Tại sao thời gian gần đây diện tích rừng ngập mặn của nước ta ngày càng bị thu hẹp

TN&MTHiện nay, mặc dù diện tích độ che phủ rừng của Việt Nam tiếp tục gia tăng, nhưng chất lượng rừng tự nhiên lại ngày càng giảm. Ngoài các tác động của con người đến chất lượng rừng, biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra nhiều và bất thường cũng sẽ ảnh hưởng đáng kể đến các tài nguyên rừng và phát triển ngành lâm nghiệp. Biến đổi khí hậu làm cho thảm thực vật rừng và hệ sinh thái rừng thay đổi theo nhiều chiều hướng khác nhau cả về diện tích và phân bổ các kiểu rừng.

Tại sao thời gian gần đây diện tích rừng ngập mặn của nước ta ngày càng bị thu hẹp

Tác động đến diện tích và phân bố các kiểu rừng

Tính đến ngày 31/12/2020, diện tích đất có rừng ở Việt Nam là 14.677.215 ha, trong đó rừng tự nhiên là 10.279.185 ha, còn lại là diện tích rừng trồng; tỷ lệ che phủ toàn quốc là 42,01% tương đương với 13.919.557 ha rừng đủ tiêu chuẩn. Trong 25 năm (từ 1995 đến 2020), diện tích rừng cả nước tăng 4,19 triệu ha, độ che phủ tăng thêm 13,9%, cụ thể: Diện tích rừng từ 9,46 ha và độ che phủ 28,1% năm 1995, tăng lên 14,65 triệu ha năm 2020 và có thể đạt tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc là 42%. Việt Nam là một trong số rất ít quốc gia có tốc độ tăng diện tích rừng ổn định và nhanh nhất thế giới.

Hệ sinh thái rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới phân bố tương đối rộng trên lãnh thổ Việt Nam, tại các tỉnh như: Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu, Thanh Hóa, Nghệ An, Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ. Với kịch bản nhiệt độ tăng 0,890C và lượng mưa tăng 2,5% thì diện tích của kiểu rừng hệ sinh thái rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới dự tính có thể bị giảm xuống nghiêm trọng ở các khu vực Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ, tổng diện tích ước tính chỉ còn khoảng 1,3 triệu ha tương đương với độ che phủ 3,89% diện tích tự nhiên vào năm 2050.

Rừng ngập mặn phân bố dọc bờ biển Việt Nam thuộc 28 tỉnh và thành phố đã chia vùng phân bố rừng Việt Nam thành 4 khu vực với 12 tiểu khu và xác định điều kiện sinh thái cho từng tiểu khu, có diện tích khoảng 84.321 ha chiếm 0,26% diện tích toàn quốc. Khu vực I là các vùng rừng ngập mặn ven biển Đông Bắc, khu vực này được phân chia thành 3 tiểu khu nhỏ khác nhau; khu vực II là khu vực ven biển đồng bằng Bắc Bộ bao gồm 2 tiểu khu nhỏ; khu vực III là hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển Trung Bộ từ mũi Lạch Trường đến mũi Vũng Tàu bao gồm 3 tiểu khu nhỏ; khu vực IV được tính từ mũi Vũng Tàu đến cửa sông Soài Rạp (ven biển Đông Nam Bộ). Hệ sinh thái rừng ngập mặn phân bố sát ngay ven biển và chịu ảnh hưởng nhiều bởi các nhân tố sinh thái như khí hậu, thủy văn (dòng nước, độ mặn,…), địa hình, sản phẩm bồi tụ.

