Tại sao viêm xoang gây đau đầu

Viêm xoang là một trong những bệnh lý tai mũi họng phổ biến hiện nay. Bệnh ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, đặc biệt là gây đau đầu vô cùng khó chịu cho người bệnh. Vậy tình trạng viêm xoang mũi gây đau đầu có nguy hiểm không? Và điều trị như nào giúp cải thiện bệnh nhất?

1. Triệu chứng và nguyên nhân

1.1. Triệu chứng viêm xoang mũi gây đau đầu

Đau đầu do viêm xoang là hiện tượng đau nhức liên tục ở vùng trán, hai thái dương, đỉnh đầu hoặc sau gáy. Thi thoảng cơn đau trở nên dữ dội, thậm chí có cảm giác co giật nhẹ.

Viêm xoang mũi thường gây đau nhức ở hai bên thái dương và đỉnh đầu

Ngoài ra, một số triệu chứng khác kèm theo có thể nhận ra đó là:

– Cơn đau tăng lên khi nghiêng người về phía trước

– Áp lực tăng lên ở trán, gò má và sống mũi

– Nước mũi chảy qua họng hoặc qua mũi, có màu vàng đặc quánh.

– Sổ mũi, nghẹt mũi kéo dài, có cảm giác ớn lạnh.

– Đau nhức ở hàm răng trên, gây khó khăn khi ăn uống.

– Người mệt mỏi, có thể sốt cao

– Sưng tấy vùng mũi, mặt. Đặc biệt trán sưng đỏ hơn các vùng khác.

– Hai tai bị ù, khó nghe

1.2. Nguyên nhân bị viêm xoang mũi gây đau đầu

Viêm xoang xảy ra do nhiễm trùng của màng niêm mạc lót trong lòng các xoang. Hiện tượng này gây ra bởi vi trùng, siêu vi trùng hay dị ứng dẫn tới phù nề, thu hẹp đường kính các lỗ xoang. Từ đó, vì không thể thoát được ra ngoài nên làm cho mủ và dịch viêm ứ đọng trong xoang. Lâu ngày, mủ và dịch gây bít tắc và tạo nên áp lực cho xoang và dẫn tới đau đầu.

Một số yếu tố khiến người bệnh mắc viêm xoang gồm:

– Môi trường sinh hoạt ô nhiễm:nhà ở, nơi làm việc không được vệ sinh sạch sẽ là điều kiện cư trú và phát triển thuận lợi cho virus, vi khuẩn và nấm gây hại. Chúng có thể xâm nhập và tích tụ ở mũi bất cứ khi nào.

– Cơ địa dị ứng: dị ứng thời tiết, dị ứng thức ăn,… gây phù nề niêm mạc mũi. Nếu không chữa trị tốt sẽ gây bít tắc lỗ thông xoang. Theo thời gian, hốc xoang bị nhiễm trùng dẫn tới viêm xoang.

Người bị dị ứng thời tiết thường dễ mắc viêm xoang

– Hệ miễn dịch, sức đề kháng yếu không đủ khả năng chống lại sự tấn công của virus, vi khuẩn và nấm. Đây là lí do dễ mắc viêm xoang.

2. Nhức đầu do viêm xoang mũi có nguy hiểm không?

Viêm xoang mũi gây đau đầu có nguy hiểm không? – Bệnh không quá nghiêm trọng nhưng cũng không nên chủ quan, xem nhẹ. Nếu không được can thiệp kịp thời, bệnh sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường. Theo thời gian bệnh sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe tổng quan, đồng thời làm giảm chức năng hệ hô hấp. Ngoài ra, tinh thần, đời sống sinh hoạt của người bệnh cũng bị ảnh hưởng.

Biến chứng nguy hiểm từ tình trạng viêm xoang ở mũi:

– Áp xe não, viêm màng não

– Tụ mủ dưới màng cứng

– Áp xe ngoài màng cứng

– Viêm tắc tĩnh mạch xoang hang

3. Điều trị như nào để giảm nhẹ bệnh?

