Tại sao uống thuốc huyết áp mà không hạ

26/12/2016 - Lượt xem: 9411

Trong quá trình điều trị cao huyết áp, bệnh nhân tự ý bỏ thuốc là nguyên nhân khá phổ biến dẫn đến không kiểm soát tốt huyết áp. Với quan niệm rằng huyết áp đã hạ và ổn định rồi thì người bệnh không cần phải sử dụng thuốc nữa. Vì thế có những trường hợp chỉ số huyết áp ổn định trong thời gian dài, có khi kéo dài lên tới 3 năm thậm chí là 5 năm (làm cho người bệnh yên tâm, dẫn đến việc chủ quan không dùng thuốc nữa) nhưng đột nhiên chỉ số huyết áp lại tăng vọt lên một cách đột ngột khiến cho nhiều người bị đột quỵ não, tai biến mạch máu não, thậm chí là dẫn đến tử vong.

Thuốc hạ áp không được tự ý ngưng sử dụng (Nguồn: internet)

Tự giảm liều hay dùng thuốc ổn định huyết áp không thường xuyên

Nhiều trường hợp thời gian đầu người bệnh uống thuốc rất nghiêm chỉnh, tuân thủ theo chỉ định của các thầy thuốc. Nhưng một thời gian sau đó rất nhiều trường hợp thấy huyết áp ổn định dần dần thì tự ý giảm liều hàng ngày, uống cách ngày, lúc nào huyết áp lên mới uống hay thậm chí là lúc nào nhớ ra thuốc thì mới uống. Ví dụ: chỉ định của bác sĩ là uống 2 viên/ngày chia làm 2 lần. Khi thấy ổn định tự giảm liều xuống còn uống1 viên/ngày. Điều này hết sức nguy hiểm. Vì khi chỉ uống 1 viên/ngày như vậy thì chỉ hạ được huyết áp trong vòng 12 giờ đầu. 12 giờ sau chủ yếu là thời gian ban đêm, nhất là vào khoảng 3-4 giờ sáng thì huyết áp bắt đầu tăng nhưng lại không còn thuốc trong máu. Người bệnh dậy đi tiểu đêm rất dễ bị đột qụy vào lúc này.

Thuốc không còn phù hợp với người bệnh

Nhiều trường hợp khi sử dụng một loại thuốc ban đầu sẽ giúp chỉ số huyết áp ổn định nhưng sau một thời gian chúng lại không thể kiểm soát tốt được chỉ số huyết áp nữa. Vì vậy tất cả người bệnh huyết áp cao đều nên đi kiểm tra định kỳ huyết áp hàng tháng để theo dõi và kiểm soát tốt chỉ số huyết áp.

Tương tác thuốc ổn định huyết áp với các thuốc khác

Rất nhiều bệnh nhân huyết áp cao (đặc biệt ở người cao tuổi) lại mắc đồng thời khá nhiều bệnh khác nhau như: khớp, phổi, bệnh hen... Vì thế, khi đang dùng thuốc điều trị huyết áp cao đồng thời phải dùng thêm thuốc điều trị các bệnh khác thì có thể sẽ làm nặng thêm bệnh do tương tác thuốc. Ví dụ: đang dùng thuốc hạ huyết áp phải dùng đồng thời với các thuốc chống viêm non steroid hay các thuốc corticoid...

Cần lưu ý khi sử dụng thuốc huyết áp kết hợp với các thuốc khác (Nguồn: internet)

- Các thuốc chống viêm non steroid thường làm giảm sự đào thải của thận trong khi thuốc hạ áp lại làm tăng sự đào thải của thận. Ở người cao tuổi bị huyết áp cao lại thường hay mắc các bệnh về xương khớp, vì vậy việc điều trị thường gặp khá nhiều khó khăn do gặp các tương tác về thuốc.

- Nhóm thuốc chống viêm corticoid thường gây tăng huyết áp do nó giữ muối và nước. Vì vậy, trong điều trị nên cân nhắc nếu không phải sử dụng đến nhóm thuốc này là tốt nhất.

