Tại sao muỗi bay trên đầu

Muỗi rất đông, nói ngắn gọn là như vậy. Chúng tồn tại ở khắp mọi nơi, gieo rắc nỗi sợ về những chứng bệnh kinh hoàng.Con người dĩ nhiên đã tìm đủ mọi cách để diệt muỗi. Nhưng âu cũng bởi chúng quá đông, đôi khi chúng ta đành phó mặc, để chúng muốn làm gì thì làm.

Khổ nỗi, muỗi đốt thì đốt, cớ gì chúng còn phải vo ve bên tai chúng ta mỗi đêm? Đó là thứ âm thanh khó chịu bậc nhất, có thể khiến bạn mất ngủ đến tận sáng. Tuy nhiên, thực ra muỗi vo ve bên tai bạn là có lý do đấy, không chỉ vì chúng muốn khiến bạn khó chịu đâu.

Muỗi rất thích... ráy tai

Theo nghiên cứu năm 2016 từ ĐH California, Riverside, muỗi bị thu hút bởi những khu vực... nặng mùi nhất của cơ thể. Nhưng lúc ngủ, đa số chúng ta có thói quen đắp chăn, nghĩa là đa số các bộ phận đều được phủ kín. Chỉ còn mặt là lộ rõ, mà tai lại là khu vực mùi nhất, đâm ra muỗi sẽ lơ lửng quanh đó và chờ cơ hội tấn công.

Tiếng vo ve từ đâu ra?

Âm thanh vo ve của muỗi nghe như tiếng hát vậy, nhưng thực chất đó lại là tiếng đập cánh của chúng. Cánh muỗi có thể đập 250 nhịp mỗi giây, tạo ra thứ âm thanh hết sức khó chịu. Đây cũng là cách muỗi giao tiếp, thậm chí có thể xem là âm thanh giao phối giữa muỗi đực và muỗi cái.

Thân nhiệt đóng vai trò quan trọng

Muỗi cái hút máu thực chất là để lấy đủ dưỡng chất nhằm đẻ trứng. Trong quá trình tìm kiếm "thực phẩm", chúng sẽ nhắm đến nguồn nhiệt và mồ hôi từ con người. Lúc ngủ, CO2 chúng ta thở ra cũng là lý do thu hút muỗi, để rồi tạo ra âm thanh khó chịu bạn vẫn thấy mỗi đêm.

Vậy phải làm sao để tránh tiếng muỗi vo ve?

Có một cách hết sức đơn giản để tránh câu chuyện này, đó là mặc đồ sáng màu, bởi muỗi rất thích màu tối. Ngoài ra, hãy cố gắng tắm sạch sẽ trước khi đi ngủ để làm mát cơ thể, tránh lưu lại mùi mồ hôi thu hút muỗi.

Bạn cũng có thể sử dụng màn chống muỗi, hoặc bật quạt khi ngủ để đuổi chúng đi. Ngoài ra, có thể đặt trong phòng một số thảo dược như hoa oải hương. Đó là chất chống muỗi hết sức tự nhiên.

Nguồn: Bright Side

Muỗi có say không sau khi hút máu người say

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Vài năm trước, tôi tham gia cuộc đua xe cổ ở Đan Mạch để chụp ảnh.

Cuộc này đua để tìm ra những chiếc xe chạy nhanh nhất thì ít mà để người tham gia cố gắng sáng tác ra trang phục ấn tượng thì nhiều.

Nó kết thúc tại một bãi cắm trại trên đảo Mon với bữa tối, khiêu vũ và một chút ít rượu bia.

Ngôn ngữ làm thay đổi cách ta nhận biết màu sắc

Quảng cáo

Luồng điện làm thay đổi cây đàn guitar mãi mãi

Con người uống sữa bò có hợp lẽ tự nhiên?

Một vài giờ sau đó, tôi quyết định rằng ngủ trên ghế bố dưới bầu trời sao Đan Mạch hiu hiu gió sẽ là một ý tưởng hay.

Muỗi thích đốt người say?

Đó chính là lúc tôi có ba phát hiện quan trọng: a) vào mùa hè ở Đan Mạch có những đàn muỗi đông vè vè; b) những con muỗi này hoàn toàn có khả năng chích xuyên qua vải ghế bố và lớp áo ta mặc, và c) uống bia rượu đối với muỗi cũng giống như ai đó rung chuông báo giờ ăn tối.

