Tại sao quân pháp xâm lược nước ta

* Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược nước ta:

_Nguyên nhân sâu xa thực dân Pháp xâm lược nước ta:

+ Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa, từ giữa thế kỉ XIX, các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược phương Đông, Việt Nam nằm trong hoàn cảnh chung đó.

+ Việt Nam có vị trí địa lý quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên, chế độ phong kiến suy yếu.

_ Nguyên nhân trực tiếp:

+ Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, chiều 31/8/1858, liên quân Pháp-Tây dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.

+ Ngày 1/9/1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta.

* Sự thất bại của thực dân Pháp xâm lược nước ta:

_ Triều đình cử Nguyễn Tri Phương làm tổng chỉ huy mặt trận Quảng Nam. Ông huy động nhân dân đắp lũy ngăn không cho quân Pháp tiến sâu vào nội địa.

_ Nhân dân ta thực hiện “vườn không nhà trống”, gây cho Pháp nhiều khó khăn.

_ Sau 5 tháng Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà. Thất bại trong kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh”, tháng 2/1859, Pháp kéo quân vào Gia Định.

[Tổng: 5 Trung bình: 3.2]

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài

Câu 1: Trang 115 – sgk lịch sử 8

  • Tại sao thực dân Pháp xâm lược nước ta?
  • Bước đầu quân Pháp đã thất bại như thế nào?

Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược nước ta đó là:

  • Nguyên nhân sâu xa:  Chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh dẫn đến nhu cầu tìm kiếm thị trường, nguyên liệu…của các nước. Trong khi phương Đông là nơi có thị trường rộng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến già cỗi.
  • Nguyên nhân trực tiếp : Sau nhiều lần khiêu khích, Pháp lấy cớ bảo vệ đạo Giatô, đem quân xâm lược nước ta.

Những thất bại ban đầu của thực dân Pháp là:

  • Ý định của Pháp là đưa quân vào đánh Đà Nẵng, chiếm xong Đà Năng sẽ đưa quân kéo thẳng ra Huế, buộc nhà Nguyễn đầu hàng. Tuy nhiên, khi xâm lược nước ta, dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương , quân ta chống trả quyết liệt làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh của Pháp. Sau 5 tháng chúng chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà.


Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873 (P2)

Từ khóa tìm kiếm Google: nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược nước ta, thực dân pháp xâm lược nước ta, trả lời câu hỏi bài 24 lịch sử 8, pháp thất bại bước đầu ở nước ta, pháp đã thất bại bước đầu ở nước ta như thế nào?

Ngày 1-9-1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha gồm 16 tàu chiến được trang bị vũ khí thuộc loại hiện đại nhất, các khẩu đại bác đều là loại có sức công phá lớn và khả năng sát thương cao, mở đầu cuộc tấn công vào Đà Nẵng. Chỉ trong ngày đầu nổ súng, hầu hết những đồn phòng thủ của ta ở phía đông sông Hàn đều bị hạ. Sáng hôm sau (2-9-1858), địch tiếp tục pháo kích tấn công thành Điện Hải và đổ quân đánh chiếm khu vực phía tây. Lực lượng quân triều đình vừa đánh, vừa lui dần, lập phòng tuyến phía tây nam Hòa Vang để ngăn địch. Diễn biến của trận đánh cho thấy địch không thể phát huy được sức mạnh của binh khí kỹ thuật để tấn công ồ ạt, mà đã bị chặn ngay ở cửa biển Đà Nẵng. Đây là kết quả của sức kháng cự quyết liệt của lực lượng đồn trú dưới sự chỉ huy của một triều đình lúc đó còn toàn vẹn sinh lực, với quyết tâm cao và khối đoàn kết toàn dân. Ngoài quân chủ lực thuộc triều đình, còn có sự tham gia của lực lượng biền binh và dân binh sở tại.