- Biện pháp điều trị không dùng thuốc ( như luyện tập, thể dục, ăn uống): đa số các bệnh mạn tính thì ngài việc điều trị bằng thuốc thì chế độ ăn uống, sinh hoạt và luyện tập điều độ sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc điều trị bệnh. Lưu ý các môn thể dục bằng cách đi bộ nhẹ nhàng, vừa sức là tốt nhất nhưng thực tế lại có rất nhiều người tập quá sức (như chạy) vì thế rất dễ bị tai biến, đột qụy. Đối với người huyết áp cao, không nên dậy quá sớm, nhất là vào mùa đông (vì dậy sớm khi thời tiế quá lạnh, mạch sẽ co đột ngột cũng rất dễ gây ra tình trạng tai biến.

Lời khuyên từ bác sĩ tim mạch

Đối với bệnh nhân huyết áp cao cần phải dùng thuốc đều đặn, liên tục trong suốt cuộc đời, vì thế việc tuân thủ chặt chẽ chỉ định điều trị của thầy thuốc là hết sức cần thiết. Không được chủ quan khi thấy huyết áp đã ổn định mà tự ý bỏ thuốc hoặc là giảm liều. Khi kiểm tra huyết áp tại nhà mà chỉ số không ổn định, người bệnh nên liên hệ bác sĩ hoặc đến trực tiếp bệnh viện để được kiểm tra cẩn thận.

Khi bị cao huyết áp, cho dù có kiểm soát tốt chỉ số thì tỷ lệ mắc các biến cố tim mạch là rất cao, đặc biệt là hình thành các mảng xơ vữa gây bít tắc các động mạch, làm thiếu máu cơ tim và thiếu máu não, đặc hơn là gây nhồi máu cơ tim và nhồi máu não nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy việc phòng các biến chứng của huyết áp cao cũng quan trọng như kiểm soát chỉ số huyết áp vậy.

Chế phẩm Dong riềng đỏ giúp phòng các biến chứng tim mạch của huyết áp cao

Tất cả các bệnh nhân bị cao huyết áp vô căn đều nên sử dụng thuốc hạ áp kết hợp với chế phẩm Dong riềng đỏ hàng ngày giúp hỗ trợ ổn định huyết áp và phòng các bệnh tim mạch. Chế phẩm Dong riềng đỏ được chiết xuất từ cây Dong riềng đỏ, là cây thuốc quý của đồng bào dân tộc Dao đã được bác sĩ Hoàng Sầm là Viện trưởng Viện Y học Bản địa cùng sự giúp đỡ của hơn 10 vị Giáo Sư, Tiến Sĩ đầu ngành nghiên cứu với đề tài nghiên cứu trọng điểm cấp bộ mang mã số 2005-04-46TĐ đưa ra kết luận có 7 tác dụng trên tim mạch trong cùng một cây Dong riềng đỏ là vừa hạ huyết áp; điều hoà nhịp tim; vừa giãn vi mạch tăng tưới máu cơ tim; giảm đau ngực nhanh như thuốc tây; vừa làm sạch lòng mạch vành; hỗ trợ chữa suy tim; vừa an thần. Chế phẩm Dong riềng đỏ hoàn toàn an toàn và không có tác dụng phụ nên tất cả các bệnh nhân đều có thể sử dụng lâu dài để có trái tim khỏe mạnh.

Để mua chế phẩm Dong riềng đỏ, vui lòng liên hệ đến số điện thoại nhà phân phối 043 903 6266 để đặt mua hoặc được hướng dẫn mua tại điểm bán gần nhất.

Theo Cardocorz - Dong riềng đỏ

Tăng huyết áp có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho tim, thận, não,... Vì thế để kiểm soát bệnh lý này người bệnh sẽ phải dùng thuốc hạ huyết áp. Tuy nhiên, rất nhiều người sau một thời gian dùng thuốc đã đạt được dưới huyết áp mục tiêu nên họ sẽ băn khoăn có nên dùng thuốc tiếp hay không. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời được băn khoăn khi nào dừng uống thuốc hạ huyết áp.

1. Thông tin cần biết về bệnh tăng huyết áp

1.1. Tại sao bị bệnh tăng huyết áp

- Bệnh tăng huyết áp xảy ra là do sự tác động của các yếu tố:

+ Độ nhớt máu: độ nhớt máu tăng theo tuổi tác và trở thành yếu tố làm tăng nguy cơ bị tăng huyết áp cùng với một số bệnh lý như đột quỵ, tim mạch. Đây là lý do vì sao người già dễ bị huyết áp cao.