Biến đổi khí hậu sẽ làm thay đổi chế độ thủy, hải văn, sóng biển và nước biển dâng sẽ có tác động đáng kể đến thu hẹp diện tích của hệ sinh thái rừng ngập mặn. Thêm vào đó, diện tích rừng ngập mặn bị thu hẹp do một số loài cây rừng ngập mặn không kịp thích ứng với các thay đổi của điều kiện môi trường như độ ngập triều, độ mặn, nhiệt độ. Hệ sinh thái rừng ngập mặn có tính đặc thù, rất nhạy cảm với những tác động của BĐKH. Bão với cường độ mạnh, tần suất tăng cũng hủy hoại rừng ngập mặn. Sự suy thoái và suy giảm diện tích của rừng ngập mặn làm: Gia tăng nguy cơ xói lở bờ biển; giảm sinh kế của cộng đồng cư dân ven biển, ảnh hưởng đến hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản và du lịch sinh thái; giảm khả năng lưu giữ CO2 của rừng ngập mặn. Mực nước biển dâng sẽ làm gia tăng quá trình mặn hóa ở các vùng cửa sông và các vùng ven biển là nguy cơ lớn nhất đối với hệ sinh thái rừng tràm. Nước và đất nhiễm mặn quá giới hạn cho phép làm rừng tràm chết hoặc diện tích rừng tràm bị thu hẹp lại. Theo kịch bản BĐKH của Bộ TN&MT, khi mực nước biển dâng 1 m, dự tính khoảng 300 km² rừng ngập mặn của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng, tương được với diện tích khoảng 15,8% tổng diện tích rừng ngập mặn của Việt Nam.

Tác động đến nguy cơ cháy rừng

Trong những năm gần đây, diện tích rừng ở Việt Nam tuy có tăng lên, nhưng chất lượng rừng lại có chiều hướng suy giảm. Rừng nguyên sinh chỉ còn khoảng 7%, trong khi rừng thứ sinh nghèo kiệt chiếm gần 70% tổng diện tích rừng trong cả nước, đây là loại rừng rất dễ xảy ra cháy. Trong vài thập kỷ qua, trung bình mỗi năm Việt Nam mất đi hàng chục nghìn ha rừng, trong đó, mất rừng do cháy rừng khoảng 16.000 ha/năm.

Nhiệt độ tăng cao và hạn hán khắc nghiệt, kéo dài làm gia tăng nguy cơ cháy đối với tất cả các loại rừng. Việt Nam có khoảng 6 triệu ha rừng dễ cháy, bao gồm rừng thông, rừng tràm, rừng tre nứa, rừng bạch đàn, rừng khộp, rừng non khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và rừng đặc sản,... Trong điều kiện BĐKH, khi nhiệt độ ngày càng gia tăng, các đợt hạn hán có xu hướng gia tăng cả về tần suất cũng như cường độ, do đó nguy cơ tiềm ẩn về cháy rừng và cháy lớn ngày càng nghiêm trọng.

Ở vùng Bắc Trung Bộ, nguy cơ cháy rừng sẽ tăng trong các thập kỷ tới. Các tháng có nguy cơ cháy rừng cao là tháng V, VI và VII.

Tác động đến nguy cơ phát triển và lây lan sâu bệnh hại rừng

Có nhiều loài sâu, bệnh gây hại cho rừng; trong đó loài sâu róm thông xuất hiện phổ biến và gây hại nhiều nhất. Những năm gần đây các trận dịch sâu xanh ăn lá bồ đề, ong ăn lá mỡ, sâu đo ăn lá lim, sâu ăn lá muồng đen,… thường xảy ra, ăn trụi hàng nghìn ha rừng. Việt Nam cũng đã từng xảy ra các loại bệnh dịch nguy hiểm như bệnh khô cành bạch đàn ở Đồng Nai làm cho 11.000 ha cây bị khô, ở Thừa Thiên Huế 500 ha, ở Quảng Trị trên 50 ha. Bệnh khô xám thông, bệnh rơm lá thông, bệnh khô ngọn thông, bệnh thối cổ rễ thông, bệnh vàng lá sa mộc, bệnh khô cành cây phi lao, bệnh khô héo trẩu, bệnh chổi sể tre luồng, bệnh tua mực quế, bệnh sọc tím tre luồng,… đã uy hiếp nghiêm trọng hàng nghìn ha rừng và ảnh hưởng đến sản xuất lâm nghiệp ở nước ta.