3.1. Điều trị đơn giản tại nhà

Tình trạng đau nhức đầu do viêm xoang có thể tự chữa khỏi tại nhà nếu ở mức độ nhẹ. Bằng cách:

– Rửa mũi bằng nước muối. Điều này nhằm loại bỏ các chất nhầy, các chất dị ứng (phấn hoa, lông tơ,…), vi khuẩn được rửa trôi và giảm viêm nhiễm. Hơn nữa, rửa mũi thường xuyên giúp làm thông xoang, giúp người bệnh dễ hít thở hơn.

– Tạo độ ẩm không khí trong không gian sinh sống. Bạn nên sử dụng máy tạo hơi ẩm hoặc máy phun sương để tăng độ ẩm trong phòng.

Tăng độ ẩm phòng bằng cách sử dụng máy phun sương/máy tạo độ ẩm không khí

– Xông hơi sẽ giúp các chất nhầy trong mũi thoát ra bên ngoài nhanh hơn.

– Chườm khăn ấm lên mặt để làm dịu áp lực từ bên trong, đồng thời thúc đẩy quá trình làm loãng chất nhầy.

3.2. Sử dụng thuốc kê đơn

Nếu viêm xoang mũi gây đau nhức đầu nặng, khó chịu hơn thì người bệnh cần tới gặp bác sĩ ngay. Qua khai thác triệu chứng và kiểm tra lâm sàng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Một số loại thuốc điều trị phổ biến hiện nay là:

  • Thuốc giảm đau panadol

  • Thuốc kháng sinh trị viêm như: penicillin, sulfur,…

  • Thuốc kháng sinh histamin

  • Thuốc xịt, rửa mũi như budesonide, dipropionate, nhóm thuốc chứa corticoid,…

4. Biện pháp phòng tránh hiệu quả

Để viêm xoang mũi không quay lại, người bệnh cần ghi nhớ các biện pháp phòng ngừa sau:

– Đảm bảo không gian sinh sống sạch sẽ, thông thoáng bằng cách vệ sinh nhà cửa 1-2 lần/tuần. Ngoài ra nên sử dụng các thiết bị làm ẩm không khí.

– Vệ sinh khu vực tai – mũi – họng hàng ngày bằng nước muối loãng

– Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác

– Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đủ chất dinh dưỡng, hạn chế thói quen uống rượu, bia,…

– Thường xuyên tập luyện thể dục mỗi ngày để tăng cường sức khỏe như đi bộ, yoga, chạy,…

– Không làm việc quá sức, dành thời gian nghỉ ngơi cho bản thân để nạp lại năng lượng.

– Để ý, theo dõi các dấu hiệu bất thường từ cơ thể. Nếu có các triệu chứng như đau đầu, sổ mũi, nghẹt mũi,… thì cần tới thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị dứt điểm.

Thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và tư vấn điều trị

Có thể thấy, viêm xoang mũi gây đau đầu là một tình trạng thường gặp, không quá nguy hiểm nếu được điều trị kịp thời. Người bệnh cần lưu ý trong ăn uống, sinh hoạt, và giữ gìn không gian sạch – thoáng sẽ giúp ngăn ngừa bệnh quay trở lại.

Đau nhức đầu do viêm xoang là những cơn đau đầu xuất hiện cùng với cảm giác các xoang trên mặt đang bị viêm nhiễm (viêm xoang). Bạn sẽ cảm thấy áp lực từ xoang lan ra xung quanh mắt, má và trán. Từ đó, cơn đau đầu sẽ có khả năng xuất hiện.

Viêm xong có thể gây ra những cơn đau đầu khó chịu

Tuy nhiên, nhiều người nghĩ rằng họ bị đau đầu do viêm xoang, thậm chí được chẩn đoán như vậy nhưng thực tế đó lại là một cơn đau nửa đầu hoặc đau đầu do căng thẳng.

