Tại sao nhân dân ta hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa tây sơn

Câu hỏi: Tại sao nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu?

Trả lời:

– Do sự mục nát của chính quyền Đàng Trong làm cho đời sống của nông dân và các tầng lớp lao động nghèo khác trở nên cùng cực. Những mâu thuẫn xã hội ở Đàng Trong ngày càng dâng cao.

– Do các hoạt động của nghĩa quân như: xóa nợ cho nông dân, bãi bỏ nhiều thứ thuế và chủ trương “lấy của người giàu chia cho người nghèo” rất hợp lòng dân.

=> Vì vậy, nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu.

Tìm hiểu thêm về cuộc khởi nghĩa Tây Sơn cùng Top Tài Liệu nhé!

– Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn suy yếu, mục nát.

– Số lượng quan lại tăng quá mức, việc mua quan bán tước khá phổ biến. Quan lại, cường hào đàn áp bóc lột nhân dân vô cùng dã man.

– Trong khi đó, ở triều đình, tập đoàn Trương Phúc Loan lũng đoạn triều đình, nắm mọi quyền hành, khét tiếng tham nhũng.

Tại sao nhân dân ta hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa tây sơn

=>  Hậu quả:

– Nông dân mất ruộng đất, nộp nhiều thứ thuế, nộp lâm thổ sản quý, đời sống cực khổ.

– Mâu thuẫn giữa các tầng lớp xã hội đối với chính quyền họ Nguyễn ngày càng dâng cao, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra.

– Đây là cuộc chiến tranh giai cấp quyết liệt nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam. Ngay từ đầu, nghĩa quân đã lấy khẩu hiệu “lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo” để hiệu triệu và tập hợp quần chúng bị áp bức.

– Từ căn cứ Tây Sơn, nghĩa quân tiến xuống đồng bằng giải phóng các làng xã, các huyện lỵ. Bọn quan lại, cường hào, ác bá bị trừng trị. Của cải của chúng và lương thực của cải trong kho nhà nước phong kiến bị tịch thu chia cho dân nghèo. Mọi thứ thuế được tuyến bố bãi bỏ, những người bị giam cầm trong nhà ngục được giải phóng. Nhân dân các địa phương nô nức tham gia khởi nghĩa, trong đó có cả các thương nhân ở các thành thị. Một số nho sĩ tiến bộ, một số quan lại, thổ hào lớp dưới đã sớm tham gia khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa phát triển nhanh chóng với khí thế hết sức mạnh mẽ.

Tại sao nhân dân ta hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa tây sơn

Thời gian Sự kiện

Tóm tắt diễn biến chính

1773-1777

Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn

– Tháng 9/1773, quân Tây Sơn chiếm được phủ Quy Nhơn.

– Năm 1777, Tây Sơn bắt được chúa Nguyễn, chỉ còn Nguyễn Ánh chạy thoát. Chính quyền họ Nguyễn đến đây bị lật đổ.

1785

Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút

– Nguyễn Ánh cầu viện vua Xiêm.

– Tháng 1 năm 1785, Nguyễn Huệ kéo quân vào Gia Định và bố trí trận địa ở khúc sông Tiền, đoạn từ Rạch Gầm đến Xoài Mút (Châu thành- Tiền Giang) để tiêu diệt quân địch

– Nguyễn Ánh thoát chết, sang Xiêm lưu vong

1786

Hạ thành Phú Xuân, tiến quân ra Bắc Hà diệt họ Trịnh – Giữa năm 1786, Nguyễn Huệ đánh Thăng Long, chúa Trịnh bị dân bắt đem nộp cho Tây Sơn

– Chính quyền họ Trịnh sụp đổ. Nguyễn Huệ vào thành, giao chính quyền cho vua Lê rồi trở về Nam

Cuối 1786-1788

Nguyễn Hữu Chỉnh mưu phản – Nguyễn Huệ thu phục Bắc Hà Giữa năm 1788 Nguyễn Huệ tiến quân ra Thăng Long diệt Nhậm. Bè lũ Lê Chiêu Thống trốn lên Kinh Bắc (Bắc Ninh, Bắc Giang)
1789 Quang Trung đại phá quân Thanh – Lê Chiêu Thống cho người cầu cứu nhà Thanh.
– Cuối năm 1788, nhà Thanh cử Tôn Sĩ Nghị đem 29 vạn quân, chia làm 4 đạo tiến đánh nước ta.

– Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung, lập tức tiến quân ra Bắc.