Nhiệt độ tăng, độ ẩm cao, mưa nhiều, gió mạnh, đất đai suy thoái,... tạo điều kiện thuận lợi cho các loài sâu bệnh, côn trùng hại rừng sinh trưởng, phát triển và lây lan thành dịch bệnh rất nguy hiểm, tàn phá nhiều khu rừng rộng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái rừng ở Việt Nam, đặc biệt là rừng trồng. BĐKH tạo điều kiện cho sâu róm thông phát dịch nhiều hơn ở các vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên. Nguy cơ sâu róm thông sẽ tăng so với năm 2000, khoảng 13% vào năm 2050 và đặc biệt vào năm 2100 nguy cơ phát triển sâu róm thông tăng khoảng 31%; sâu đục ngọn thông có khả năng phát dịch nhiều hơn ở các vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ; châu chấu tre luồng có khả năng phát dịch nhiều nhất ở các vùng Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ; bọ xít muỗi có khả năng phát dịch nhiều nhất ở các vùng đồng bằng Bắc Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên; mối có khả năng phát dịch nhiều ở hầu hết các vùng.

Nhận diện được những tác động của BĐKH đến tài nguyên rừng để có giải pháp bảo vệ, bởi rừng có tác dụng quan trọng thích ứng, ứng phó với BĐKH. Trong Tuyên bố của các nhà lãnh đạo Glasgow về rừng và sử dụng đất, 105 quốc gia chịu trách nhiệm về hơn 85% diện tích rừng trên thế giới đã đưa ra cam kết mang tính bước ngoặt để cùng nhau ngăn chặn và đẩy lùi nạn phá rừng và suy thoái đất vào năm 2030; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Sự kiện quan trọng này. Tuyên bố Glasgow của các nhà Lãnh đạo về rừng và sử dụng đất nhằm mục đích ngăn chặn và đảo ngược tình trạng mất rừng và suy thoái đất vào năm 2030, góp phần đạt mục tiêu giữ cho nhiệt độ toàn cầu tăng ở mức 1,50C đồng thời hỗ trợ phát triển bền vững, chuyển đổi công bằng ở khu vực nông thôn thông qua các hành động cụ thể. Nội dung chính của Tuyên bố gồm sáu lĩnh vực hành động: Bảo tồn và đẩy nhanh quá trình phục hồi rừng và các hệ sinh thái trên cạn; thực hiện các chính sách thương mại, phát triển, sản xuất và tiêu dùng hàng hóa bền vững không làm mất rừng và suy thoái đất; giảm thiểu tình trạng dễ bị tổn thương của rừng và đất, tăng cường khả năng phục hồi và nâng cao sinh kế thông qua trao quyền cho cộng đồng, củng cố hệ thống sở hữu đất, phát triển nông nghiệp bền vững, có lợi nhuận và công nhận tính đa giá trị của rừng; thực hiện và nếu cần thiết, điều chỉnh các chính sách và chương trình khuyến khích nông nghiệp bền vững, thúc đẩy an ninh lương thực và tránh gây hại cho môi trường; khẳng định lại các cam kết tài chính quốc tế, tăng đóng góp tài chính từ nhiều nguồn khác nhau để phát triển nông nghiệp và quản lý rừng bền vững, bảo tồn và phục hồi rừng, hỗ trợ cho người dân và cộng đồng địa phương; tạo điều kiện thuận lợi liên kết thị trường vốn với thực hiện Thỏa thuận Paris và các mục tiêu quốc tế nhằm đảo ngược tình trạng mất và suy thoái rừng; có chính sách mạnh mẽ đẩy nhanh quá trình phục hồi và cải thiện rừng, sử dụng đất bền vững, đa dạng sinh học và hoàn thành các mục tiêu về khí hậu. Các quốc gia tham gia Tuyên bố sẽ cùng nỗ lực thực hiện sáu lĩnh vực hành động trên. Tuy nhiên, mỗi quốc gia có thể lựa chọn lĩnh vực hành động phù hợp với bối cảnh cụ thể của mỗi quốc gia.

HOÀNG TRỌNG DŨNG

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

(WIP) - Rừng ngập mặn không chỉ là nơi cư trú mà còn là nơi cung cấp nguồn dinh dưỡng, hỗ trợ cho sự tồn tại và phát triển phong phú của các quần thể sinh vật cửa sông ven biển, đồng thời là nơi duy trì đa dạng sinh học cho biển.

