Tại sao ngành chăn nuôi châu Phi kém phát triển

Ven vịnh Ghi-nê là nơi nổi tiếng về các cây công nghiệp:

Cà phê được trồng nhiều ở:

Châu Phi có những cây lâu năm chủ yếu:

Hình thức canh tác chủ yếu ở châu Phi là:

Chăn nuôi ở châu Phi theo hình thức:

Giá trị sản xuất công nghiệp của châu Phi chiếm:

Các nước có ngành công nghiệp tương đối phát triển là:

Hoạt động công nghiệp chính ở châu Phi là:

Các mỏ dầu mỏ và khí đốt phân bố chủ yếu:

Các hoạt động luyện kim màu, hóa chất phân bố chủ yếu:

Nguyên nhân các cây công nghiệp trồng chủ yếu ở vùng trung Phi là:

Cây Nho được trồng chủ yếu ở phần cực Bắc và cực Nam của châu Phi do:

Cộng nghiệp ở châu Phi chậm phát triển vì:

- Đại dịch AIDS,

 -Xung đột sắc tộc ,

 -Bùng nổ dân số ,

-Sự can thiệp của nước ngoài.

Đặc điểm phát triển ngành công nghiệp châu Phi:

Đặc điểm chung:

- Phần lớn các quốc gia có kinh tế lạc hậu, chuyên môn hóa phiến diện, chú trọng trồng cây công nghiệp nhiệt đới và khai thác khoáng sản để xuất khẩu..

- Một số nước tương đối phát triển là Cộng hòa Nam Phi, Li-bi, An-giê-ri, Ai Cập.

Các ngành kinh tế:

- Nông nghiệp:

+ Trồng trọt: có sự khác nhau về tỉ trọng, kĩ thuật canh tác giữa ngành trồng cây công nghiệp để xuất khẩu và ngành trồng cây lương thực .

+ Cây công nghiệp trồng trong các đồn điền .theo hướng chuyên môn hóa ,nhằm mục đích xuất khẩu .

+ Cây lương thực chiếm tỉ trọng nhỏ ,theo hình thức nương rẫy ,kĩ thuật lạc hậu ,thiếu phân bón …không đủ đáp ứng nhu cầu .

Tên một số cây công nghiệp nhiệt đới, cây ăn quả chủ yếu .

+ Chăn nuôi:  kém phát triển, chăn thả gia súc là hình thức phổ biến.

- Công nghiệp:

+ Phần lớn các nước có nền công nghiệp chậm phát triển,

+ Gía trị sản lượng công nghiệp chỉ chiếm 2% toàn thế giới .

+ Khai thác khoáng sản để xuất khẩu có vai trò quan trọng.

Nguyên nhân:

-Trình độ dân trí thấp

-Thiếu lao động có chuyên môn ,kĩ thuật

-Cơ sở vật chất lạc hậu

-Thiếu vốn nghiêm trọng.

$Melanie$

$Good luck!$

-------Đề cương ôn tập cuối kì địa của mk----------

Nông nghiệp vẫn là một ngành quan trọng của kinh tế châu Phi, chiếm 2,4% GDP của Equatorial Guinea, 70% GDP của Liberia, và khoảng 15% GDP của lục địa này.

Sự suy giảm đóng góp GDP của nông nghiệp trong nền kinh tế là một dấu hiệu của năng suất thấp và giá trị gia tăng hạn chế đối với hàng nông sản trong khi ngành này cung cấp việc làm cho 50% lực lượng lao động.Nông nghiệp của châu Phi đang bị chi phối bởi những loại cây lương thực (ngô, gạo, cao lương, kê, sắn…) và một số loại cây truyền thống (cà phê, bông, ca cao, cọ dầu, mía đường, chè, và thuốc lá). 80% nông dân trồng cây lương thực đạt năng suất thấp trên diện tích nhỏ và những trang trại phải chịu sự thay đổi bất thường của thời tiết.