Vậy làm sao để nhận biết cơn đau đầu do viêm xoang? Hãy cùng chuyên gia Hapacol tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

1. Triệu chứng của đau đầu do viêm xoang

Các dấu hiệu và triệu chứng thường xuất hiện cùng đau đầu do viêm xoang bao gồm:

  • Cảm giác đau, tức ở má, trán hoặc khu vực lông mày
  • Cơn đau sẽ tồi tệ hơn khi bạn cúi người về phía trước hoặc nằm xuống
  • Nghẹt mũi, mất mùi
  • Mệt mỏi
  • Cảm thấy đau răng hàm trên
  • Sốt
  • Sưng ở mặt

Tuy nhiên, các dạng đau đầu khác hay tái phát thường xuyên như đau nửa đầu hay đau đầu do căng thẳng thường bị nhầm lẫn với đau đầu do viêm xoang. Phương pháp điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra đau đầu nên đầu tiên bạn phải xác định được chính xác cơn đau bắt nguồn từ đâu.

Thêm vào đó viêm xoang có thể dẫn đến đến ù tai vì lớp lót trong xoang bị sưng, cảm giác đau mắt, nghẹt mũi và sổ, tắc mũi. Hiện tượng nghẹt mũi bị viêm xoang gây áp lực ở tai giữa làm ảnh hưởng và ù tai.

2. Đau đầu do viêm xoang và đau nửa đầu có giống nhau?

Chứng đau nửa đầu cũng có thể đi kèm với các triệu chứng tương đồng với viêm xoang như nghẹt mũi, tăng áp lực trên vùng mặt, chảy nước mũi hay cảm thấy đau hơn khi cúi về phía trước.

Thế nhưng, viêm xoang thường không gây cảm giác buồn nôn, nôn mửa hay nghiêm trọng hơn là nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng. Đó đều là những triệu chứng chung của đau nửa đầu.

Hiểu rõ nguyên nhân gây đau đầu để có phương pháp điều trị hiệu quả và phù hợp

Bên cạnh đó, viêm xoang thường xảy ra sau khi bạn bị nhiễm virus đường hô hấp trên hoặc cảm lạnh nên dịch nhầy từ mũi tiết ra thường nhiều, có màu sắc khác bình thường, chức năng khứu giác kém đi và cảm thấy đau ở một bên má hay răng hàm trên. Đau đầu do viêm xoang thường kéo dài nhiều ngày hay lâu hơn so với đau nửa đầu chỉ xuất hiện trong vài giờ hoặc 1–2 ngày.

Theo thời gian, nếu không điều trị kịp thời về viêm đa xoang nhức đầu, ù tai, bệnh dễ dẫn đến dịch tiết và mủ không được lưu tốt và bệnh ngày càng nguy hiểm hơn gồm: viêm màng não, viêm thanh quản, nhiễm trùng huyết, áp-xe hốc mắt…

Đây là những biến chứng hiếm gặp nhưng vô cùng nguy hiểm, dễ dẫn đến tử vong. Hội chứng này có thể làm nhiễm trùng nặng hiểu hiện là tăng áp lực lên nội sọ, biểu hiện ngoài lâm sàng gồm có buồn nôn, nhức đầu, sốt cao, tinh thần trì trệ, cổ cứng. Tuy vạy, đôi khi triệu chứng không điển hình là rất lu mờ nếu tổn thương chỉ ở thùy trán…

Đau nửa đầu và đau đầu: Phân biệt như thế nào?

Thuật ngữ rối loạn đau đầu bao gồm nhiều tình trạng hệ thần kinh gây ra các triệu chứng đau ở đầu. Hầu hết mọi người đều bị đau đầu tại một thời điểm nhất định trong đời. Xem qua bài viết này để phân biệt đau nửa đầu và…

3. Dị ứng có thể gây đau đầu do viêm xoang?

Bạn đã từng nghe nói dị ứng có khả năng gây ra đau đầu do viêm xoang chưa? Thực tế, điều này có thể xảy ra.

Dị ứng đôi lúc sẽ gây tắc nghẽn xoang, từ đó tạo điều kiện cho nhiễm trùng phát triển trong hốc xoang dẫn đến đau đầu xuất hiện. Khi đó, điều trị dị ứng có thể làm giảm bớt nghẹt mũi nhưng sẽ không làm dịu đi cơn đau đầu do xoang đã bị viêm nhiễm. Bạn thường phải điều trị cả hai tình trạng riêng biệt này. Do đó, hãy đến gặp bác sĩ để được chỉ định điều trị phù hợp.

