Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ

Từ năm 2018 đến nay, trước các diễn biến và thay đổi về chính sách thương mại cũng như căng thẳng, mâu thuẫn thương mại của một số quốc gia, khu vực đã làm xuất hiện hiện tượng gian lận xuất xứ hay lẩn tránh các biện pháp hạn chế thương mại.

Các hành vi về gian lận xuất xứ, lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM) đang ảnh hưởng lớn đến hàng hóa xuất khẩu cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế và nhất là khi nền kinh tế đang tham gia, thực thi nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA).

Đẩy mạnh kiểm tra, giám sát

Đến nay, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã là đối tượng của 209 vụ việc điều tra PVTM của nước ngoài.

Đặc biệt, số lượng các vụ việc chống lẩn tránh biện pháp PVTM, gian lận xuất xứ nhằm vào hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam đang có dấu hiệu tăng lên do một vài nước cho rằng hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sử dụng nguyên liệu chính được nhập khẩu từ những khu vực đang bị họ áp dụng biện pháp PVTM.

Trong bối cảnh Việt Nam tham gia các FTA, theo Cục PVTM, Bộ Công Thương dự báo nguy cơ này sẽ gia tăng, do trong quá trình thực hiện các FTA, doanh nghiệp có thể tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Đây là một trong những điều kiện giúp tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp.

Nhiều chuyên gia kinh tế cũng lo ngại, nếu Việt Nam không có các biện pháp tích cực để xử lý các hành vi về gian lận xuất xứ, lẩn tránh biện pháp PVTM sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp, ngành hàng.

Đồng thời, về lâu dài điều này còn tác động tiêu cực tới sức cạnh tranh của cả nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh tham gia hàng loạt FTA có yêu cầu cao về xuất xứ.

Trao đổi với Báo Công Thương về vấn đề này, Cục trưởng Cục PVTM, Bộ Công Thương - ông Lê Triệu Dũng cho biết, Chính phủ Việt Nam đã thể hiện quan điểm rõ ràng, đó là ngăn chặn, nghiêm khắc trừng phạt đối với các hành vi gian lận xuất xứ, chống lẩn tránh các biện pháp PVTM.

Cụ thể, Chính phủ đã ban hành Quyết định 824 về “Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp PVTM và gian lận xuất xứ” và Nghị quyết số 119/NQ-CP về tăng cường chống gian lận thương mại.

Đối với Bộ Công Thương, thời gian qua, Bộ đã tích cực, chủ động phối hợp với các ngành liên quan, trong đó có Bộ Tài chính, Hải quan và địa phương triển khai các giải pháp đồng bộ, đặc biệt là thực hiện công tác cảnh báo sớm, xây dựng các danh mục, mặt hàng có nguy cơ gian lận thương mại, xuất xứ.

“Trên cơ sở các mặt hàng Bộ Công Thương cảnh báo, các địa phương, bộ ngành cũng đã tăng cường biện pháp để ngăn chặn hoạt động, hành vi gian lận này”- ông Dũng cho hay.

Trong đó, do xuất khẩu một số sản phẩm của Việt Nam có sự gia tăng nhanh chóng, kể cả những mặt hàng đang là đối tượng bị áp dụng PVTM của một số nước.

Vì vậy, Cục PVTM đã liên tục lưu ý các hiệp hội, doanh nghiệp và thông báo với các cơ quan chức năng để tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về xuất xứ và sau thông quan nhằm ngăn chặn các hành vi gian lận, lợi dụng Việt Nam để xuất khẩu hàng hóa của quốc gia khác.

“Bên cạnh việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, các cơ quan chức năng cũng đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài để ngăn chặn những hành vi lợi dụng có tính chất cá biệt của một vài doanh nghiệp, đồng thời vẫn đảm bảo lợi ích chính đáng của đa số các doanh nghiệp làm ăn chân chính”- ông Lê Triệu Dũng cho biết.

Nhận thức rõ về tác động của gian lận thương mại

Tiến trình hội nhập quốc tế nói chung, hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng, đã mang đến những thành tựu to lớn cho nền kinh tế Việt Nam, nhất là thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu.

Thời gian tới, các FTA, điển hình là Hiệp định CPTPP, EVFTA và UKVFTA dần được thực thi một cách toàn diện, hiệu quả hơn là yếu tố quan trọng để hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam tăng trưởng.

Tuy nhiên, cùng với việc kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng cao, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam ngày càng có khả năng trở thành đối tượng bị điều tra, áp dụng các biện pháp PVTM.

Vì thế, để tránh các thiệt hại, rủi ro trong thương mại quốc tế, ông Lê Triệu Dũng khuyến nghị, các doanh nghiệp cần nhận thức rõ về các tác động có thể nói rất lớn của các hành vi gian lận xuất xứ, lẩn tránh các biện pháp về PVTM.

