thai nhi quý I.
  • Làm sàng test lọc trước sinh (Double test hoặc NIPT tùy theo chỉ định bác sĩ và mong muốn của gia đình).
  • Xét nghiệm máu: Công thức máu, Nhóm máu ABO – Rh, HbsAg, HIV, đường huyết khi đói, Rubella (IgG, IgM) ; CMV (IgG, IgM); Toxoplasma (IgG, IgM). Các xét nghiệm này giúp đánh giá nguy cơ mắc hội chứng di truyền bẩm sinh ở thai nhi.
  • Đo chiều dài cổ tử cung để sàng lọc nguy cơ sinh non, đặc biệt với các thai phụ có tiền sử sinh non, hoặc thai đôi. Nếu mẹ bầu có nguy cơ sinh non có thể dự phòng sinh non bằng progesteron hoặc chỉ định khâu vòng cổ tử cung để giữ thai.

Mốc 6: Thai 15 tuần:

  • Siêu âm đánh giá sự phát triển của thai (siêu âm 2D).
  • Sàng lọc trước sinh Triple test.
  • Xét nghiệm nước tiểu.

Mốc 7: Thai 18 tuần:

  • Siêu âm hình thái thai nhi (siêu âm 4D) lần 2.
  • Xét nghiệm nước tiểu.

Mốc 8: Thai 22 – 24 tuần:

  • Siêu âm hình thái thai nhi (siêu âm 4D) lần 3
  • Xét nghiệm nước tiểu.
  • Làm nghiệm pháp dung nạp đường Glucose để tầm soát đái đường thai kỳ.
  • Tiêm phòng uốn ván:

Thai lần 1: Tiêm 2 mũi mỗi mũi cách nhau 1 tháng, trước khi sinh tối thiểu 1 tháng.

Thai lần 2 < 5 năm: Tiêm 1 mũi trước khi sinh 1 tháng.

Thai lần 2 > 5năm: Tiêm 2 mũi như lần 1.

Mốc 9: Thai 28 tuần:

  • Siêu âm 2D đánh giá sự phát triển của thai.
  • Xét nghiệm nước tiểu.

Mốc 10: Thai 32 tuần – lúc sinh

  • Siêu âm hình thái (siêu âm 4D) lần 4.
  • Xét nghiệm nước tiểu.

Từ sau 34 tuần đến lúc sinh

Mỗi tuần mẹ bầu cần đến cơ sở y tế thăm khám thai 1 lần và thực hiện các xét nghiệm:

  • Siêu âm đánh giá sự phát triển của thai (2D).
  • Xét nghiệm nước tiểu.
  • Monitor theo dõi cơn gò và tim thai.

Một số lưu ý về mốc khám thai IVF

Để chào đón con yêu bình an, mẹ bầu mang thai IVF cần nhớ những lưu ý đặc biệt khi quản lý thai:

– Các mốc khám thai IVF chúng tôi nêu trên áp dụng chăm sóc thường quy đối với trường hợp thai đơn và không kèm yếu tố nguy cơ

– Với những trường hợp có kèm yếu tố nguy cơ hoặc dấu hiệu bất thường thì lịch khám thai sẽ có sự khác biệt. Tốt nhất cho mẹ và bé, sản phụ cần tuân thủ theo lịch khám chỉ định của bác sĩ.

– Lựa chọn địa chỉ khám thai uy tín, có đội ngũ y bác sĩ giỏi, đặc biệt mẹ bầu làm IVF ở đâu có thể theo dõi thai kỳ và sinh con tại đó vì bác sĩ sẽ có đầy đủ thông tin về tình trạng sức khỏe sinh sản trước đó, cũng đồng hành suốt quá trình..

Theo dõi Mốc khám thai IVF tại bệnh viện Đức Phúc

Nếu mẹ bầu IVF đang phân vân chưa biết nên quản lý thai kỳ IVF tại Hà Nội ở đâu tốt? Thì Bệnh viện Đức Phúc địa chỉ thực hiện IVF hàng đầu – chính là lựa chọn “thông thái” khi sở hữu nhiều thế mạnh về không chỉ trong Hỗ trợ sinh sản mà còn được các mẹ bầu tin tưởng với dịch vụ quản lý thai IVF:

– Được thăm khám thai định kỳ cùng chuyên gia hàng đầu nguyên là Giám đốc, Phó giám đốc, Trưởng khoa đẻ, Thầy thuốc ưu tú đến từ viện Phụ sản TW.

– Được thăm khám với Chủ tịch Hội di truyền học Việt Nam để tầm soát các bệnh lý liên quan đến di truyền.

– Siêu âm 5D bằng công nghệ Voluson Expert 2023 vừa quan sát thai nhi rõ nét, chân thực nhất vừa giúp sàng lọc sớm các dị tật thai nhi.

– Được tư vấn kĩ lưỡng về chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp với thể trạng của mẹ & bé.

– Lịch khám thai cho bà bầu được triển khai đều đặn trong suốt thời gian mang thai giúp phát hiện và xử lí kịp thời những trường hợp bệnh xấu có thể xảy đến với mẹ & bé.

– Được hưởng đầy đủ chương trình khám thai định kỳ từ thăm khám cho đến siêu âm, xét nghiệm,…

– Cơ sở – vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại được đầu tư đầy đủ, đảm bảo tốt nhất sức khỏe của mẹ & bé trong suốt thai kỳ.

Chủ đề