4. Cách điều trị đau đầu do viêm xoang

Mục tiêu chính khi điều trị là làm giảm các triệu chứng gặp phải đồng thời loại bỏ nhiễm trùng (nếu có). Bạn có thể sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc kháng histamin hay thuốc thông mũi trong một thời gian ngắn. Nếu dùng thuốc thông mũi dạng hít thì không nên sử dụng quá 3 ngày vì có thể khiến tình trạng nghẹt mũi ngày một nặng hơn.

Đôi khi bạn cần dùng thêm thuốc giảm đau, kháng viêm nếu các thuốc khác không có hiệu quả. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc corticoid để giảm viêm trong xoang. Trường hợp dị ứng gây ra viêm xoang, bạn có thể cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa dị ứng.

Hạn chế tiếp xúc với khói bụi bẩn để phòng ngừa viêm xoang

Một số cách dễ dàng thực hiện tại nhà cũng giúp giảm bớt triệu chứng đau đầu do viêm xoang hiệu quả là giảm sưng viêm trong xoang và làm cho dịch nhầy dễ thoát ra khỏi xoang. Một số cách phổ biến như:

  • Hít không khí ấm: Dùng máy tạo hơi ẩm hoặc máy phun sương, dùng hơi nước từ chậu nước ấm hoặc vòi sen nóng.
  • Dùng gạc nóng và lạnh: Đặt một miếng gạc nóng lên vị trí xoang trong 3 phút, sau đó dùng miếng gạc lạnh trong 30 giây. Làm lại việc này trong 3 lần trong mỗi lần điều trị. Thực hiện tiếp tục 2-6 đợt điều trị trong một ngày.
  • Rửa mũi: Việc rửa mũi sẽ làm cho niêm mạc xoang sẽ giảm đi tình trạng phù nề và thông thoáng cho xoang. Một số sản phẩm rửa mũi được phép bán không cần toa của bác sĩ. Cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ tai mũi họng để có thêm hướng dẫn cho việc dùng dụng cụ và dung dịch rửa mũi tại nhà.
  • Thuốc giảm sung huyết: Thuốc kháng histamine và thuốc giảm sung huyết do viêm xoang. Thuốc kháng viêm dạng xịt được sử dụng là điều cần thiết.
  • Thuốc thay thế: Sử dụng các loại thảo mộc khác như bạc hà, hoa cúc, hoa mộc lan được đề nghị trong việc điều trị nhiễm trùng đường hô hấp và nhức đầu do viêm xoang, dù hiệu quả của những thảo dược trên chưa được chứng minh.

Tuy nhiên, khi dùng thuốc thông mũi và giảm đau quá thường xuyên bạn sẽ có khả năng bị đau đầu do lạm dụng thuốc. Khi đó, bạn cần hỏi ý kiến từ bác sĩ điều trị. Ngoài ra, thuốc thông mũi cũng có khả năng làm tăng huyết áp nên không thích hợp để sử dụng cho người có huyết áp cao.

Một vài trường hợp, bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật xoang để loại bỏ polyp hoặc mở rộng xoang để đường thở thông thoáng hơn.

5. Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?

Hãy đến trung tâm y tế để được bác sĩ tư vấn điều trị nếu:

  • Các triệu chứng đau đầu xảy ra hơn 15 ngày mỗi tháng hoặc bạn cần phải sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn thường xuyên
  • Đau đầu dữ dội và uống thuốc giảm đau không kê đơn không có hiệu quả
  • Đau đầu thường xuyên, kéo dài gây cản trở trong công việc, cuộc sống hàng ngày

Có thể bạn quan tâm:

Phân biệt viêm xoang với viêm mũi dị ứng

Đau đầu sau khi sinh con

7 cách giảm đau đầu đơn giản và hiệu quả

Nguồn tham khảo:

Sinus Headaches – //www.healthline.com/health/sinus-headache

Video liên quan

Chủ đề