Lấy ví dụ, theo ông Lê Triệu Dũng, hiện nay Hoa Kỳ là một trong các nước có chế tài rất mạnh mẽ đối với hành vi gian lận xuất xứ, lẩn tránh biện pháp PVTM. Và khi phát hiện gian lận xuất xứ lan rộng họ có thể áp dụng các biện pháp đối với cả ngành xuất khẩu

. “Doanh ngiệp cần tìm hiểu rõ các quy định về chống gian lận xuất xứ, chống lẩn tránh biện pháp PVTM của nước ngoài, bởi các quy định này càng ngày càng chặt chẽ hơn và thường xuyên thay đổi”- ông Dũng nêu rõ.

Lãnh đạo Cục PVTM khuyến cáo thêm, doanh nghiệp cần chủ động thực hiện các biện pháp để không tiếp tay cho các hành vi gian lận xuất xứ, lẩn tránh các biện pháp PVTM để tránh bị điều tra. Mặt khác, doanh nghiệp cần thúc đẩy xây dựng các hệ thống nguyên liệu, hệ thống sản xuất, tiến tới hoạt động bền vững, dần tự chủ nguồn nguyên liệu của mình, vì khi nhập khẩu các nguồn nguyên liệu khác nhau không loại trừ khả năng doanh nghiệp bị cho gian lận xuất xứ và lẩn tránh các biện pháp PVTM.

Về phía Bộ Công Thương, để thực hiện một cách có hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định 824/QĐ-TTg và Nghị quyết số 119/NQ-CP, năm 2022 và giai đoạn tới Bộ Công Thương cùng các cơ quan, đơn vị sẽ tiếp tục cập nhật danh sách cảnh báo theo hướng có trọng tâm, trọng điểm định kỳ thông báo đến các đơn vị liên quan; rà soát lại các quy định liên quan đến chống gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp, bao gồm cả chế tài xử lý vi phạm và các bất cập liên quan đến quy định về ghi nhãn hàng hóa xuất khẩu để có đề xuất sửa đổi, bổ sung nếu cần thiết tăng cường thanh tra, kiểm tra các trường hợp nghi ngờ gian lận xuất xứ.

Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có thẩm quyền ở nước nhập khẩu để trao đổi thông tin, phối hợp xử lý các vụ việc gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp nhằm lẩn tránh biện pháp PVTM, chia sẻ kinh nghiệm đấu tranh phòng chống các hành vi gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp.

Tăng cường công tác thông tin truyền thông về công tác chống gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp, đảm bảo các doanh nghiệp tự giác tuân thủ.

Theo Báo Công Thương

Nguồn: trungtamwto.vn (01/4/2022)

Sản xuất linh kiện điện tử. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Thời gian gần đây, số lượng các vụ việc, chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ nhằm vào hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam đang có dấu hiệu tăng lên.

Điều này đã khiến không ít các chuyên gia thương mại lo ngại rằng nguy cơ này tiếp tục gia tăng khi Việt Nam tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA).

Bởi, trong quá trình thực hiện các FTA, doanh nghiệp có thể tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Đây là một trong những điều kiện giúp tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động này cũng tiềm ẩn nguy cơ gian lận rất lớn nếu không được kiểm soát.

Gian lận gia tăng

Ông Chu Thắng Trung, Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết lẩn tránh phòng vệ thương mại là hành vi thay đổi nguồn gốc hoặc loại hàng hóa để tránh biện pháp phòng vệ thương mại đang áp dụng, từ đó làm giảm hiệu quả của biện pháp này.

Tại Việt Nam, các vụ việc nước ngoài khởi xướng điều tra lẩn tránh thuế hàng hóa xuất khẩu thuộc trường hợp hàng hóa của nước đang bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại chuyển tải sang Việt Nam để lấy xuất xứ Việt Nam nhằm lẩn tránh thuế.

Ngoài ra, không ít trường hợp hàng hóa của nước ngoài lấy xuất xứ Việt Nam để hưởng thuế suất ưu đãi theo các FTA hoặc các quy định ưu đãi thuế quan.

Thống kê từ Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương), đến hết quý 1/2021, đã có 203 vụ việc phòng vệ thương mại do 21 quốc gia/vùng lãnh thổ khởi xướng điều tra đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Đặc biệt, số lượng các vụ việc chống lẩn tránh nhằm vào hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam đang có dấu hiệu tăng lên do một vài nước cho rằng hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sử dụng nguyên liệu chính được nhập khẩu từ những khu vực đang bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.

[Bịt kẽ hở gian lận xuất xứ hàng hóa - Mối lo của doanh nghiệp Việt] 

Chính vì vậy, trong bối cảnh xu thế bảo hộ đang gia tăng, nhất là với nhiều nhóm sản phẩm như thép, nhôm, nông sản, thủy sản… theo ông Chu Thắng Trung cần có một chiến lược tổng thể, dài hạn trong việc phát triển chuỗi sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Bởi nếu Việt Nam không có các biện pháp tích cực để xử lý vấn đề lẩn tránh bất hợp pháp trong phòng vệ thương mại, đặc biệt thông qua gian lận xuất xứ, nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp, ngành hàng cụ thể.