Tầm quan trọng của rừng ngập mặn đối với môi trường sinh thái đã được các nhà khoa học  khẳng định từ lâu. Đặc biệt trong tương lai, rừng ngập mặn còn là cứu cánh của con người trong việc ứng phó với sự biến đổi khí hậu, khi mực nước biển dâng cao. So với các tỉnh miền Tây Nam bộ, diện tích rừng ngập mặn của Quảng Ngãi không nhiều nhưng nó có một vai trò quan trọng đối việc bảo vệ môi trường ven biển. Mặc dù vậy, nhưng lâu nay rừng ngập mặn lại ít được quan tâm khôi phục, bảo vệ và phát triển. Ở Quảng Ngãi diện tích rừng ngập mặn ngày càng thu hẹp lại do sự tàn phá của con người.

Tại sao thời gian gần đây diện tích rừng ngập mặn của nước ta ngày càng bị thu hẹp

Quảng Ngãi có chiều dài bờ biển 130 km. Do đặc điểm tự nhiên nên tỷ lệ diện tích rừng ngập mặn rất ít, phần lớn rừng hiện có ở các huyện ven biển là rừng phòng hộ ven biển (trên 18.000 ha). Tuy nhiên, cả hai loại rừng này đều không được quan tâm đúng mức của chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng. Bên cạnh sự xâm hại nghiêm trọng từ việc phát triển nuôi trồng thủy sản tự phát của người dân cũng như do sự tác động tiêu cực của việc biến đổi khí hậu và nước biển dâng cao dẫn đến tình trạng sạt lở bờ biển, cửa biển và các khu dân cư ven biển ngày càng nghiêm trọng.

Khu vực bờ tràn, giáp ranh giữa xã Tịnh Hòa và Tịnh Khê (huyện Sơn Tịnh), cách đây khoảng 12 năm, quần thể động thực vật nơi đây vô cùng phong phú với loài chiếm ưu thế là cây bần. Khi nghề nuôi tôm nước lợ bắt đầu xuất hiện cũng là lúc quần thể sinh vật này bị đe dọa, tiêu diệt. Không biết bao nhiêu cây bần đã bị chặt phá để nhường chỗ cho các ao nuôi tôm,… kéo theo đó là sự biến mất của rất nhiều loài động, thực vật khác. Mất đi cây bần, có nghĩa là mất đi thức ăn tự  nhiên cho tôm, mất đi những vi sinh vật trong tự nhiên giúp tôm kháng bệnh. Cây bần bị mất đi, nghề nuôi tôm nước lợ cũng bị khốn đốn. Những năm gần đây, các hồ  tôm này cũng lại bị bỏ hoang và môi trường sinh thái nơi đây bị hủy hoại.  Bởi lẽ người ta đã không biết rằng, chính môi trường tự nhiên trước kia mới là điều kiện thuận lợi để con tôm phát triển.

Tại Quảng Ngãi, rừng ngập mặm bị tàn phá, nhường chỗ cho những đìa tôm, ao cá không phải là ít. Hiện chưa có số liệu thống kê về diện tích rừng ngập mặn đã bị tàn phá bởi chính bàn tay con người và của quá trình công nghiệp hóa.

Theo quy luật tự nhiên, thực vật ngập mặn phát triển ở nơi giao nhau giữa sông và biển, nơi thường xuyên có sự biến đổi mực nước, độ mặn cũng như môi trường theo thay đổi của thủy triều. Do đó, động thực vật ở đây đa dạng, phong phú, vừa sống được dưới nước, vừa sống được trên cạn, lại thích nghi với môi trường nước lợ. Nhiều loài cá đều trải qua một phần thời gian sinh trưởng  trong vòng đời của mình ở rừng ngập mặn. Những loài giáp xác như tôm, cua sinh ra ở biển khơi, ấu trùng của chúng được dòng chảy trong đại dương đưa chúng vào rừng ngập mặn, nơi đây chúng sinh trưởng đến lúc sinh sản chúng lại di cư trở lại ở vùng nước sâu để đẻ. Nhiều loài chim đến rừng ngập mặn theo mùa để kiếm ăn hoặc trú ẩn và có thể hình thành các đàn lớn. Mất đi rừng ngập mặn cũng đồng nghĩa với việc mất đi nguồn sống của bà con ngư dân đánh bắt hải sản ven bờ.

