Tại sao khi ngủ lại hả miệng

Nếu mở miệng khi ngủ, sáng dậy bạn sẽ bị khô miệng. Một số nghiên cứu còn cho biết ngậm miệng khi ngủ là điều cần thiết để có giấc ngủ ngon.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Nếu bạn đang tìm cách để ngậm miệng khi ngủ, bài viết này sẽ mách bạn một số kỹ thuật và các dụng cụ mà bạn có thể thấy hữu ích.

  1. 1

    Tập thở bằng mũi vào ban ngày. Nếu ban ngày thở bằng miệng, ban đêm bạn cũng có thể thở theo cách đó trong lúc ngủ. Để thay đổi thói quen này, bạn cần lưu ý cách thở vào ban ngày. Mỗi khi nhận thấy mình đang thở qua miệng, bạn nên ngậm miệng lại và cố gắng thở qua mũi.[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  2. 2

    Gối cao đầu trong khi ngủ. Trước khi đi ngủ, bạn hãy kê thêm một chiếc gối nữa dưới đầu. Tư thế nâng cao đầu có thể giúp bạn ngậm miệng trong khi ngủ .[3] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  3. 3

    Tập thể dục đều đặn để thay đổi kiểu thở tự nhiên. Hoạt động đi bộ hoặc chạy hàng ngày sẽ làm tăng nhu cầu ô xy của cơ thể, và cơ thể sẽ phản ứng tự nhiên bằng cách lấy không khí qua mũi. Tập thể dục đều đặn cũng giúp giảm căng thẳng, một yếu tố cũng góp phần khiến bạn thở bằng miệng. Nếu bạn không thường xuyên tập thể dục thì sự thay đổi đơn giản này trong thông lệ hàng ngày cũng giúp bạn ngậm miệng khi ngủ.[4] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Bạn cũng có thể tập yoga hoặc thiền như một cách để giảm căng thẳng và tập trung vào hơi thở.

  4. 4

    Dọn dẹp phòng ngủ thường xuyên để giảm các dị nguyên trong không khí. Mạt bụi, lông thú cưng và các dị nguyên khác trong không khí có thể làm nghẽn hốc mũi trong khi ngủ, buộc bạn phải mở miệng để thở. Để giảm các dị nguyên này, bạn nên thường xuyên giặt ga gối bằng nước nóng, hút bụi sàn nhà và lau bụi.[5] X Nguồn tin đáng tin cậy Mayo Clinic Đi tới nguồn

    • Dùng máy hút bụi có bộ lọc mịn, chẳng hạn như bộ lọc không khí hiệu suất cao (HEPA), để đạt hiệu quả tối ưu.

  1. 1

    Sử dụng dây đeo cằm để giữ cho miệng không mở. Dây đeo cằm là một vật dụng đơn giản để giữ cho miệng ngậm trong khi ngủ. Dây đeo cằm sẽ vòng qua đầu và dưới cằm, thường được dán bằng khoá dán nhám Velcro.[6] X Nguồn tin đáng tin cậy National Health Service (UK) Đi tới nguồn

    • Nếu thấy dây đeo cằm có hiệu quả dù có gây khó chịu, bạn cứ cố gắng sử dụng một thời gian. Có thể dần dần bạn sẽ quen với nó.
    • Dây đeo cằm có thể đặc biệt hữu ích cho những người dùng máy trợ thở kiểu mặt nạ CPAP khi ngủ.[7] X Nguồn tin đáng tin cậy Mayo Clinic Đi tới nguồn
    • Bạn có thể mua sản phẩm này ở hầu hết các cửa hàng bán lẻ lớn.

  2. 2

    Đeo máng bảo vệ miệng để chống thở qua miệng. Máng bảo vệ miệng bằng nhựa có thiết kế để chống thở bằng miệng. Bạn sẽ đeo máng nhựa này vào miệng trước khi ngủ và sẽ buộc phải thở qua mũi.[8] X Nguồn tin đáng tin cậy National Health Service (UK) Đi tới nguồn

    • Máng bảo vệ miệng cũng có thể giúp chống ngáy qua miệng trong khi ngủ.
    • Bất cứ sản phẩm máng bảo vệ miệng nào được quảng cáo là thiết bị chống ngáy đều có thể giúp ích.
    • Bạn có thể mua sản phẩm này ở hầu hết các hiệu thuốc và các cửa hàng lớn.

