Tại sao máu chảy liên tục trong hệ mạch

Lực chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều trong hệ mạch được tạo ra từ đâu? Huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẩn vận chuyển dược qua tĩnh mạch về tim là nhờ tác động chủ yếu nào?

- Lực chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều trong hệ mạch được tạo ra từ đâu?

- Huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẩn vận chuyển dược qua tĩnh mạch về tim là nhờ tác động chủ yếu nào?

- Lực chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều trong hệ mạch được tạo ra nhờ lực hút, đẩy, do tim tạo ra và hoạt động phối hợp các thành phần cấu tạo của tim (các ngăn tim và các van), hệ mạch.

- Huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn có thể chuyển qua tĩnh mạch về tim là nhờ các tác động chủ yếu bởi:

+ Sức đẩy tạo ra do sự co bóp của các cơ bắp quanh thành mạch.

+ Sức hút của lồng ngực khi ta hít vào

+ Sức hút của tâm nhĩ khi giãn ra

+ Ở phần tĩnh mạch đi từ phần dưới cơ thể về tim (máu chảy ngược chiều trọng lực) còn có các van giúp máu không bị chảy ngược.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đỗ Nguyễn Thùy Đoan Trang - Trưởng nhóm Tuần hoàn ngoài cơ thể - Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Bác sĩ là chuyên gia đầu ngành về Tuần hoàn ngoài cơ thể trong phẫu thuật tim và hồi sức tim, điều trị nội khoa Tim mạch.

Tim đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tim mạch, bao gồm tất cả các mạch máu mang máu từ tim đến cơ thể, sau đó trở lại tim. Vậy máu chảy qua tim thế nào?

Tim được ví như nhà máy điện cỡ lớn, hoạt động liên tục gần100.000 lần mỗi ngày, bơm 5 hoặc 6 lít máu mỗi phút, hoặc khoảng 2.000 gallon mỗi ngày để bơm oxy, máu giàu chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể nhằm duy trì sự sống.

Tim nằm dưới lồng ngực, hơi ở bên trái xương ức (sternum) và giữa 2 phổi. Nhìn bên ngoài trái tim, cấu tạo tim là các cơ bắp, trong các cơ bắp mạnh mẽ co bóp, bơm máu đến phần còn lại của cơ thể. Trên bề mặt của tim, có các động mạch vành, cung cấp máu giàu oxy cho chính cơ tim. Các mạch máu chính đi vào tim là tĩnh mạch chủ trên, tĩnh mạch chủ dưới và tĩnh mạch phổi. Động mạch phổi ra khỏi tim và mang máu có oxy thấp đến phổi. Sau đó, máu theo động mạch chủ đi ra và mang máu giàu oxy đến phần còn lại của cơ thể.

Bên trong, cấu tạo tim có 4 khoang, rỗng, chia thành hai bên ngăn cách bởi một vách ngăn. Mỗi bên của tim được chia thành hai buồng tâm nhĩ và tâm thất thực hiện các chức năng tương ứng nhận máu từ tĩnh mạch và bơm máu vào động mạch.

Tại sao máu chảy liên tục trong hệ mạch

Tim có cấu tạo 4 khoang rỗng

Hai buồng tâm nhĩ và tâm thất làm việc song song, co bóp, thư giãn để bơm máu ra khỏi tim. Khi máu rời đi khỏi buồng tim, máu thường đi qua một van và tim có 4 van tim:

  • Van hai lá
  • Van ba lá
  • Van động mạch chủ
  • Van động mạch phổi

Trong đó van ba lá và van hai lá nằm giữa tâm nhĩ và tâm thất. Còn các van động mạch chủ và van động mạch phổi thì nằm giữa tâm thất và các mạch máu chính rời khỏi tim.

Cấu tạo tim đập và bơm máu qua một hệ thống mạch máu – đây là hệ tuần hoàn, ở đây có các mạch đàn hồi, ống co thắt mang máu đến khắp các bộ phận của cơ thể. Bên cạnh việc mang oxy từ phổi và chất dinh dưỡng đến các mô cơ thể, nó cũng đưa các chất thải của cơ thể gồm cả carbon dioxide ra khỏi các mô. Điều này nhằm duy trì sự sống, tăng cường sức khỏe của tất cả các bộ phận trên cơ thể.

Tại sao máu chảy liên tục trong hệ mạch

Tim đập và bơm máu qua một hệ thống các mạch máu

Ở hệ tuần hoàn có 3 loại mạch máu chính là:

  • Động mạch: Cấu tạo tim bắt đầu với động mạch chủ, đây là động mạch lớn rời khỏi tim. Động mạch mang máu giàu oxy từ tim đến các mô cơ thể, phân nhánh nhiều lần và trở nên nhỏ dần khi mang máu từ tim đến các cơ quan cụ thể trên cơ thể.
  • Mao mạch: Là các mạch máu nhỏ, mỏng nối liền động mạch và tĩnh mạch với nhau, chúng cho phép oxy, chất dinh dưỡng, carbon dioxide và các chất thải khác đi qua và đi từ các tế bào của cơ quan.
  • Tĩnh mạch: Là những mạch máu đưa máu về tim, chúng có hàm lượng oxy thấp hơn và rất giàu chất thải sẽ được đào thải hoặc loại bỏ khỏi cơ thể.

