Thai 8 tuần tuổi kích thước bao nhiêu năm 2024

Đến tuần thai thứ 8 là kết thúc thời kỳ “phôi thai”, chuyển thành “thai nhi”. Khi đó, em bé cuộn tròn cơ thể trong tử cung nên không thể đo được chiều dài cơ thể, mà chúng ta sẽ đo chiều dài từ đầu tới mông (chiều cao ngồi) gọi là CRL (chiều dài từ đầu đến gót mông). Dự tính chiều dài cơ thể bằng “phương pháp tính Hasse” (Tham khảo Sức khỏe thai nhi tuần 16 – 19). Lúc này, chúng ta có thể thấy rõ được đầu, thân, chân, tay của bé đã phát triển. Các ngón chân, ngón tay, lúc trước có màng dính thì bây giờ đã chia thành từng ngón. Mắt đã có mi, tai thì có thùy tai, miệng cũng xuất hiện, mũi cao hơn và cũng có lỗ mũi. Cằm dưới và má phát triển định hình thành khuôn mặt người. Cuối tuần thai thứ 11, bộ phận sinh dục sẽ hình thành lúc đó sẽ phân biệt được giới tính của bé là trai hay gái.

Các cơ quan nội tạng đã bắt đầu hoạt động ở thai nhi tuần 8 đến 11

Các cơ quan nội tạng gần như đã hoàn thiện và bắt đầu hoạt động. Máu đã bắt đầu lưu thông trong cơ thể em bé, nhịp tim cũng khá rõ ràng. Ở tuần thai thứ 5 và thứ 6, khi siêu âm mới chỉ nhìn thấy những nhịp tim đập giật giật trên màn hình. Còn sau tuần thai thứ 8, khi siêu âm với máy siêu âm Doppler, sẽ nghe thấy rõ tiếng đập của tim “bùm bụp bùm bụp”.

Trong khoảng thời gian này, thận của bé bắt đầu làm việc. Nước tiểu được tạo ra trong thận và được bài tiết ra nước ối. Do đó, khi siêu âm nếu thấy lượng nước ối trong bụng mẹ ít, thì có thể thận của bé có vấn đề.

Thai nhi tuần 8 đến 11 sẽ thay đổi tư thế trong nước ối

Khi siêu âm sẽ thấy em bé di chuyển trong nước ối. Chân, tay em bé giơ lên hạ xuống, thay đổi hướng và vị trí của cơ thể. Ở tuần thai thứ 11, hai chân sẽ thay nhau đưa ra và làm các động tác như đang bước. Đây được gọi là những bước đi đầu tiên, cho thấy thần kinh của em bé đã phát triển và có thể có những phản xạ đơn giản. Người mẹ có thể vẫn chưa cảm nhận được chuyển động của thai nhi, nhưng thực ra em bé đã di chuyển cơ thể rồi.

Thai của em hôm nay là 8 tuần 5 ngày. Kết quả siêu âm như sau: túi ối chiều ngang: 22,0; chiều dài: 43,0; CRL: 20,6; Tim thai: 179. Có phải túi ối của em nhỏ hơn so với tuổi thai không ạ?

Khách hàng ẩn danh

Trả lời

Chào bạn,

Với câu hỏi “Thai 8 tuần, túi ối có chiều ngang: 22,0; chiều dài: 43,0 có nhỏ hơn so với tuổi thai không?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Kích thước túi ối của bạn tính trung bình là 32mm là bình thường ở tuổi thai này.

Bạn không cần lo lắng nhé. Chúc bạn có thai kỳ ổn định và an toàn!

Nếu bạn còn thắc mắc về kích thước túi ối ở tuần 8, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm bạn nhé. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Được giải đáp bởi Bác sĩ Siêu âm Nguyễn Quang Nam - Bác sĩ Sản khoa - Khoa Sản - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

XEM THÊM:

  • Túi ối sớm trong buồng tử cung kích thước 6mm có sao không?
  • Thai hơn 7 tuần có túi thai dày có ảnh hưởng gì không?
  • Siêu âm thai 6 tuần tuổi mẹ biết được gì về thai nhi?