  3. 3

    Đeo dụng cụ nong mũi để giữ cho lỗ mũi mở. Có thể bạn mở miệng khi ngủ là do hốc mũi bị nghẹt hoặc quá hẹp khiến bạn khó hít thở qua mũi. Trong trường hợp này, bạn có thể đeo một thứ gọi là dụng cụ nong mũi khi ngủ để giữ cho mũi được mở. Bạn có thể tìm mua dụng cụ nong mũi ở hầu hết các hiệu thuốc mà không cần toa.[9] X Nguồn tin đáng tin cậy National Health Service (UK) Đi tới nguồn Có 4 loại dụng cụ nong mũi như sau:

    • Dụng cụ nong mũi bên ngoài được đặt trên sống mũi.
    • Ống nong mũi được gắn vào trong mỗi lỗ mũi.
    • Kẹp mũi được đặt trên vách ngăn mũi.
    • Dụng cụ kích thích vách ngăn mũi sẽ tạo áp lực lên vách ngăn mũi để giúp đường thở mở ra.[10] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  1. 1

    Làm thông hốc mũi bằng dung dịch rửa mũi hoặc nước muối xịt mũi. Bạn có thể phải thở bằng miệng nếu mũi bị nghẹt khiến bạn không thở được qua mũi. Trong trường hợp này, dung dịch rửa mũi hoặc nước muối xịt mũi có thể giúp bạn ngậm miệng bằng cách tăng lưu thông không khí qua mũi. Dung dịch rửa mũi có thể giúp làm thông mũi, còn nước muối xịt mũi giúp giảm sưng. Nước muối xịt mũi có bán tại các hiệu thuốc không cần kê toa.[11] X Nguồn tin đáng tin cậy National Health Service (UK) Đi tới nguồn

  2. 2

    Đến gặp bác sĩ nếu tình trạng vẫn không khỏi. Thở bằng miệng trong khi ngủ có thể là một dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn, do đó bạn nên đến bác sĩ nếu vấn đề này không chấm dứt. Ghi lại thời điểm đầu tiên bạn nhận ra vấn đề và mọi triệu chứng khác nếu có.[13] X Nguồn tin đáng tin cậy Mayo Clinic Đi tới nguồn

  3. 3

    Điều trị chứng dị ứng để làm thông hốc mũi. Bạn có thể mở miệng khi ngủ khi bị dị ứng mũi. Nếu bạn cho rằng mình bị dị ứng, hãy đến gặp bác sĩ để được điều trị.[14] X Nguồn tin đáng tin cậy Mayo Clinic Đi tới nguồn

    • Bác sĩ sẽ giúp bạn xác định những yếu tố gây dị ứng và cách tốt nhất để tránh các chất gây dị ứng.
    • Bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc giúp bạn giảm các triệu chứng dị ứng.[15] X Nguồn tin đáng tin cậy Mayo Clinic Đi tới nguồn

  4. 4

    Cân nhắc phẫu thuật để xử lý tình trạng tắc nghẽn về cấu trúc. Vẹo vách ngăn mũi có thể là nguyên nhân khiến bạn mở miệng khi ngủ. Vách ngăn mũi là một vách mỏng trong mũi chia hai bên trái và phải. Vách ngăn mũi bị vẹo có thể làm tắc một bên mũi và giảm khả năng lưu thông không khí. Tình trạng này khiến bạn phải thở bằng miệng khi ngủ. Trong một số trường hợp, bạn sẽ được khuyên làm phẫu thuật để chỉnh lại vách ngăn mũi.[16] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Phẫu thuật chỉnh vách ngăn mũi được bác sĩ tai mũi họng thực hiện.

Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 11.711 lần.

Chuyên mục: Giấc ngủ và mộng mị

Trang này đã được đọc 11.711 lần.