Bên cạnh các giá trị về đa dạng sinh học, rừng ngập mặn còn đóng vai trò quan trọng trong việc điều hoà khí hậu, hạn chế bão lũ, triều cường.  Rừng ngập mặn có khả năng hạn chế xâm nhập mặn và bảo vệ nước ngầm. Hệ rễ cây chằng chịt trên mặt đất làm giảm cường độ của sóng nên hạn chế dòng chảy vào nội địa khi triều cường. Khi mực nước biển dâng cao, chúng ta phải đối diện với nguy cơ mất đất ở, đất sản xuất, đồng thời nước ngầm cũng sẽ bị nhiễm mặn. Trong khi đó, rừng ngập mặn lại có khả năng giữ và cố định vật chất lơ lửng, phù sa, từ đó sẽ tạo nên một vùng đất mới. Nhờ có hệ rễ dày đặc trên mặt đất, cây rừng ngập mặn còn góp phần vào việc giảm tốc độ dòng chảy của thuỷ triều, giảm sự xói lở do sóng biển gây ra. Hạt nảy mầm khi còn ở trên cây, mầm rơi xuống nước và trôi đến chỗ cạn, nếu gặp điều kiện thuận lợi cho hệ rễ phát triển thì nơi đó bắt đầu cho sự hình thành một hòn đảo mới. Nhờ cây con, quả, hạt  có khả năng sống dài ngày trong nước cho nên cây ngập mặn có thể phát tán rộng vào đất liền. Nước biển dâng đến đâu thì cây mọc đến đó.

Có thể thấy những lợi ích, hiệu quả mà rừng ngập mặn mang lại. Rừng ngập mặn có thể được xem như “vị cứu tinh” của con người khi mực nước biển dâng cao. Song những diễn biến phức tạp, khó lường của thiên tai, nhiệt độ trái đất đang ấm dần lên, mực nước biển dâng lên ngày càng cao,...vấn đề đặt ra là hiện nay là làm thế nào để bảo vệ, khôi phục và trồng lại những khu rừng ngập mặn đã bị tàn phá, tiếp tục mở rộng diện tích trồng rừng mới vẫn đang là bài toán khó. Vì lợi ích kinh tế, vì kế sinh nhai, rừng vẫn có thể bị chặt phá nếu không được trông coi, giám sát chặt chẽ.

Theo ông Nguyễn Quốc Tân- Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Quảng Ngãi, Tuy vai trò của rừng ngập mặn đã được khẳng định từ lâu nhưng thực tế, chúng ta vẫn chưa quan tâm nhiều đến rừng ngập mặn. Trước kia có bao nhiêu, mất bao nhiêu thì cũng chưa có thống kê cụ thể. Còn hay mất gì thì cũng không ai quan tâm. Quảng Ngãi cũng là một trong những địa phương sẽ chịu hậu quản nặng nề do sự biến đối khí hậu. Và  rừng ngập mặn  đóng vai trò lớn giúp chúng ta chống chọi với vấn nạn này. Từ trước đến nay, chúng chỉ đề cập đến rừng ngập mặn  về tính ta dạng sinh học chứ ít nói đến vấn đề này. Đặc tính của rừng ngập mặn là hướng ra biển, do đó, chúng sẽ là một bức tường thành vững chắc bảo vệ con người.

Đề án “Khôi phục và phát triển rừng ngập mặn ven biển, giai đoạn 2008-2015” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, với mục tiêu thiết lập hệ thống rừng ngập mặn để phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường một cách ổn định. Trong giai đoạn đầu, sẽ trồng và nâng cao chất lượng rừng với diện tích trên 32.800 ha, trồng thêm hơn 97.500 ha, nâng tổng diện tích rừng ngập mặn cả nước lên trên 307.200 ha vào năm 2015.