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan

Thực phẩm cần tránh khi mang thai

Để quá trình thai kỳ được trọn vẹn, đầy đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé, người phụ nữ cần lên kế hoạch xây dựng một chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho bản thân ngay từ khi ...

Thai 8 tuần tuổi phát triển như thế nào? Ở giai đoạn này, thai đã bắt đầu chuyển động nhẹ, nhịp tim cũng đã cao gấp đôi mẹ và cơ quan trong cơ thể được hình thành nhiều. Cũng trong giai đoạn này, mẹ bầu cần ăn uống, tập luyện điều độ để khỏe mạnh cho cả mẹ và bé. Cùng MEIJI tìm hiểu sự phát triển của thai nhi 8 tuần tuổi và những lưu ý để mẹ có thai kỳ khỏe mạnh nhé.

Sự phát triển và lưu ý đối với thai 8 tuần tuổi

Trọng lượng và kích thước khi thai được 8 tuần tuổi

Đến cuối tuần thai thứ 8, kích thước thai nhi mới chỉ bằng hạt đậu nhỏ xinh, khoảng 20.6mm và nặng chỉ vài gam. Cơ thể thai nhi cũng đang dần duỗi thẳng và đuôi đã dần biến mất, các ngón chân và ngón tay, dù vẫn có màng dính, đã bắt đầu chia ra. Mặc dù bạn không cảm thấy, thai nhi cũng đã bắt đầu chuyển động người và chân tay.

Cũng trong khoảng thời gian này, não bộ của thai nhi chính là bộ phận phát triển nhanh nhất, các tế bào thần kinh cũng đã bắt đầu phân nhánh để có thể kết nối với nhau và tạo thành các dây thần kinh gốc quan trọng.

Hình ảnh thai 8 tuần

Hình ảnh siêu âm thai 8 tuần tuổi

Thai 8 tuần tim thai bao nhiêu

Ở 8 tuần thai, tim cũng được chia thành 4 vách ngăn và các vách ngăn tim cũng được phát triển một cách nhanh chóng. Nhịp tim của bé lúc này rất nhanh, dao động từ 150-170 lần/phút, gấp đôi nhịp tim của mẹ. Các ngón tay và chân cũng đang bắt đầu quá trình phân chia, khuỷu tay, khuỷu chân,… tay và chân cũng đã bắt đầu hoạt động một cách dễ dàng hơn nhiều so với tuần thai thứ 7.

Xem thêm: Em bé sẽ phát triển như thế nào khi mẹ mang thai 9 tuần tuổi?

Thai 8 tuần cần xét nghiệm những gì?

Việc khám thai lần đầu thường diễn ra khi mẹ bầu có thai 5-8 tuần. Ở lần khám này, bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm máu về hormone Hcg trong trường hợp siêu âm chưa rõ túi thai hoặc là siêu âm có biểu hiện thai bất thường.

Thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra một số bệnh: Bệnh sởi, bệnh thủy đậu, viêm gan B, bệnh giang mai, HIV/AIDS, yếu tố Rh, nhóm máu,…

Những thay đổi trên cơ thể mẹ khi mang thai 8 tuần

Tình trạng ốm nghén: Khoảng 75% phụ nữ khi mang thai có các triệu chứng của việc ốm nghén, các giác buồn nôn và nôn có thể xảy ra nhiều lần trong ngày và bạn sẽ không muốn ăn. Việc ốm nghén không có nghĩa rằng con bạn đang có điều gì bất thường và cảm giác buồn nôn thường sẽ không còn ở tuần thai thứ 12-14.

Mệt mỏi: Đây là cảm giác mà hầu hết các mẹ sẽ thấy trong thai kỳ đầu do các thay đổi về nội tiết tố và sự phát triển nhanh chóng của thai nhi. Hãy nghỉ ngơi nhiều hơn và ăn uống điều độ để giúp mẹ và bé có sức khỏe tốt hơn.