Bên phải và bên trái của cấu tạo tim làm việc cùng nhau, quá trình này lặp đi lặp lại, khiến máu chảy liên tục đến tim phổi và các cơ quan trong cơ thể.

Bên phải tim:

  • Máu đi vào tim qua hai tĩnh mạch lớn, tĩnh mạch chủ dưới và trên, đưa máu có oxy thấp từ các bộ phận khác của cơ thể vào tâm nhĩ phải của tim.
  • Khi tâm nhĩ co lại, máu chảy từ tâm nhĩ phải vào tâm thất phải của tim thông qua van ba lá mở.

Tại sao máu chảy liên tục trong hệ mạch

Hai bên của cấu tạo tim hoạt động cùng nhau và lặp lại khiến máu chảy đến khắp cơ thể

  • Khi tâm thất đầy, van ba lá đóng lại giúp ngăn máu chảy ngược vào tâm nhĩ khi tâm thất co lại
  • Khi tâm thất co lại, máu ra khỏi thất phải qua van động mạch phổi, vào động mạch phổi và đến phổi, nơi nó được oxy hóa và sau đó quay trở lại tâm nhĩ trái qua các tĩnh mạch phổi.

Bên trái tim:

  • Các tĩnh mạch phổi vận chuyển máu với máu giàu oxy từ phổi vào tâm nhĩ trái của tim
  • Khi tâm nhĩ co lại, máu chảy từ tâm nhĩ trái của tim vào tâm thất trái thông qua van hai lá mở
  • Khi tâm thất đầy, van hai lá đóng lại ngăn máu chảy ngược vào tâm nhĩ khi tâm thất co lại
  • Khi tâm thất co lại, máu ra khỏi thất trái qua van động mạch chủ, vào động mạch chủ và đến cơ thể.

Để bảo vệ sức khỏe tim mạch nói chung và phát hiện sớm dấu hiệu của nhồi máu cơ tim và đột quỵ, khách hàng có thể đăng ký Gói Sàng lọc Tim mạch - Khám Tim mạch cơ bản của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. Gói khám giúp phát hiện sớm nhất các vấn đề của tim mạch thông qua các xét nghiệm và các phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại. Gói khám dành cho mọi độ tuổi, giới tính và đặc biệt rất cần thiết cho những người có yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

I. Huyết áp không thay đổi trong suốt chiều dài của hệ mạch.

III. Máu trong tĩnh mạch luôn nghèo ôxi hơn máu trong động mạch.

I. Huyết áp không thay đổi trong suốt chiều dài của hệ mạch.

III. Máu trong tĩnh mạch luôn nghèo ôxi hơn máu trong động mạch.

I. Huyết áp ở mao mạch lớn hơn huyết áp ở tĩnh mạch.

III. Trong hệ mạch máu, vận tốc máu trong mao mạch là chậm nhất

IV. Lực co tim, nhịp tim và sự đàn hồi của mạch đều có thể làm thay đổi huyết áp

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Khi nói về tuần hoàn máu ở người bình thường, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Huyết áp ở mao mạch lớn hơn huyết áp ở tĩnh mạch.

II. Máu trong tĩnh mạch luôn nghèo ôxi hơn máu trong động mạch.

III. Trong hệ mạch máu, vận tốc máu trong mao mạch là chậm nhất.

IV. Lực co tim, nhịp tim và sự đàn hồi của mạch đều có thể làm thay đổi huyết áp.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

 Khi nói về tuần hoàn máu ở người bình thường, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Huyết áp ở mao mạch lớn hơn huyết áp ở tĩnh mạch.

II. Máu trong tĩnh mạch luôn nghèo ôxi hơn máu trong động mạch.

III. Trong hệ mạch máu, vận tốc máu trong mao mạch là chậm nhất.

IV. Lực co tim, nhịp tim và sự đàn hồi của mạch đều có thể làm thay đổi huyết áp.

B .2.

Cho các phát biểu sau:

I. Vận tốc máu di chuyển trong mạch, phụ thuộc chủ yếu vào độ quánh của máu (độ đặc).

II. Khi tổng tiết diện mạch nhỏ, huyết áp sẽ cao và vận tốc máu sẽ lớn.

III. Máu chảy nhanh nhất trong động mạch và nhỏ nhất trong mao mạch.

IV. Máu vận chuyển từ nơi có huyết áp cao đến nơi có huyết áp thấp.

V. Hệ mạch càng đi xa tim, huyết áp càng giảm. Số phương án đúng là

A. 2

B. 1

C. 3

D. 4