Tại Hội nghị quốc gia “Khôi phục và phát triển rừng ngập mặn Việt Nam nhằm giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu” tổ chức tại TP Hồ Chí Mịnh vào tháng 11/2008, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT phát biểu: “Với bờ biển dài và những đồng bằng dài có nhiều sông ngòi, Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu”. Hơn 1/3 dân số và khoảng 16% diện tích đất sẽ bị ảnh hưởng nếu mực nước biển dâng cao. Hàng trăm loài động thực vật sẽ bị đe doạ tuyệt chủng bởi sự suy giảm các dải san hô ngầm hay sự thu hẹp các khu rừng ngập mặn.

Mới đây (ngày 30/11/2010), trong cuộc họp liên quan đến dự án Phục hồi và phát triển rừng ngập mặn ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2011-2015, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trương Ngọc Nhi đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp cùng các huyện ven biển và huyện đảo L‎‎ý Sơn khẩn trương rà soát diện tích có khả năng phục hồi và phát triển rừng ngập mặn hiện có để lập dự án triển khai thực hiện, với diện tích ít nhất từ 500-600 ha.

Việc khôi phục và phát triển rừng ngập mặn ở Quảng Ngãi là vấn đề hết sức cấp thiết và bảo vệ môi trường ven biển bền vững. Tuy nhiên, việc khôi phục và trồng lại những khu rừng ngập mặn là vô cùng khó khăn, tốn kém. Nhưng với quyết tâm cao, những khó khăn trở ngại từ nhận thức của người dân đến công tác chỉ đạo, triển khai, tuyên truyền, vận động trồng và bảo vệ rừng sẽ được tháo gỡ và dự án sẽ phát huy tác dụng nhiều mặt,  đặc biệt là phòng ngừa thảm họa thiên tai.

Trích nguồn: www.agroviet.gov.vn


Page 2

(WIP) - Hàng ngày, 3 tỷ tách trà đượctiêu thụ trên toàn thế giới và đã thải ra một lượng chất thải rất lớn vào môi trường. Lá trà có chứa nhiều các phân tử độc hại. Mặc dù, có nghiên cứu cho thấy chất thải của nó có các chất độc gần như chất độc có trong lá trà khi còn xanh nhưng chưa có nghiên cứu nào chất thải này cho quản lý phòng trừ kiến.

Tại sao thời gian gần đây diện tích rừng ngập mặn của nước ta ngày càng bị thu hẹp

Các nghiên cứu này đã được thực hiện để tìm hiểu tác động của trà và bã trà đến ba loài kiến:kiến điên đen (BCA) Paratrechina longicornis Latreille, kiến điên vàng (YCA) Anoplolepis gracilipes Smith, và kiến thợ dệt (WA) Oecophylla smaragdina Fabricius. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả dịch chiết xuất từ lá trà tươi (FTE) và và từ bã trà (UTE) đều gây bất lợi cho những loài kiến thử nghiệm. FTE là dung dịch độc nhất và loài kiến điên đen dễ bị tổn thương nhất. Chất chiết xuất này không hạn chế sự tìm kiếm và khai thác thức ăn của những loài kiến này. Các kết quả còn cho thấy thức ăn bổ sung một trong các dịch chiết xuất trên hấp dẫn loại thức ăn không bổ sung dịch chiết xuất ở cả ba loài kiến thử nghiệm. Những bằng chứng này cho thấy tiềm năng của việc sử dụng lá trà cũng như chất thải của nó để kiểm soát kiến, một giải pháp hiệu quả, chi phí thấp và thân thiện với môi trường.

Người dịch: ThS. Nguyễn Thị My

Phòng thí nghiệm Sinh hóa và Diệt trừ mối

Nguồn: Hamady Dieng, Ruzieyana Bt Mohd Zawawi, Nur Intan Saidaah Bt Mohamed Yusof, Abu Hassan Ahmad, Fatimah Abang, Idris Abd Ghani, Tomomitsu Satho, Hamdan Ahmad, Wan Fatma Zuharah, Abdul Hafiz Ab Majid, Nur Shilawati Abd. Latip,Cirilo Nolasco-Hipolito,Gabriel Tonga Noweg. Green tea and its waste attract workers of formicine ants and kill their workers-implications for pest management. Industrial Crops and Products.Volume 89, 30 October 2016, Pages 157–166.