– Trưa nồng 5 tết, Quang trung cùng đoàn quân Tây Sơn chiến thắng kéo vào thành Thăng Long

a. Nguyên nhân

– Nhờ ý chí đấu tranh, tinh thần yêu nước cao cả của nhân dân ta và nghĩa quân Tây Sơn.

– Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.

b. Ý nghĩa

– Lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê.

– Xóa bỏ sự chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất đất nước.

– Đánh tan quân xâm lược Xiêm – Thanh bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ tổ quốc.

– Nét độc đáo đầu tiên của phong trào nông dân Tây Sơn khi khởi phát là khẩu hiệu “Lấy của nhà giàu chia cho người nghèo”. Điều này đã chiếm được cảm tình của dân chúng. Đại đa số nông dân nước ta thời bấy giờ đã bị bần cùng hóa do nhiều chính sách áp bức, bóc lột của các quan lại phong kiến, do chiến tranh kéo dài triền miên. Những bộ tộc miền núi thời ấy cũng bị chia cắt và phân tán bởi các thế lực cường quyền, nạn buôn bán nô lệ nên họ còn sống trong đói khổ, mông muội. Anh em Nhà Tây Sơn chọn vùng miền núi phía Tây phủ Quy Nhơn (tức là toàn bộ vùng Đông Trường Sơn ngày nay) làm căn cứ địa, lấy vùng An Sơn (An Khê ngày nay) làm trung tâm đầu não để tập hợp quần hùng.

– Một nét độc đáo thứ hai mà ít có lãnh tụ cuộc khởi nghĩa nào trước đó thành công, đó là sự vận dụng binh pháp một cách tài tình, nắm chắc phần thắng mới tiến công. Thời Tây Sơn Tam kiệt ở trong hoàn cảnh tứ bề thọ địch, bên cạnh chúa Nguyễn (Đàng Trong), chúa Trịnh  (Đàng Ngoài), còn có các đội quân người Hoa, người Chiêm Thành, Chân Lạp… thường xuyên quấy phá, chưa kể những bè đảng ngấm ngầm nổi lên ở các vùng từ Bắc vào Nam; đồng thời kẻ thù ngoại bang cận kề như nhà Thanh, quân Xiêm lăm le muốn xâm chiếm nước ta. Trong ba anh em Nhà Tây Sơn thì Nguyễn Huệ là người nổi trội về tài thao lược, có nghệ thuật dụng binh như thần, ý chí quyết chiến quyết thắng, mưu lược và sáng tạo trong từng trận đánh nên ông được mệnh danh là vị tướng “bách chiến bách thắng” mà sử sách nước Việt và trên thế giới xưa nay không được mấy người. Tướng sĩ quy tụ dưới trướng ông là những người tài ba xuất chúng, trí dũng song toàn, nhiều người trong đó xuất thân từ lớp bình dân.

  • Tại sao nhân dân ta hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa tây sơn
    Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Bài 2 trang 122 Lịch Sử 7: Tại sao nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu?

Trả lời:

Quảng cáo

Nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu vì:

- Chính quyền phong kiến suy yếu, mục nát, làm cho đời sống nhân dân ngày càng cực khổ. Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt. Chính điều đó đã làm cho lòng căm thù với chính quyền họ Nguyễn ngày càng nâng cao, họ sẵn sàng đứng lên bất cứ lúc nào để đánh đổ chính quyền.

- Trước khởi nghĩa Tây Sơn đã có nhiều phong trào khởi nghĩa của nông dân đã diễn ra và huy động được đông đảo lực lượng nhân dân tham gia.

- Nghĩa quân Tây Sơn đã đề ra khẩu “lấy của người giàu chia cho người nghèo”, xóa nợ cho nông dân và bãi bỏ nhiều thứ thuế hiệu hợp với lòng dân nên dân nghe và theo nghĩa quân.

Quảng cáo

Xem thêm các bài giải bài tập sách giáo khoa Lịch sử lớp 7 ngắn nhất, hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

  • Tại sao nhân dân ta hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa tây sơn
    Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 7 có đáp án

Tại sao nhân dân ta hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa tây sơn

Tại sao nhân dân ta hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa tây sơn

Tại sao nhân dân ta hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa tây sơn

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Tại sao nhân dân ta hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa tây sơn

Tại sao nhân dân ta hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa tây sơn

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: fb.com/groups/hoctap2k9/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Các bài Giải bài tập Lịch Sử 7 ngắn nhất | Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 ngắn nhất được các Giáo viên hàng đầu biên soạn bám sát sách giáo khoa Lịch Sử lớp 7.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

bai-25-phong-trao-tay-son-1.jsp