 

 Liên quân tấn công Đà Nẵng năm 1858

Sau khi Tổng đốc Lê Đình Lý bị trúng đạn trọng thương, rồi hy sinh, Tự Đức đã cử Thống chế Chu Phúc Minh lên làm Tổng đốc quân vụ thay Lê Đình Lý. Sau đó, Tự Đức điều Nguyễn Tri Phương, võ tướng số một của ta, đang làm Kinh lược sứ Nam Kỳ ra chỉ huy mặt trận Đà Nẵng, thay cho Chu Phúc Minh. Là một võ quan có tài thao lược, ngay từ đầu Nguyễn Tri Phương đã đánh giá tình hình một cách đúng đắn và đề ra một phương lược phòng thủ và đánh địch năng động, thích hợp. Ông chủ trương không tiến công địch chính diện để tránh sức mạnh hỏa lực của địch, mà bao vây chặn địch ngoài mé biển, tăng cường phục kích địch, không cho chúng tiếp xúc với dân, thực hiện “vườn không, nhà trống”, cô lập và triệt đường tiếp tế, cung cấp lương thực tại chỗ.

Cho đến hết năm 1858, quân địch vẫn không sao mở rộng được địa bàn chiếm đóng, phá vỡ thế phòng thủ của ta, để thực hiện chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh.

 Thành Điện Hải sau những đợt oanh tạc bằng đại bác vào sáng 1-9-1858 - Ảnh tư liệu

Tiến thoái đều không được, Rigault de Genouilly, lúc này được phong làm Đô đốc, bèn quyết định chuyển hướng tấn công vào Gia Định. Đầu tháng 2-1859, quân Pháp chỉ để lại ở Đà Nẵng một lực lượng chiếm đóng gồm một đại đội và vài chiếc chiến hạm nhỏ do đại tá Toyou chỉ huy. Tương quan lực lượng tại Đà Nẵng lúc này đã thay đổi, tạo thế thuận lợi cho ta. Lại thêm yếu tố thời tiết và khí hậu khắc nghiệt ở nơi đây làm cho quân địch khốn đốn, gần như bị tước mất sức chiến đấu. Một chỉ huy quân Pháp ở đây đã thú nhận: “trên mảnh đất nóng cháy này, các binh sĩ của ta gục ngã, cầm không nổi khí giới”. Những toán viện binh sau đó cũng bị tiếp tục hao mòn vì bệnh dịch và khí hậu oi bức, cộng thêm sự căng thẳng thần kinh do các cuộc tập kích hàng đêm vào các cứ điểm của quân triều đình và dân binh.

Kết cục, sau 18 tháng đánh chiếm Đà Nẵng (từ 1-9-1858 đến 23-3-1860), Page - thiếu tướng Tổng chỉ huy liên quân Pháp - Tây Ban Nha - được lệnh của Chính phủ Pháp rút hết quân ra khỏi Đà Nẵng để đưa sang hỗ trợ cho chiến trường Trung Quốc. Trước khi rút quân, Page ra lệnh đốt hết các đồn trại ở Sơn Trà, An Hải, Điện Hải, Trà Úc và đành phải để lại một nghĩa địa và hàng trăm nấm mồ quân xâm lược nằm rải rác trên bán đảo Sơn Trà. Đây là nghĩa địa quân xâm lược duy nhất còn tồn tại đến ngày nay ở nước ta.

Có thể coi đây là thắng lợi lớn và duy nhất của quân và dân ta ở mặt trận Đà Nẵng trong hơn một phần tư thế kỷ chống xâm lược từ 1858 đến 1884.

Cuối thể kỉ XIX, Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Vậy tại sao thực dân Pháp xâm lược nước ta? Cùng GiaiNgo tìm hiểu nguyên nhân!

Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tại bán đảo Sơn Trà, chính thức bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta. Vậy tại sao thực dân Pháp xâm lược nước ta? Quân dân ta đã làm gì trước để chống lại quân đội Pháp? Mời quý độc giả cùng theo dõi bài phân tích sau của GiaiNgo!

Tại sao thực dân Pháp xâm lược nước ta? Nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam

Thực dân Pháp xâm lược nước ta vì muốn chiếm đánh nước ta, biến Việt Nam thành một nước thuộc địa của chúng. Pháp là một trong những nước chủ nghĩa tư bản hiếu chiến. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Pháp thời bấy giờ đòi hỏi phải có thuộc địa để khai thác và bóc lột.