Tại sao ngành chăn nuôi châu Phi kém phát triển


Nông dân trồng chè ở Kenya

Mặc dù tầm quan trọng của nông nghiệp là rất lớn nhưng năng suất thấp ảnh hưởng đến an ninh lương thực của châu Phi.Năng suất nông nghiệp ở châu Phi thấp đáng kể so các khu vực đang phát triển khác trên thế giới. Châu Phi đã không được hưởng lợi từ cuộc cách mạng xanh mặc dù nguồn tài nguyên thiên nhiên rộng lớn. Châu Phi có tỷ lệ cao nhất thế giới về suy dinh dưỡng và nhập khẩu lương thực thực phẩm trị giá khoảng 25 tỷ USD mỗi năm.Mức giá trị gia tăng và chế biến cây trồng hàng hóa nông nghiệp thấp, chỉ chiếm khoảng 30% tổng sản lượng sau thu hoạch ở vùng cận Sahara (có nghĩa là khu vực này mất hơn 4 tỷ USD/năm).

Hiệu suất thấp trong nông nghiệp làm suy yếu tăng trưởng toàn diện. Sự chậm chạp trong tăng trưởng năng suất của nông nghiệp cũng làm hạn chế quá trình chuyển đổi cơ cấu và đa dạng hóa nền kinh tế của châu Phi.Theo báo cáo về nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu thì sự phụ thuộc vào sản xuất tự cung tự cấp và sự yếu kém trong gia tăng năng suất ở lĩnh vực nông nghiệp sẽ ngăn cản lực lượng lao động chuyển sang các ngành sản xuất và dịch vụ khác. Trên thế giới các quốc gia đã phát triển thành công là những quốc gia đã chuyển nguồn lực của họ từ nông nghiệp sang các ngành khác. Tuy nhiên, tăng trưởng toàn diện và thu nhập cao đòi hỏi năng suất phải cao hơn trong các ngành sử dụng lao động khác, bao gồm cả nông nghiệp. Theo Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB), mục tiêu đầu tiên và bao quát là thúc đẩy tăng trưởng toàn diện và đặc biệt chú ý đến nông nghiệp và an ninh lương thực.

Cuộc cách mạng xanh bỏ lỡ ở châu Phi và bài học kinh nghiệm của châu Á về các cơ chế để cải thiện năng suất, đặc biệt tập trung vào vai trò của công nghệ cao (ICT) trong nông nghiệp và tầm quan trọng của cải cách ruộng đất. Châu Phi cần xem xét các cơ hội và thách thức của công nghệ sinh học để tạo điều kiện cho bước nhảy vọt về năng suất, xem xét vai trò và tạo cơ hội cho các hộ nông dân nhỏ (chiếm phần lớn trong lực lượng sản xuất nông nghiệp ở châu Phi). Từ đó cải thiện sự nhìn nhận về vị trí và tiềm năng của châu Phi trong khu vực và toàn cầu. Châu Phi phải giải quyết các nhu cầu về hoạt động thị trường, xử lý sự gia tăng trong sản xuất đi đôi với các nhu cầu giáo dục người dân về công nghệ mới để đảm bảo rằng họ có quyền hưởng những chính sách đầu tư và nhận được sự công bằng cho các khoản đầu tư.Ngoài ra, sự can thiệp của chính phủ là rất quan trọng để đảm bảo rằng các hộ nông dân nhỏ không bị bỏ lại phía sau như cách mà các chính phủ châu Á đã làm: xây dựng cho hộ nông dân nhỏ các chính sách liên quan đến tín dụng, ưu đãi giá cho các loại cây trồng và trợ cấp giá đầu vào…Do đó, cuộc cách mạng xanh đã thành công ở châu Á.

Châu Phi không được hưởng lợi từ cuộc cách mạng xanh của thế giới. Vì vậy, sản lượng ngũ cốc ở châu Phi hầu như không đổi trong giai đoạn 1960 - 1990. Bên cạnh đó, các yếu tố như tốc độ tăng trưởng dân số cao, chính sách bị biến dạng, thể chế yếu kém, cơ sở hạ tầng kém, các sự kiện thời tiết khắc nghiệt và tình hình chính trị bất ổn... đã giải thích tại sao các nước châu Phi vẫn phụ thuộc vào việc nhập khẩu lương thựctrong khi các nước châu Á phần lớn tăng sản lượng ngũ cốc trên mỗi hecta. Châu Phi đã mở rộng diện tích canh tác để tăng cường sản xuất, nhưng sự kết hợp chăn nuôi với cây trồng kém dẫn đến các vấn đề môi trường như sa mạc hóa,đất bị thoái hóa,mất rừng, đất ngập nước, và đồng cỏ… Điều này đặt ra một thách thức đối với sản xuất nông nghiệp lâu dài của châu Phi và sự bền vững trong sản xuất nông nghiệp.