+ Độ giãn nở của mạch máu: huyết áp cũng chịu tác động của sự co giãn của mạch. Người bị cường giao cảm, hút thuốc, uống nhiều rượu, mỡ máu cao sẽ bị giảm hoặc mất tính đàn hồi của mạch máu, khi thành mạch cứng thì huyết áp sẽ tăng lên.

Tăng huyết áp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

+ Nhịp tim tăng: bản thân chỉ số huyết áp có mối quan hệ tỉ lệ thuận với cung lượng tim, cung lượng tim thì tỉ lệ với tần số tim. Vì thế nên có tỉ lệ thuận giữa nhịp tim và huyết áp. Nếu huyết áp giảm nhịp tim giảm, huyết áp tăng nhịp tim tăng.

+ Độ trơn láng của lòng mạch: lòng mạch càng thông thoáng thì máu càng dễ lưu thông và đó là điều kiện để duy trì chỉ số huyết áp bình thường. Nếu mỡ máu cao, béo phì sẽ khiến cho lòng mạch bị hẹp lại và áp lực của dòng máu tăng, gây ra cao huyết áp.

+ Thể tích tuần hoàn máu: những người ăn mặn thường uống nhiều nước và khiến cho nước đi vào máu nhiều hơn nên tăng thể tích tuần hoàn, áp lực trong máu tăng nên huyết áp tăng.

1.2. Người bị bệnh tăng huyết áp có triệu chứng và biến chứng gì

Triệu chứng ở những người tăng huyết áp tương đối nghèo nàn, thường là: hồi hộp, nhức đầu, khó thở, đau ngực,... Thậm chí có những trường hợp không có triệu chứng khác thường nào.

Điều đáng nói là tăng huyết áp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: mù lòa, xuất huyết não, đau thắt ngực, rối loạn tiền đình, suy thận,... Nguy cơ biến chứng xảy ra ở trường hợp bệnh nhân không điều trị hoặc điều trị tăng huyết áp không đúng cách. Đây cũng chính là lý do khiến cho việc điều trị tăng huyết áp chỉ hướng đến mục tiêu là loại bỏ yếu tố nguy cơ đồng thời kiểm soát mức huyết áp để đề phòng biến chứng.

2. Giải đáp băn khoăn khi nào dừng uống thuốc hạ huyết áp

2.1. Điều trị bệnh tăng huyết áp bằng thuốc

Trước khi tìm hiểu khi nào dừng uống thuốc hạ huyết áp chúng ta nên biết về phương pháp điều trị bệnh lý này bằng thuốc. Đối với bệnh nhân bị cao huyết áp, có 3 cách để chọn lựa thuốc điều trị ban đầu là:

Dùng thuốc hạ huyết áp giúp kiểm soát bệnh và ngăn ngừa nguy cơ biến chứng

- Tăng huyết áp chưa có biến chứng: dùng thuốc chẹn thụ thể beta giao cảm, thuốc lợi tiểu.

- Người bị tăng huyết áp kèm đái tháo đường týp 2 và có protein niệu: sử dụng thuốc ức chế men chuyển. Nếu bị suy tim sẽ phải dùng thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển. Với bệnh nhân tăng huyết áp tâm thu đơn độc cần dùng thuốc chẹn kênh calci, thuốc lợi tiểu. Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cần sử dụng thuốc chẹn beta giao cảm.

- Chỉ định đặc biệt cho một số loại thuốc: bác sĩ sẽ bắt đầu bằng loại thuốc có tác dụng kéo dài, liều thấp và chỉ dùng một liều duy nhất/ngày sau đó sẽ điều chỉnh liều lượng thuốc để có kết quả tối ưu. Trong trường hợp chưa đạt được mục đích điều trị mà xảy ra tác dụng phụ hay thuốc không đáp ứng, bác sĩ sẽ thay nhóm thuốc khác.