Từ giữa thế kỉ XIX, thực dân Pháp cùng với các nước tư bản phương Tây ráo riết chạy đua trong cuộc chiến tranh giành thị trường thuộc địa. Trong đó, khu vực Đông và Đông Nam Á là miếng mồi ngon béo bở. Việt Nam cũng nằm trong số đó.

Nước ta với một vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng (phía đông bán đảo Đông Dương), giàu tài nguyên, khoáng sản. Nguồn nhân công đông, rẻ mạt, rất thích hợp để vơ vét tài nguyên thiên nhiên và bóc lột sức lao động. Đặc biệt, lúc bấy giờ chế độ phong kiến Việt Nam cũng đang trong tình trạng suy yếu. Đó chính là những nguyên nhân sâu xa khiến cho thực dân Pháp thôn tính nước ta.

Và để châm ngòi chiến tranh, Pháp cần một lí do thích hợp. Vào chiều 31/8/1858, lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, liên quân Pháp – Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. Âm mưu của Pháp là chiếm xong Đà Nẵng sẽ tiến quân ra Huế, buộc nhà Nguyễn phải đầu hàng.

Ngày 1/9/1858, thực dân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta. Quân và dân ta đã anh dũng kháng chiến chống trả lại Pháp.

Bài viết liên quan:

Tại sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên?

Thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên vì nơi đây có một vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, địa thế thuận lợi và người dân ở đây theo đạo Thiên Chúa giáo rất đông. Pháp muốn đánh chiếm một căn cứ quan trọng để làm bàn đạp tấn công kinh thành Huế, buộc triều Nguyễn phải đầu hàng, kết thúc nhanh cuộc chiến tranh xâm lược của chúng đối với nước ta.

Vị trí chiến lược quan trọng 

Đà Nẵng lúc bấy giờ là một địa phận của tỉnh Quảng Nam. Phía bắc giáp với tỉnh kinh thành Huế, phía đông giáp với biển Đông. Phía nam là những vùng đất màu mỡ và có vựa lúa lớn nhất nước ta. Phía Tây lại có thể làm căn cứ đánh sang Lào.

Địa thế thuận lợi

Được xem là “cổ họng” của kinh thành Huế khi Đà Nẵng chỉ cách Huế khoảng 100 ki-lô-mét. Nếu đánh chiếm được Đà Nẵng, chỉ cần vượt qua đèo Hải Vân có thể tấn công được thủ phủ của triều đình phong kiến nhà Nguyễn. Đặc biệt nhất là Đà Nẵng có cảng nước sâu, rộng. Tàu chiến có thể dễ dàng ra vào cửa biển.

Lợi dụng tôn giáo

Đà Nẵng hồi đó có nhiều người dân theo đạo Thiên Chúa giáo. Lợi dụng điều này, Pháp có thể dễ dàng cài cắm nhiều giáo sĩ, gián điệp đội lốt thầy tu, con buôn,… hoạt động ở đây trước. Bọn chúng trở thành người đi tiên phong, vạch đường cho quân đội Pháp xâm lược nước ta.

Vì thế, Đà Nẵng chính là là con đường nhanh nhất, ít hao tốn nhân, vật lực nhất của Pháp. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi để Pháp tiến hành âm mưu xâm lược của mình.

Bước đầu quân Pháp đã bị thất bại như thế nào?

Ngày 1/9/1858, thực dân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta. Tuy nhiên, gặp phải sự chống trả anh dũng của quân dân ta, bước đầu quân Pháp đã nhận phải thất bại.

Khi Pháp kéo quân đánh chiếm nước ta, triều đình đã cử Nguyễn Tri Phương làm tổng chỉ huy. Ông huy động nhân dân đắp lũy ngăn không cho quân Pháp tiến sâu vào nội địa. Đồng thời, nhân dân ta thực hiện chủ trương “vườn không nhà trống”, gây ra nhiều bất lợi cho quân đội Pháp.