Tại sao ngành chăn nuôi châu Phi kém phát triển


Theo Ngân hàng thế giới (WB), sinh thái và sản xuất cây trồng nên cần có một cách tiếp cận phù hợp với điều kiện nông nghiệp cụ thể của châu Phi, châu lục cần tập trung vào sự phát triển của công nghệ như các giống cải tiến phải phù hợp môi trường châu Phi. Trong quá khứ chính sách không đầy đủ đã bóp méo ngành nông nghiệp của châu Phi như các loại thuế đã gián tiếp và trực tiếp ảnh hưởng giá cả và gây khó khăn cho nông dân, nhiều chính phủ châu Phi mua sản phẩm của nông dân với giá cố định và bán lại các sản phẩm tại các thị trường trong nước và quốc tế với giá thị trường hiện hành khiến cho động lực để đầu tư vào nông nghiệp giảm. Trong một thời gian dài, đầu tư vào nông nghiệp đã bị bỏ rơi bởi các chính phủ châu Phi và các nhà đầu tư mặc dù hỗ trợ phát triển đã tăng khoảng 250% giai đoạn 1980 và 2010. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc (FAO), các chính phủ châu Phi giảm chi tiêu cho nông nghiệp từ 4,5% trong tổng chi tiêu trong năm 2001 xuống còn 2,5% trong năm 2012,bất chấp cam kết của năm 2003 là dành ít nhất 10% trong Tuyên bố Maputo 2003.

Đầu tư thấp trong nông nghiệp đã phần nào dẫn đến sự phụ thuộc quá nhiều vào thiên nhiên, châu Phi có nhiều hệ thống sông ngòi mà không được khai thác một cách đầy đủ và nguồn nước ngầm vẫn chưa được khai thác. Tài chính thấp trong nông nghiệp dẫn đến kém phát triển. Các dịch vụ tài chính với các khoản vay nhỏ cho nông dân và những khó khăn của việc cung cấp tài sản thế chấp trong cho vay nông nghiệp là những thách thức.Hơn nữa, hầu hết các nước thiếu chính sách bảo hiểm nông nghiệp với những bất lợi cho nền nông nghiệp như hạn hán, thiên tai… thường dẫn đến nạn đói vì nông dân không được chuẩn bị để ứng phó. Ở nhiều quốc gia, quyền sở hữu đất bị điều chỉnh bởi tục lệ. Các vấn đề trên đã dẫn đến những hạn chế trong việc tái cơ cấu nền nông nghiệp theo hướng phát triển hiện đại, bên vững, ổn định an ninh lương thực và nền tảng cho các ngành kinh tế khác phát triển. Vì vậy, các nhà lãnh đạo châu Phi cần phải thay đổi nền nông nghiệp của mình trong thời gian tới. Nông nghiệp châu Phi sẽ có một bước ngoặt và cuộc “cách mạng xanh” có thể nằm trong tầm tay. Nhiều chính phủ ở châu lục này đang áp dụng chính sách thị trường thân thiện và cam kết nhiều nguồn lực cho ngành. Cácnước lớn và nhà đầu tư đang gia tăng chi tiêu cho nông nghiệp, trong khi đó Trung Quốc và Brazil cũng đang bắt đầu đóng góp vào nỗ lực đầu tư. Đầu tư khu vực nông nghiệp tư nhân của châu Phi đang tăng lên nhanh chóng. Tầm quan trọng của những nỗ lực phát triển tạo ra không chỉ có áp lực mà còn là không gian chính trị cho các nhà hoạch định chính sách phải hành động.

Trần Nguyễn
(Tổng hợp)