Tại vị trí biên thì gia tốc bằng bao nhiêu

Gia tốc của chuyển động là đại lượng đặc trưng cho sự thay đổi nhanh hay chậm của vận tốc. Gia tốc được xác định bằng độ biến thiên của vận tốc trong một đơn vị thời gian.

- Công thức:

 

Tại vị trí biên thì gia tốc bằng bao nhiêu

  • Gốc: Tại vị trí của vật
  • Hướng: Cùng hướng với độ biến thiên của vận tốc đenta V

- Độ lớn:

 

Tại vị trí biên thì gia tốc bằng bao nhiêu

Trong đó:

  • denta v là độ biên thiên vận tốc 9m/s)
  • denta t là độ biến thiên thời gian (s)
  • a là gia tốc (m/s^2)

* Lưu ý: Khi vecto a cùng chiều với vecto V (a. V >0) thì chuyển động là nhanh dần. Khi véctơ a ngược chiều với véc tơ V (a. V<0) thì chuyển động là chầm dần. 

  • Nếu khoảng thời gian rất ngắn thì gia tốc được gọi là gia tốc tức thời. 
  • Ý nghĩa của gia tốc: đặc trưng cho độ biến thiên của vận tốc theo thời gian

 

2. Chuyển động nhanh dần đều là chuyển động có gia tốc như thế nào?

Chuyển động nhanh dần đều là chuyển động thăng có độ lớn của vận tốc ức thời tăng đều theo thời gian. 

  • Khi vật chuyển động thẳng nhanh dần đều, vecto gia tốc có gốc ở vật chuyển động, có phương và chiều trùng với phương và chiều của vecto vận tốc và có độ dài tỉ lệ với độ lớn của gia tốc theo một tỉ xích nào đó.   
  • Chuyển động nhanh dần đều là chuyển động có a>0, v>0

 

3. Câu hỏi ôn tập  

Câu 1. Một con báo đang chạy với vận tốc 30 m/s thì chuyển động chậm dần đều khi tới gần một con suối. Trong 3 giây, vận tốc của nó giảm cò 9 m/s. Tính gia tốc của con báo.

Hướng dẫn giải

Ta có: vo = 30 m/s

vt = 9 m/s

denta t = 3s

Áp dụng công thức, Ta có: a = đenta v / đenta t = (9 - 30) / 3 = -7 m/s

Câu 2. Một ô tô tăng tốc từ lúc đứng yên, sau 6 s đạt vận tốc 18 m/s. Tính độ lớn gia tốc của ô tô.

Hướng dẫn giải

Áp dụng công thức, độ lớn gia tốc của ô tô là:

a = (v2 - v1) / đenta t = (18 - 0) / 6 = 3 m/s^2

Câu 3. Người lái xe ô tô hãm phanh để xe giảm tốc độ từ 23 m/s đến 11 m/s trong 20s. Tính độ lớn của gia tốc.

Hướng dẫn giải

Áp dụng công thức, độ lớn của gia tốc là: |(11 - 23) / 20| = 0,6 m/s^2

Câu 4. Trong một cuộc thi chạy, từ trạng thái đứng yên, một vận động viên chạy với gia tốc 5 m/s^2 trong 2 giây đầu tiên. Tính vận tốc của vận động viên sau 2 s

Hướng dẫn giải

Vận tốc của vận động viên sau 2 s là:

a= (v2 - v1) / t = 5

=> v2 = 10 m/s

Câu 5. Một đoàn tàu chạy với vận tốc 43,2 km/h thì hãm phanh, chuyển động thẳng chậm dần đều để vào ga. Sau 1 phút thì tàu dừng lại ở sân ga. Xác định độ lớn gia tốc của tàu?

Hướng dẫn giải

v1 = 43,2 km/h = 11,94 m/s

v2 = 0

t = 1 phút

Áp dụng công thức, gia tốc của tàu là:

a = (v2 - v1) / t = (0 - 11,94) / 60 = - 0,2 m/s^2

Độ lớn của gia tốc là 0,2 m/s2

Câu 6. Đồ thị dưới đây mô tả sự thay đổi vận tốc theo thời gian trong huyển động của một ô tô thể thao đang chạy thử về phía Bắc. Tính gia tốc của ô tô:

a. Trong 4 giây đầu tiên

b. Từ giây thứ 4 đến giây thứ 12

c. Từ giây thứ 12 đến giây thứ 20

d. Từ giây thứ 20 đến giây thứ 28 

Tại vị trí biên thì gia tốc bằng bao nhiêu

Hướng dẫn giải

a. Áp dụng công thức, ta có:

a1 = (v2 - v1) / (t2 - t1) = (20 - 0) / (4 - 0) = 5 m/s2

b. Áp dụng công thức, ta có:

a2 = (v2 - v1) / (t2 - t1) = (20 -20) / (12 - 4) = 0 m/s2

c. a3 = (0 - 20) / (20 - 12) = -2,5 m/s2

d. a4 = ( -20 -0) / (28 - 20) = - 2,5 m/s2

Câu 7. Một người đi xe đạp chuyển động nhanh dần đều đi được s = 24m, s2 = 64m trong khoảng 2 thời gian liên tiếp bằng nhau là 4s. Xác định vận tốc ban đầu và gia tốc của xe đạp

Hướng dẫn giải

Ta có: s = vo . t + 1/2 a .t^2

- Với quãng đường thứ nhất: 

s1 = vo1 . t1 + 1/2 . a . t1^2 => 24 = vo1 . 4 + 8a (1)