Không những thế, về lâu dài điều này còn tác động tiêu cực tới sức cạnh tranh của cả nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh tham gia hàng loạt FTA có yêu cầu cao về xuất xứ.

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) chia sẻ vài năm trở lại đây, Chính phủ và các bộ ngành đã tạo cơ hội cho doanh nghiệp mở rộng cơ hội phát triển thị trường, gia tăng xuất khẩu qua việc áp dụng tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Đây là cơ chế "mở" có rất nhiều ưu điểm và mang lại nhiều lợi ích bởi doanh nghiệp hoặc nhà nhập khẩu sẽ tự thực hiện các thủ tục và đáp ứng điều kiện để tuyên bố hàng hóa đáp ứng tiêu chuẩn về nguồn gốc xuất xứ và chịu trách nhiệm về tính chính xác của tuyên bố đó.

Chủ động ứng phó

Nhằm ngăn chặn tình trạng gian lận, giả mạo xuất xứ hàng hóa, ông Trần Thanh Hải cho hay Bộ Công Thương đã ủy quyền cho các cơ quan, tổ chức, phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực của Bộ cấp C/O ưu đãi theo các FTA. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) là đơn vị duy nhất được ủy quyền cấp C/O không ưu đãi và C/O form A hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP).

Có hai chiều trong hoạt động cấp C/O đó là, phải phòng, chống gian lận xuất xứ; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp được hưởng ưu đãi, tạo thuận lợi cho xuất khẩu.

Trước thực tiễn này, các cơ quan quản lý xây dựng Danh mục cảnh báo các mặt hàng rủi ro. Đây là hoạt động tăng cường cảnh báo của Bộ Công Thương, triển khai Quyết định số 824/QĐ-TTg ngày 4/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Tăng cường quản lý Nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ."

Sản xuất giày da xuất khẩu. (Nguồn: TTXVN)

Riêng vấn đề phân luồng trong cấp C/O, Bộ Công Thương cũng đã ban hành Thông tư 15/2018/TT-BCT quy định rõ doanh nghiệp đáp ứng tiêu chí nào thì vào luồng xanh; doanh nghiệp có nguy cơ như thế nào vào luồng đỏ, từ đó tăng cường quản lý nhưng vẫn không gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại khẳng định: Việc xuất khẩu một số sản phẩm của Việt Nam có sự gia tăng nhanh chóng trong vài năm gần đây, kể cả những mặt hàng đang là đối tượng bị áp dụng phòng vệ thương mại của một số nước.

Vì vậy, Cục đã liên tục lưu ý các hiệp hội, doanh nghiệp và thông báo với các cơ quan chức năng để tăng cường kiểm tra, giám sát về xuất xứ và sau thông quan nhằm ngăn chặn các hành vi gian lận, lợi dụng Việt Nam để xuất khẩu hàng hóa của quốc gia khác.

Cũng theo ông Lê Triệu Dũng, bên cạnh việc tăng cường kiểm tra, giám sát, các cơ quan chức năng cũng đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài để ngăn chặn những hành vi lợi dụng có tính chất cá biệt của một vài doanh nghiệp, đồng thời vẫn đảm bảo lợi ích chính đáng của đa số các doanh nghiệp làm ăn chân chính.

Bên cạnh nỗ lực của Chính phủ, ông Lê Triệu Dũng khuyến cáo doanh nghiệp không tham gia, tiếp tay cho các hành vi gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp. Bởi thực tiễn cho thấy, nếu phát hiện các hành vi này, nước nhập khẩu sẽ áp dụng chế tài "trừng phạt" rất nặng, trong nhiều trường hợp doanh nghiệp sẽ "mất" toàn bộ thị trường xuất khẩu liên quan.

Hướng tới xuất khẩu bền vững đối với hàng hóa trong nước, Bộ Công Thương đã ra Quyết định số 2074/QĐ-BCT ban hành Chương trình hành động thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 316/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Xây dựng và vận hành hiệu quả Hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại."

Ông Lê Triệu Dũng khẳng định trong năm 2021 Cục sẽ hoàn thành và phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai vận hành hiệu quả Hệ thống cảnh báo sớm để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc chủ động sử dụng biện pháp phòng vệ thương mại cũng như ứng phó kịp thời với các biện pháp phòng vệ thương mại do nước ngoài áp dụng.

Ngoài ra, Cục sẽ tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp lý phù hợp với chủ trương, chính sách của Nhà nước về phòng chống gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp; hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan đến xuất xứ hàng hóa, nhất là hàng hóa lưu thông trong nước./.

Uyên Hương (TTXVN/Vietnam+)

Video liên quan

Chủ đề