Sau năm tháng chiến đấu, quân Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng). Kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp thất bại. Tháng 2/1859, Pháp kéo quân vào tấn công Gia Định.

Nội dung cơ bản của Hiệp ước 5/6/1862

Ngày 5/6/1862, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất bao gồm những nội dung cơ bản sau:

  • Thừa nhận cho Pháp cai quản ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn.
  • Mở ba cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào buôn bán.
  • Cho phép người Pháp và người Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây.
  • Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 280 vạn lạng bạc.
  • Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình Huế với điều kiện triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến.

Nhân dân ta đã anh dũng kháng chiến chống Pháp như thế nào?

Khi quân Pháp tiến đánh nước ta, nhân dân ta đã anh dũng kháng chiến chống Pháp, quyết không để đất nước rơi vào tay giặc.

Tại Đà Nẵng, nhiều toán nghĩa binh nổi lên phối hợp chặt chẽ với quân triều đình để chống lại quân đội Pháp. Tại Gia Định, phong trào kháng chiến của nhân dân càng sôi nổi.

Ngày 10/12/1861, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét-phê-răng (Hi vọng) của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông tại địa phận thôn Nhật Tảo. Đặc biệt, cuộc khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo đã làm cho phe địch phải lao đao, khốn đốn.

Được nhân dân tôn làm Bình Tây đại nguyên soái, Trương Định không những không hạ vũ khí theo lệnh của triều đình mà còn hoạt động ngày càng mạnh mẽ. Nghĩa quân hoạt động rất đông đảo.

  • Để dẹp ta cuộc khởi nghĩa, tháng 2/1863, thực dân Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào căn cứ Tân Hòa (Gò Công).
  • Sau khi Trương Định chết, Trương Quyền là con trai Trương Định cùng một bộ phận nghĩa quân chia thành các nhóm nhỏ tiếp tục đi xây dựng căn cứ khác.

Như vậy, có thể thấy dù triều đình Huế đã thỏa hiệp với Pháp, nhân dân ta vẫn anh dũng kháng chiến chống lại thực dân Pháp xâm lược.

Thực dân Pháp đô hộ Việt Nam bao nhiêu năm?

Thời kì thực dân Pháp đô hộ Việt Nam hay còn gọi là Pháp thuộc. Theo lịch sử ghi nhận, thực dân Pháp lần đầu nổ súng xâm lược nước ta năm 1858 và chính thức rút khỏi nước ta vào năm 1954.

Pháp thuộc là một giai đoạn trong lịch sử Việt Nam kéo dài 61 năm. Bắt đầu từ năm 1884 khi Pháp ép triều đình Huế kí Hòa ước Giáp Thân cho đến năm 1945 khi Pháp mất quyền cai trị ở Đông Dương.

Tuy nhiên, có tài liệu khác lại cho rằng thời kì Pháp thuộc được tính từ năm 1867 (kéo dài gần 80 năm), khi sáu tỉnh Nam Kỳ bị nhà Nguyễn cắt nhượng cho Pháp, trở thành lãnh thổ đầu tiên Pháp chiếm được trong quá trình Pháp xâm lược nước ta.

Trong thời kỳ này, Pháp cai trị cả ba nước Đông Dương là Việt Nam, Lào và Campuchia. Phải đến tháng 9/1945, nước ta mới lấy lại được nền độc lập dân chủ.

Tháng 9/1945, Pháp đem quân trở lại Việt Nam. Và sau chín năm kháng chiến trường kì, Pháp nhận thất bại và buộc phải công nhận nền độc lập của Việt Nam.

Như vậy, thời gian thực dân Pháp đô hộ Việt Nam được tính vẫn còn nhiều tranh cãi, tùy theo từng tài liệu nghiên cứu lịch sử.

Qua bài phân tích trên, bạn đọc đã biết được nguyên nhân tại sao thực dân Pháp xâm lược nước ta. Hi vọng GiaiNgo đã đem đến cho bạn những kiến thức lịch sử hay và bổ ích. Đừng quên để lại nhận xét cho chúng tôi nhé!

Video liên quan

Chủ đề