Tăng tiết dịch âm đạo: Mức Estrogen cao hơn dẫn đến tiết dịch âm đạo nhiều hơn bình thường. Dịch tiết âm đạo giúp ống sinh không bị nhiễm trùng, vì thế không cần phải lo lắng nếu điều này xảy ra.

Đầy hơi, táo bón và trào ngược dạ dày: Khi đường tiêu hóa của bạn hoạt động chậm lại, bạn sẽ cảm thấy đầy hơi và có thể xuất hiện táo bón. Do đó, hãy ăn những thực phẩm giàu chất xơ để hỗ trợ tiêu hóa.

Mẹ sẽ bị ốm nghén khi mang thai 8 tuần

Chăm sóc mẹ và thai nhi 8 tuần tuổi

Mặc dù đây là thời kỳ đầu khi mang thai, nhưng chế độ dinh dưỡng của mẹ rất quan trọng. Hãy bổ sung thêm các chất dinh dưỡng bằng cách bổ sung những bữa ăn đa dạng, bổ sung thêm một số loại sữa dành riêng cho các bà bầu hoặc các loại thực phẩm chức năng để mang lại sức khỏe cho mẹ và bé yêu cũng như giúp bé phát triển một cách toàn diện nhất.

Trong tuần thai thứ 8 này, mẹ có thể phải đối diện với hiện tượng ốm nghén tương đối nghiêm trọng hoặc thèm ăn một số loại đồ ăn nhất định.Tuy nhiên, mẹ cũng đừng lo lắng. hãy tin tưởng vào bản năng của bản thân về điều này, có thể mẹ sẽ chỉ thêm những gì mà em bé đang cần, ví dụ như thèm thịt bò thì đồng nghĩa vơi việc bé cần bổ sung chất sắt, thèm uống sữa đồng nghĩa với việc bé cần bổ sung canxi. Mẹ có thể giảm bớt hiện tượng ốm nghén bằng cách tăng bổ sung kẽm và vitamin B6, ngoài ra bạn nên bổ sung các loại hạt sấy khô và có thể nhấm nháp thêm một chút trà trừng.

Cảm giác kiệt sức và mệt mỏi cũng là một vấn đề chính trong khoảng thời gian này, đừng lo lắng bởi nó là hiện tượng hết sức bình thường khi phụ nữ mang thai. Để có thể làm giảm bớt các cảm giác mệt mỏi, nên chuyển thực đơn từ tất cả các loại thực phẩm tinh chế như bánh mì trắng, gạo và mì ống sang các loại như bánh mì nguyên cám, gạo xay nguyên cám sẽ giúp cân bằng lượng đường trong máu. Những thực phẩm nguyên cám cũng có hàm lượng chất xơ cao và còn nguyên vitamin B vì không bị mất đi trong quá trình xay xát, đánh bóng gạo.

Bổ sung sữa bầu là cần thiết: Sữa bầu sẽ hỗ trợ dinh dưỡng vững chắc cho phụ nữ mang thai, từ đó thai nhi tiếp nhận dinh dưỡng cần thiết hoàn toàn từ máu của mẹ. Một trong những loại sữa được các mẹ bầu đánh giá cao đó là sữa Mama Milk của Meiji. Loại sữa này ngoài các dưỡng chất cần thiết còn chứa Fruto-oligosaccharide và chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Sữa Mama Milk Meiji dành cho mẹ bầu bổ sung dưỡng chất

Tránh xa các loại thực phẩm quá ngọt hay thức uống có caffeine, các loại chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… cố gắng tạo thói quen ăn nhiều bữa/ngày. Bổ sung nhiều nước cho cơ thể, kể cả các loại nước rau ép, đồng thời nên ngủ trưa bất cứ khi nào có thể.

Tập thể dục đều đặn là điều mà mẹ nên làm, mẹ có thể tham gia các hoạt động bơi lội, đi bộ và tập yoga. Tập thể dục với cường độ vừa phải sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe, giảm ốm nghén, hỗ trợ quá trình chuyển dạ diễn ra thuận lợi hơn,…

Xem thêm: Thai 10 tuần: Tất tần tật những gì mẹ cần biết để dưỡng thai

Để tránh đầy bụng, khó tiêu, bạn nên tránh những thức ăn quá nhiều dầu mỡ, cay nóng, nên chọn những loại thức ăn dễ tiêu, nhiều chất xơ, ít tinh bột. Đặc biệt, mẹ mang thai trong tháng thứ 2 của thai kỳ nên tránh ăn cam thảo và các loại cá có chứa thủy ngân như cá ngừ, cá bơn, cá thu vì chúng có thể gây sẩy thai.

