Tại sao nói văn hoá soi đường cho quốc dân

  • Phát huy sức mạnh mềm của văn hóa

Việc xây dựng văn hóa, con người Việt Nam, lấy các giá trị chân - thiện - mỹ làm cốt lõi, tuy được chú ý nhưng chậm có những sản phẩm khoa học, các tác phẩm văn học, nghệ thuật xứng tầm, đủ sức định hướng đời sống nên càng ngày càng trở nên mờ nhạt, kể cả trong nhận thức và trong chỉ đạo thực hiện. Việc thực hành lối sống có văn hóa chưa trở thành nhu cầu tự giác, tự nhiên trong đời sống xã hội.

Tại sao nói văn hoá soi đường cho quốc dân
Bác Hồ với các nghệ sĩ sau buổi biểu diễn văn nghệ Tết Kỷ Dậu, 1969. Ảnh Tư liệu.

Trong xu hướng xã hội hoá, phát triển thị trường văn hóa tạo sự đa dạng cho diện mạo văn học, nghệ thuật, rất thiếu vắng những tác phẩm sáng tạo mới có giá trị cách tân thực sự, phản ánh sâu sắc những thay đổi to lớn của xã hội trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Xu hướng thương mại hóa văn hóa, nghệ thuật, chạy theo lợi nhuận của kinh tế thị trường đã sản sinh ra nhiều sản phẩm văn hoá không phù hợp với truyền thống văn hoá của dân tộc, đã có không ít tác phẩm còn thể hiện sự dễ dãi, chiều theo thị hiếu tầm thường của một bộ phận công chúng, thậm chí độc hại, ảnh hưởng tiêu cực đến thị hiếu, lối sống của một phần không nhỏ người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Qua mấy chục năm đổi mới, tiếp cận với kinh tế thị trường và làn sóng toàn cầu hóa, nhiều thói hư tật xấu trong văn hóa của người Việt chẳng những vẫn chưa được khắc phục mà còn nổi cộm thành những vấn đề cản trở sự phát triển. Đụng đến bất kỳ lĩnh vực nào chúng ta đều thấy có vấn đề bất cậpđặc biệt chính sách văn hóa chưa theo kịp với thực tế; lễ hội văn hóa nhưng ít văn hóa. Các sinh hoạt văn hóa của đồng bào dân tộc và miền núi còn chưa được coi trọng, chưa phát huy được thế mạnh bản sắc riêng về văn hóa. Việc tiếp cận và hưởng thụ văn hóa ở vùng sâu, vùng xa còn nghèo nàn, đơn điệu; sự chênh lệch khoảng cách với khu vực đô thị và các khu vực khác vẫn chậm được thu hẹp… là những vấn đề ''nóng'' của bản thân văn hóa Việt Nam.

Hạn chế lớn nhất trong xây dựng văn hóa, con người Việt Nam trong những năm vừa qua là sự suy thoái về tư tưởng, xuống cấp về đạo đức, tha hóa về lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên có xu hướng ngày càng phổ biến, đã gây bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng đến niềm tin của người dân đối với những chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước.

Văn hóa Việt Nam hiện nay mang trong nó một số hạn chế, khiếm khuyết, cần phải được chủ động nhận diện và kiên quyết thay đổi để phù hợp với tiến trình đi lên của đất nước. Ngày 24-11-2021, Ban Bí thư Trung ương Đảng sẽ chủ trì tổ chức Hội nghị Văn hoá toàn quốc bằng hình thức trực tuyến đến 63 tỉnh, thành và một số bộ, ngành, nhằm đánh giá việc triển khai đường lối, chủ trương của Đảng về công tác văn hóa, văn nghệ thời gian qua, từ đó thống nhất phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác văn hóa, văn nghệ trong giai đoạn 2021-2026, tầm nhìn đến năm 2045.

Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần này được tổ chức vào thời điểm cả nước đang khẩn trương triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Nghị quyết nhấn mạnh một trong những đột phá chiến lược giai đoạn 2021-2030 là "Phát huy giá trị văn hoá, sức mạnh con người Việt Nam; khơi dậy mạnh mẽ khát vọng phát triển của dân tộc, tinh thần yêu nước, tự hào, ý chí tự cường và lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết, đồng thuận xã hội''. Để phát triển đất nước không chỉ là tăng trưởng kinh tế bằng mọi cách, mà phải đi song hành giữa chính trị, kinh tế và văn hóa.

Sau Hội nghị này, chắc chắn các quan điểm chỉ đạo, định hướng lớn cũng như các ý kiến tâm huyết sẽ được nhanh chóng thể chế hóa, giúp giải quyết những vấn đề thực tiễn trong phát triển văn hóa, con người Việt Nam, để văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Chúng ta có có quyền tin tưởng vào điều đó, bởi văn hóa Việt Nam được xác lập từ lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Sự phát triển của xã hội Việt Nam hiện đại dù biến động theo phương thức nào vẫn chắc chắn sẽ đi theo quỹ đạo của một xã hội tiến bộ, dân chủ, công bằng, văn minh, với những con người nhân văn, thông minh, có đủ sức mạnh và trí tuệ xây dựng đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Nói như Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Văn hoá phải soi đường cho quốc dân đi".

Cù Tất Dũng

Thứ Hai, ngày 23 tháng 5 năm 2022

Bài 2: Để văn hóa giữ vai trò, vị trí “soi đường cho quốc dân đi”

Tại sao nói văn hoá soi đường cho quốc dân
Tại sao nói văn hoá soi đường cho quốc dân

Cập nhật: 12:12 23-11-2021

Tại sao nói văn hoá soi đường cho quốc dân
Cần nhận thức đầy đủ hơn, chuẩn mực hơn về hệ giá trị văn hóa, con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ảnh minh họa (Ảnh: Phú Thọ)

(Thanhuytphcm.vn) - Từ những hạn chế, yếu kém trong lĩnh vực văn hóa, xin nêu một số điểm để góp phần tìm kiếm những định hướng và giải pháp chủ yếu tiếp tục xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

- Nhận thức đầy đủ, toàn diện, bao quát hơn về bản chất, phạm vi, vai trò vị trí, tính chất của văn hóa và văn hóa Việt Nam. Vai trò “soi đường” của văn hóa đối với sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thể hiện ở tầm hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội dựa trên nguồn lực văn hóa mà hạt nhân là nguồn lực con người bao hàm cả thể lực, trí lực, đạo đức con người Việt Nam. Vấn đề xây dựng văn hóa trong điều kiện hội nhập quốc tế không chỉ là một mảng hoạt động đối ngoại, là cầu nối tâm linh giữa các quốc gia, các dân tộc mà còn là sự giao lưu giữa trái tim con người, để tâm tư tình cảm con người hòa lẫn vào nhau mang tính nhân quần. Đồng thời cần nhận thức đầy đủ hơn, chuẩn mực hơn về hệ giá trị văn hóa, con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Vấn đề quan trọng là “chuyển” những nhận thức cơ bản trên đây vào lý trí, tình cảm và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức, toàn xã hội, coi văn hóa vừa “soi đường cho quốc dân đi” vừa làm nền cho việc xác định mô hình phát triển; điều hành, điều tiết quản lý quá trình phát triển. Làm sao để các dự án đầu tư phát triển cụ thể đến mô hình phát triển hàm chứa nhiều lượng giá trị văn hóa cao sẽ tạo nên khả năng đạt hiệu quả cao, bảo đảm phát triển bền vững.

- Thực hiện có hiệu quả khâu đột phá là xây dựng văn hóa chính trị - văn hóa lãnh đạo và quản lý, văn hóa trong Đảng, trong cơ quan nhà nước và các đoàn thể. Đảng ta là đội tiên phong của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc, cho nên xây dựng văn hóa trong Đảng là xây dựng văn hóa ở bộ phận tiêu biểu nhất, ưu tú nhất, là loại hình cao nhất trong các loại hình văn hóa, Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, lãnh đạo xã hội nên xây dựng văn hóa trong Đảng sẽ tạo điều kiện bảo đảm cho văn hóa “soi đường cho quốc dân đi”. Mặt khác sẽ tạo ra nhiều gương sáng để nhân dân “chọn mặt gửi vàng”. Đảng vững, trong sạch thì dân tin. Được dân tin thì có tất cả!