- Với quãng đường thứ hai:

S2 = vo2. t2 + 1/2 . a . t2^2 => 64 = vo2 . 4 + 8a (2)

mà vo2 = vo1 + at2 = vo1 + 4a (3)

Từ (1), (2) và (3) ta được: vo1 = m/s2; a = 2,5 m/s2

Câu 8. Với chiều (+) là chiều chuyển động, trong công thức s = ,a.t^2 + v0.t của chuyển động thẳng biến đổi đều, đại lượng có thể có giá trị dương hay giá trị âm là:

A. Gia tốc

B. Quãng đường

C. Vận tốc

D. Thời gian

Đáp án đúng là A

Vì v>0, t>0 nên trong công thức của s thì gia tốc có thể >0 hoặc <0 

Câu 9. Một vật tăng tốc trong một khoảng thời gian nào đó dọc theo trục Ox. Vậy vận tốc và gia tốc của nó trong khoảng thời gian này có thể:

A. vận tốc có giá trị (+), gia tốc có giá trị (-)

B. Vận tốc có giá trị (-); gia tốc có giá trị (-)

C. vận tộc có giá trị (-); gia tốc có giá trị (+)

D. vận tốc có giá trị (+); gia tốc có giá trị bằng 0

Câu 10. Đồ thị vận tốc - thời gian dưới đây, cho biết điều gì?

Tại vị trí biên thì gia tốc bằng bao nhiêu

A. Độ dốc dương, gia tốc không đổi

B. Độ dốc lớn hơn, gia tốc lớn hơn

C. Độ dốc bằng không, gia tốc a = 

D. Độ dốc âm, gia tốc âm (chuyển động chậm dần)

Đáp án đúng là C.

Dộ dốc của đồ thị này có giá trị bằng gia tốc của chuyển động,

Đồ thị trên có độ dốc bằng không, gia tốc a = 0

Câu 11. Một chiếc xe bắt đầu tăng tốc từ v1 = 10 m/s đến v2 = 15 m/s trong khoảng thời gian 2s. Gia tốc của xe là:

A. 2,5 m/s2

B. 5 m/s2

C. 7,5 m/s2

D. 12,5 m/s2

Đáp án đúng là A

Câu 12. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào không thể xảy ra cho một vật chuyển động thăng?

A. vận tốc có giá trị dương, gia tốc có giá trị dương

B. vận tốc là hằng số, gia tốc thay đổi

C. vận tốc có giá trị dương; gia tốc có giá trị âm

D. vận tốc có giá trị âm, gia tốc có giá trị dương

Đáp án đúng là B

Câu 13. Một xe máy đang chạy với vận tốc 15 m/s trên doạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga. Sau 10 s, xe đạt đến vận tốc 20 m/s. Gia tốc của xe là?

A. 1,5 m/s2

B. 2 m/s2

C. 0,5 m/s2

D. 2,5 m/s2

Đáp án đúng là C

Câu 14. Hình dưới là đồ thị vận tốc - thời gian của một chiếc xe chuyển động thẳng. Trường họp nào sau đây là đúng?

A. Trong khoảng thời gian từ 2s đến 5s xe đứng yên

B. Xe trở về vị trí ban đầu lúc t = 9s

C. Trong 4s cuối, xe giảm tốc với gia tốc 12 m/s2

D. trong 2 giây đầu tiên, xe tăng tốc với gia tốc 6 m/s2

Đáp án đúng là D. Giải thích:

- Trong đáp án A: Trong khoảng thời gian từ 2s đến 5s, xe chuyển động với vận tốc không đổi là 12 m/s

- Trong đáp án B: Tại thời điểm t = 9s, vận tốc của xe là 0 m/s

- Trong đáp án C: Trong 4 giây cuối, Gia tốc của xe là: a = -12/4 = 3 m/s2

Có nghĩa là, trong 4s cuối, vận tốc của xe giảm dần, gia tốc của xe lúc đó có độ lớn là 3 m/s2

- Trong đáp án D. Trong 2 s đầu, gia tốc của xe là: a = 12/2 = 6 m/s2

Câu 15. Một chiếc xe bắt đầu tăng tốc từ v1 = 36 km/h đến v2 = 54 km/h trong khoàn thời gian 2s. Quãng đường xe chạy trong thời gian tăng tốc là?

A. 25 m

B. 50 m

C. 75 m

D. 100 m

Đáp án đúng là A. Giải thích:

- Xe bắt đầu tăng tốc từ v1 = 36 km/h = 10 m/s đến v2 = 54 km/h = 15 m/s trong khoảng thời gian 2s nên gia tốc của xe là:

a = (15 -10) / 2 = 2,5 m/s2

- Quãng đường xe chạy trong thời gian tăng tốc này được xác định từ hệ thức độc lập sau:

Tại vị trí biên thì gia tốc bằng bao nhiêu

=> S = 25 m

Trên đây là bài viết về Gia tốc là gì? Chuyền động nhanh dần đều có gia tốc như thế nào? của Luật Minh Khuê gửi đến bạn đọc mang tính chất tham khảo. Trong trường hợp có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến pháp luật, bạn đọc vui lòng liên hệ trực tiếp đến Tổng đài tư vấn miễn phí pháp luật 24/7 theo số hotline 1900.6162 để được đội ngũ Luật sư tư vấn pháp luật hỗ trợ giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách hàng. Luật Minh Khuê xin trân trọng cảm ơn!.