Trong thời gian này, bạn cũng nên uống nhiều nước, uống đủ nước sẽ giúp giảm buồn nôn và tiêu hóa. Nếu uống nước lọc khiến bạn cảm thấy nhạt miệng, hãy thêm vài lát chanh hoặc cam để có hương vị và mùi vị hấp dẫn hơn.

Mẹ cần bổ sung đủ dưỡng chất để bé phát triển tốt nhất khi mang thai 8 tuần

Ngoài chế độ ăn uống và dinh dưỡng, các mẹ cũng nên thăm khám thai định kỳ để có thể theo dõi được tình hình phát triển cũng sớm phát hiện ra những bất thường nếu có ở thai nhi để có thể có những phương án can thiệp kịp thời.

Đối với bé, hãy tạo thói quen kết nối hàng ngày với bé, các chuyên gia khuyên rằng, mẹ nên dành 2 lần mỗi ngày, mỗi lần từ 5-10 phút để nghĩ về bé. Thời gian này, mẹ ngồi lặng yên, tay đặt nhẹ nhàng lên bụng, tập trung vào hơi thở và bắt đầu nghĩ đến bé, mỗi lần thực hiện việc này sẽ là hành trình gắn kết đặc biệt giữa mẹ và bé, về cả thể xác lẫn tâm hồn.

Bài viết được xem nhiều nhất:

  • Mấy tuần có tim thai? Tim thai bao nhiêu là tốt nhất
  • Độ mờ da gáy là gì? Các lưu ý quan trọng về độ mờ da gáy
  • Các chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần mẹ cần nắm rõ
  • Bỏ túi cách tính ngày dự sinh chính xác 100% mẹ bầu cần tham khảo
  • Nguyên nhân dây rốn quấn cổ? Cách nhận biết và phòng tránh

Trên đây là những thông tin về thai 8 tuần tuổi và những lưu ý để mẹ có thai kỳ khỏe mạnh và bé phát triển tốt nhất. Cùng MEIJI chăm sóc cả mẹ và bé để có một thai kỳ khỏe mạnh với sữa Meiji cho mẹ bầu nhé.

Thai nhi 8 tuần tuổi có kích thước bao nhiêu?

Siêu âm thai 8 tuần tuổi Chiều dài từ đầu đến mông thai nhi (CRL) dao động trong khoảng từ 16 đến 22 mm. Mẹ có thể tham khảo thêm Bảng chỉ số thai nhi theo tuần để nắm được sự phát triển của trẻ.

Thai 8 tuần 3 ngày nhịp tim bao nhiêu?

Kích thước thai nhi ở thời điểm 8 tuần tuổi Nhịp tim của con ở thời điểm này khoảng 100 - 180 lần/ phút. Do ở mốc tuần thai này, giới tính của thai nhi chưa thể xác định được do bộ phận sinh dục vẫn đang trong giai đoạn phát triển, chưa hoàn thiện.

Thai 8 tuần kích thước túi ối bao nhiêu?

Kích thước túi ối lúc 8 tuần: 20 - 25 mm. Kích thước túi ối lúc 9 tuần: 25 - 30 mm.

Thai 8 tuần tuổi CRL bao nhiêu?

Thai 8 tuần tuổi: Chiều dài đầu mông (CRL) từ 16 - 22 mm, nặng khoảng 1 - 3g. Thai 9 tuần tuổi: Chiều dài đầu mông (CRL) từ 23 - 30 mm, nặng khoảng 3 - 5g. Thai 10 tuần tuổi: Chiều dài đầu mông (CRL) từ 31 - 40 mm, nặng khoảng 5 - 7g.

Chủ đề