Tại sao nói văn hoá soi đường cho quốc dân
Cần nhận thức đầy đủ hơn, chuẩn mực hơn về hệ giá trị văn hóa, con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ảnh minh họa (Ảnh chụp khi chưa có dịch Covid-19)

Trong tình hình hiện nay, xây dựng văn hóa lãnh đạo, quản lý, cụ thể là xây dựng văn hóa trong Đảng và trong cơ quan Nhà nước cần hướng vào góp phần thúc đẩy quá trình đổi mới, tự chỉnh đốn Đảng, tăng cường tính tiên phong, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tầm trí tuệ cao, có phẩm chất đạo đức trong sáng, luôn gắn bó máu thịt với nhân dân, luôn có tinh thần phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy. Trước hết phải kiên quyết khắc phục cho được “tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên”, nhất là đảng viên giữ vai trò lãnh đạo. Phải tuân thủ lời dạy của Bác Hồ “phải giữ chủ nghĩa cho vững”, không ngừng củng cố niềm tin vào con đường Bác Hồ và nhân dân ta đã chọn.

Hạt nhân cơ bản của văn hóa trong Đảng, chính quyền là đạo đức, bởi đó vừa là gốc vừa là biểu hiện quan trọng nhất của văn hóa, của nhân cách con người. Do vậy, xây dựng đạo đức Hồ Chí Minh cho toàn Đảng, toàn hệ thống chính trị cần phải được thực hiện trước tiên, sẽ có tác động dẫn đường chỉ lối cho sự nghiệp xây dựng văn hóa, con người Việt Nam. Nhiều học giả trong và ngoài nước đã nhận định: Đường lối chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh thấm đượm tinh thần văn hóa mà hạt nhân là đạo đức cách mạng. Từ tác phẩm “Đường Kách Mệnh” (1927) đến “Sửa đổi lối làm việc” (1947), rồi Di chúc của Người, Bác Hồ đều nói nhiều về đạo đức, xây dựng văn hóa trong Đảng để Đảng ta thực sự là Đảng Việt Nam, là con nòi của giai cấp, của dân tộc, đảng viên là người đầy tớ của nhân dân. Vậy mà sao lại có tình trạng như hiện nay “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống…”. Phải chăng lòng dạ không trong sáng nữa, đã sa vào “chủ nghĩa cá nhân” như Bác Hồ đã nói. Do vậy phải có quyết tâm chính trị cao mới bài trừ dần tình trạng đó, từ đó mới vực văn hóa lên được.

- Văn hóa là sản phẩm hoạt động có định hướng của con người. Cho nên xây dựng văn hóa trong Đảng, trong cơ quan Nhà nước phải xây dựng con người mà trước hết là cán bộ, cái gốc của mọi vấn đề. Phải giáo dục, nâng cao đạo đức cách mạng, đề cao danh dự của người cán bộ, coi “chạy chức”, “mua quan bán chức”, mua bằng cấp, dối trá, thu vén cá nhân, cục bộ… là sự suy thoái trầm trọng, là cơ hội, bất tài, vô liêm sỉ. Phải làm cho mọi người biết xấu hổ, nhục nhã, không còn danh dự khi mang tiền đi xin chức vụ, xin cơ cấu, xin bằng cấp, huân chương, ngửa tay đón nhận những cái không phải do mình làm ra. Người trọng danh dự không ai đi ăn xin!