Chiếc lưng tôi trở nên giống như miếng bong bóng gói hàng. Đó không phải là món quà lưu niệm mà tôi muốn đem về nhà.

Như Tạp chí của Hiệp hội Kiểm soát Muỗi Hoa Kỳ phát hiện vào năm 2002, khả năng bị muỗi cắn dường như là tăng đột biến nếu như bạn uống bia rượu.

Nghiên cứu này, chỉ là nghiên cứu nhỏ, chỉ có 13 đối tượng tham gia. Nó cho thấy những ai đã uống một chai bia nhiều khả năng sẽ hấp dẫn muỗi tới hút máu.

Chính xác vì sao muỗi bị thu hút nhiều hơn đến những người say thì không ai biết chắc.

Chúng ta thật sự biết rằng loài muỗi chọn chích người là do hai hóa chất mà chúng ta thở ra, là carbon dioxide và octanol.

(Octanol là dạng 'rượu' thứ cấp, được tạo ra từ sự phân rã chất acid linoleic, cũng được biết nhiều hơn với tên gọi 'rượu nấm' vì nó chính là thành phần làm cho nấm có vị nấm.)

Tuy nhiên, điều này dẫn đên một câu hỏi khác: những con muỗi khi hút máu người say thì bản thân chúng có bị say không? Mặc dù số lượng muỗi hút máu người say qua hàng ngàn năm là rất nhiều, chủ đề này được nghiên cứu tương đối ít.

Nhà côn trùng học Tanya Dapkey thuộc Đại học Pennsylvania ở Philadelphia nói với BBC Future: "Tôi ngờ rằng câu trả lời là không, bởi vì hàm lượng rượu bia trong máu sẽ rất thấp."

Nhưng hãy tìm nghiên cứu khoa học khắt khe về mối liên hệ giữa muỗi và rượu bia chúng ta sẽ hiểu được rất nhiều.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Chất ethanol mà chúng ta tiết ra khi uống rượu bia khiến muỗi bị hấp dẫn, theo kết quả nghiên cứu

Patsy Stone, nhân vật do Joanna Lumley đóng vai trong loạt phim hài 'Absolutely Fabulous', đã từng có nhận xét rất nổi tiếng: "Con muỗi cuối cùng cắn tôi sẽ phải nhập viện ở Bệnh viện Betty Ford." Nhưng trên thực tế, côn trùng có sức chịu đựng đáng kinh ngạc với tác dụng của bia rượu.

Vì sao các nền văn minh vĩ đại lại sụp đổ

Tại sao chúng ta ngáp?

Nhật Bản khai khoáng từ núi lửa ở đáy đại dương

Trung hòa bia rượu

Trong một bài báo mới đây trên tạp chí Popular Science, nhà côn trùng học Coby Schal thuộc Đại học Bang North Carolina đã chỉ ra rằng một người đã uống cạn 10 chai bia có thể có nồng độ cồn trong máu là 0.2%.

Tuy nhiên, nếu muỗi hút máu người đó, ảnh hưởng sẽ là rất nhỏ không đáng kể. Những con muỗi hút một lượng chất cồn như thế cũng tương đương với việc pha loãng xuống chỉ còn 1 phần 25 nồng độ đó.

Sự tiến hóa cũng có thể đã hỗ trợ cho loài muỗi. Bất cứ chất lỏng nào mà muỗi hút được trước hết sẽ được chuyển đến một túi tiêu hóa riêng biệt nơi các enzyme sẽ phân rã chúng. Do đó nhiều khả năng bia rượu đã được trung hòa trước khi nó có tác động lên hệ thần kinh muỗi.

"Rất nhiều loài côn trùng trưởng thành có một chiếc túi vốn chứa tất cả những loại chất lỏng chúng hút vào và sau đó dần dần thải chúng ra," Erica McAlister, giám tuyển cao cấp về côn trùng tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London, nói. "Enzyme phân rã tất cả những thứ độc hại - như chất cồn và vi khuẩn."

McAlister, người viết cuốn sách 'Cuộc sống bí mật của loài ruồi', trước đây đã có một số kinh nghiệm về tác dụng của chất cồn đối với loài ruồi trái cây bao gồm ruồi trái cây thường, hay còn được gọi là ruồi giấm.