Việc dùng thuốc hạ huyết áp sẽ được bác sĩ cân nhắc dựa trên mức độ bệnh ở từng bệnh nhân và bệnh lý đi kèm. Tuy nhiên, nguyên tắc dùng thuốc hạ huyết áp bắt buộc phải tuân thủ đấy là:

+ Bắt đầu bằng liều thấp để huyết áp không hạ quá nhanh sau đó dùng nhiều và dùng những thuốc có tác dụng kéo dài để thuốc duy trì tác dụng liên tục trong 24 giờ chỉ với một liều duy nhất/ ngày.

+ Kết hợp thuốc với liều thấp để giảm thiểu tác dụng phụ và đạt hiệu quả trị bệnh tốt hơn.

+ Một số loại thuốc hạ huyết áp có thể làm tụt huyết áp tư thế đứng (chủ yếu ở liều đầu sử dụng) nên trước khi dùng thuốc cần đọc kỹ hướng dẫn và trước khi chuyển từ tư thế nằm sang đứng hãy ngồi dậy khoảng 5 - 10 phút. Một số loại thuốc nếu dừng thuốc đột ngột có thể gây ra tác dụng phản hồi cần giảm liều dần chứ không dừng đột ngột.

2.2. Đến khi nào thì được dừng uống thuốc hạ huyết áp

Muốn biết khi nào dừng uống thuốc hạ huyết áp người bệnh cần hiểu được mục đích của việc dùng thuốc uống điều trị bệnh lý này là gì. Đến nay, việc dùng thuốc uống trong điều trị tăng huyết áp đều nhằm phòng ngừa lâu dài các biến chứng do bệnh gây ra, chống tái phát và ngăn ngừa bệnh tiến triển. Vì thế, điều trị bệnh tăng huyết áp được xem là một quá trình lâu dài, có khi phải suốt đời.

Người bệnh nên gặp bác sĩ để được giải đáp cặn kẽ khi nào dừng uống thuốc hạ huyết áp

Thực tế cho thấy rất nhiều bệnh nhân không cần tìm hiểu khi nào dừng uống thuốc hạ huyết áp, thấy huyết áp trở về mức bình thường liền ngưng hoặc dùng thuốc không đều đặn và khi huyết áp tăng mới lại lấy thuốc ra dùng. Việc làm này sẽ khiến cho mục tiêu điều trị ban đầu không đạt được, nguy cơ biến chứng tăng lên.

Thuốc hạ huyết áp được bác sĩ kê cho từng người dựa trên tình trạng bệnh của họ. Nếu trong quá trình dùng thuốc người bệnh thấy có tác dụng phụ thì cần thông báo với bác sĩ để có hướng xử trí. Khi nào dừng thuốc uống hạ huyết áp là do bác sĩ chỉ định chứ bệnh nhân không được phép tự ý dừng thuốc theo ý mình.

Trường hợp được bác sĩ cân nhắc ngưng dùng hoặc giảm liều dùng thuốc hạ huyết áp là khi bệnh nhân đã dùng thuốc hạ huyết áp và bệnh được kiểm soát tốt ít nhất trong 1 năm. Trong đó, có khoảng 40% bệnh nhân không dùng lại thuốc trong một năm sau khi đã ngừng thuốc và khoảng 25% bệnh nhân không điều trị lại sau hai năm ngưng dùng thuốc.

Nhìn chung câu trả lời cho khi nào dừng uống thuốc hạ huyết áp gần như là không có triển vọng dừng. Đặc biệt, những người cao tuổi bị tăng huyết áp có thể gây ra những hệ quả xấu cho tim mạch nên càng không nên ngưng thuốc. Hầu hết các trường hợp bị tăng huyết áp sẽ phải dùng thuốc suốt đời để huyết áp được kiểm soát tốt nhất và ngăn ngừa các biến chứng xấu có thể xảy ra.

Một lần nữa chúng tôi xin nhắc lại rằng nếu bạn đang băn khoăn khi nào dừng uống thuốc hạ huyết áp, hãy đến gặp bác sĩ điều trị cho bạn để chia sẻ về điều ấy để có được lời khuyên xác đáng. Nếu cần thêm bất kỳ sự hỗ trợ y tế nào, đừng quên tổng đài của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC 1900 56 56 56 luôn sẵn sàng đồng hành để bảo vệ sức khỏe cho bạn đúng cách và nhanh chóng.

Video liên quan

Chủ đề