Văn hóa Việt Nam là thành quả của hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước kiên cường, bất khuất, đầy gian khổ, hy sinh. Đó là sự nghiệp vẻ vang của dân tộc Việt Nam. “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta và non sông đất nước ta”. Rõ ràng, Hồ Chí Minh là tượng trưng cho tinh hoa của dân tộc Việt Nam, cho ý chí kiên cường, bất khuất của nhân dân Việt Nam hàng ngàn năm lịch sử, nên có thể suy nghĩ “Văn hóa Hồ Chí Minh” vừa là kết tinh của văn hóa Việt Nam, vừa làm rạng rỡ hơn, sâu sắc hơn văn hóa dân tộc ta. Văn hóa Hồ Chí Minh có nội hàm phong phú, từ triết lý đến những nội dung cụ thể, được thể hiện trên nhiều lĩnh vực qua những hình thức đa dạng, cả từ trong văn bản, tác phẩm của Người và quan trọng hơn là từ toàn bộ cuộc đời liên tục đấu tranh không mệt mỏi của người anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hóa kiệt xuất. Triết lý tư tưởng và thực tiễn cuộc đời của Bác Hồ về chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo, nhân văn, lòng khoan dung, vị tha, nhân hậu, phép ứng xử, ý chí kiên cường, liêm chính, chí công vô tư, nếp sống giản dị, đức khiêm tốn, cầu thị… là những nội hàm cơ bản của văn hóa Hồ Chí Minh. Thiết nghĩ, nghiên cứu, thẩm thấu và thực hành thật sự văn hóa Hồ Chí Minh có ý nghĩa then chốt đối với việc gìn giữ, phát huy, sáng tạo hệ giá trị văn hóa và con người Việt Nam trong quá trình phát triển.

PGS.TS Phan Xuân Biên, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam

Tin liên quan


Ý kiến bạn đọc

Tại sao nói văn hoá soi đường cho quốc dân
Tại sao nói văn hoá soi đường cho quốc dân

Tổng lượt bình luận

Tin khác

  • [Video] Không gian văn hóa trực tuyến về Chủ tịch Hồ Chí Minh
  • Cán bộ, chiến sĩ Tàu KN - 290 tham quan TPHCM bằng xe buýt 2 tầng
  • [Video] Đọc “Búp sen xanh” để thêm yêu kính Bác Hồ
  • Chương trình đồng hành "Gia đình Việt với sinh viên Lào, Campuchia đang học tập tại TPHCM”
  • Vở kịch “Gánh hát chiều xuân” miễn phí cho công nhân
  • Ra mắt trang thông tin đặc biệt Hồ Chí Minh và tư tưởng “Lấy dân làm gốc”
  • Phát động cuộc thi giới thiệu sách về Chủ tịch Hồ Chí Minh
  • Từ “Đường cách mệnh” đến “Sửa đổi lối làm việc” - Ánh sáng xuyên thế kỷ
  • HỒ CHÍ MINH - KẾT TINH HỒN DÂN TỘC (PHẦN 2)
  • HỒ CHÍ MINH - KẾT TINH HỒN DÂN TỘC
  • Đêm nhạc hòa tấu của nghệ sĩ Piano Hungary
  • Lòng nhân ái của Bác Hồ qua những câu chuyện cảm động
  • Khánh thành công trình tranh vẽ cổ động về tình hữu nghị nhân dân Việt Nam - Cuba
  • TPHCM khai mạc chương trình “Hành trình theo chân Bác”
  • Khai mạc Lễ hội Làng Sen và Liên hoan Tuồng và Dân ca kịch toàn quốc 2022
  • Cuộc thi giới thiệu sách về Chủ tịch Hồ Chí Minh với chủ đề “Bác Hồ - Niềm tin yêu qua từng trang sách”
  • Công bố 2 công trình văn học nghệ thuật về Chủ tịch Hồ Chí Minh
  • Lễ hội Áo dài TPHCM lần thứ 8 năm 2022 góp phần lan tỏa tình yêu áo dài
  • [Video] Thành phố Thủ Đức xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh mang nét đặc trưng thành phố sáng tạo phía Đông
  • Tọa đàm Cuốn sách - cuộc đời: Thắp lửa tri thức

Chia sẻ bài viết qua Email

Bài viết:

Tại sao nói văn hoá soi đường cho quốc dân
Tại sao nói văn hoá soi đường cho quốc dân

Sai mã bảo mật!

Ý kiến bạn đọc

Tại sao nói văn hoá soi đường cho quốc dân
Tại sao nói văn hoá soi đường cho quốc dân

Thông báo