Loài côn trùng nhỏ xíu này có khẩu vị rất mạnh đối với những trái cây thối có đầy chất cồn.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

"Tôi không biết muỗi có bị say hay không nhưng chúng tôi đã thấy điều đó ở ruồi giấm," McAlister nói. "Chúng thật sự say nhưng chúng có mức độ chịu được chất cồn rất cao. Nếu hút vào một lượng nhỏ chúng trở nên hết sức năng động và tích cực tìm bạn tình. Và chúng cũng ít kén chọn bạn tình hơn."

"Cho chúng liều lớn hơn thì chúng sẽ bất tỉnh."

Loài muỗi cũng có xu hướng thích trái cây thối rữa vốn tạo ra chất cồn do lượng đường trong trái cây lên men.

Chỉ có con cái mới hút máu để có protein cần thiết để tạo trứng. Cả con đực lẫn con cái đều lấy dinh dưỡng từ phấn hoa - muỗi là côn trùng thụ phấn quan trọng - và sử dụng đường trong phấn để có năng lượng sinh tồn. Phấn hoa này đôi khi cũng lên men thành một lượng nhỏ chất cồn.

Tín hiệu từ ethanol

Dapkey nói rằng việc 'chất cồn khiến con người dễ thu hút muỗi hơn là một câu hỏi thú vị'.

Một số người có cấu tạo gien khiến họ dễ bị muỗi đốt hơn người khác.

Người ta cho rằng có đến 20% dân số toàn cầu có thể có những đặc điểm khiến họ dễ bị muỗi tấn công. Một trong những đặc điểm này là nhóm máu.

Trong một nghiên cứu, những người thuộc nhóm máu O có nguy cơ bị muỗi chích gấp đôi những người thuộc nhóm máu A.

Những nhân tố rủi ro khác dường như là xảy ra với những người có thân nhiệt cao, phụ nữ có thai (nhiều khả năng là do thân nhiệt), những người thở ra mạnh (thải ra nhiều khí carbon dioxide), và người có thân hình to lớn.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Muỗi cũng kén chọn vị trí trên cơ thể để chích, tùy thuộc vào chúng là loài muỗi nào.

Một số loài thích đốt cẳng chân và bàn chân, trong khi một số loài khác có xu hướng tấn công vào vùng mặt và vùng cổ, nhiều khả năng bởi vì chúng nhằm vào khí carbon dioxide phát ra từ miệng và mũi.

"Tôi đến Costa Rica và tôi bị muỗi chích ở đáy bàn chân," Dapkey nhớ lại một cách phẫn nộ. "Làm sao mà chuyện đó xảy ra được?"

Tuy nhiên chất ethanol mà chúng ta phát ra trong mồ hôi khi chúng ta đang uống rượu có thể là tín hiệu hóa chất đằng sau những phát hiện trong nghiên cứu năm 2002.

Một dự án tương tự, lần này trên 18 chủ thể ở Burkina Faso hồi năm 2010, cũng nhận thấy rằng muỗi bị thu hút đến những người vừa uống rượu.

Chất ethanol trong bia rượu mà chúng ta uống - và cũng là chất mà chúng ta tiết ra với số lượng ít ỏi thông qua mồ hôi - có thể là tín hiệu cho những con côn trùng hút máu xung quanh rằng có bữa ăn ở gần đó.

"Mức độ carbon dioxide thở ra và thân nhiệt không có tác dụng gì đối với sự hấp dẫn của con người với muỗi. Mặc dù có sự khác biệt giữa các cá nhân tình nguyện viên, mức tiêu thụ bia lúc nào cũng làm tăng độ thu hút đối với muỗi," bản báo cáo của nghiên cứu viết.

"Nếu bạn đang đói và đang đi lòng vòng," Dapkey nói, "thứ mà có thể khiến cho bạn đi thẳng một hướng là mùi thức ăn: chẳng hạn như mùi nồng của chiếc hotdog. Có thể là bạn không ăn chiếc hotdog, nhưng nó cho bạn biết là có đồ ăn quanh đây."

Mùi bia rượu có thể rung chuông báo giờ ăn, nhưng McAlister chỉ ra rằng nhân tố chính thu hút muỗi có lẽ được gắn chặt vào cấu trúc di truyền của chúng ta.

Đơn giản chỉ cần nói không với một chia bia ướp lạnh sẽ không giúp bạn tránh khỏi thu hút muỗi.

Mặt tích cực là, ít nhất sau một hay hay chai bia, bạn sẽ không cảm thấy ngứa dữ dội nữa.

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.

Video liên quan

Chủ đề