Tại sao khi luộc thịt lại có bọt

Có những thói quen nấu ăn đã in sâu vào các mẹ nội trợ và các chị luôn bị lầm nhẫn rằng thói đó đó không ảnh hưởng gì nhưng kỳ thực chính từ những bữa cơm gia đình nấu sai cách này đấy! Nhà em vốn có con nít nên thường ăn thịt hơn là ăn cá, hôm trước ở nhà trông con xem ti vi thì tính cờ xem được chương trình sức khỏe của Hàn Quốc số về cách chế biến thịt đúng cách mà thấy sao có nhiều điểm khác biệt so với mình quá như việc luộc thịt trước khi nấu hay ninh nhừ thịt (món nhà em thích nhất) lại chính là những sai lầm dẫn đến bệnh tật. Em suy nghĩ chẳng lẽ chương trình nước ngoài mà lại sai, bấy lâu nay mình vẫn nấu thế mà nên tự tìm hiểu lại xem chuyên gia người Việt mình hướng dẫn ra sao, em tìm mãi cũng ra mấy chương trình sức khỏe của bên mình đúng là em sai các chị ạ, cụ thể chuyên gia lý giải thế này đây ạ, các chị chắc chắn cũng hay nấu thế này lắm đây Có nên chần thịt bằng nước sôi trước khi nấu như chị em mình vẫn hay làm? Tuy nhiên, theo chuyên gia đây là việc làm hoàn toàn không có tác dụng loại bỏ hóa chất trong thịt. Ngược lại, chúng còn khiến thịt ngậm hóa chất nguy hại hơn. PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh lý giải nguyên nhân rằng, khi cho thịt vào nước đun sôi để chần thịt sẽ làm cho thịt biến tính co lại càng làm cho thịt hấp thu các hóa chất và chất bẩn nhiều hơn, do đó thịt càng trở nên độc. Vì thế, nếu bà nội trợ có ý nghĩ đun sôi nước chần lại nhiều lần để có thể loại bỏ được hóa chất và chất bẩn có trong thịt là ý nghĩ hoàn toàn sai lầm. Ông Thịnh cũng cho hay, cách hữu hiệu nhất để loại bỏ chất bẩn và hóa chất có trong thịt lợn đó là sau khi mua về, bà nội trợ nên sơ chế rửa lại bằng nước sạch nhiều lần. Hoặc, bà nội trợ cũng có thể dùng một ít muối hòa tan trong nước để rửa thịt. Bởi nước muối loãng cũng có tác dụng loại bỏ các chất bẩn từ thịt ra. Ông Thịnh cho biết thêm, khi luộc thịt, bà nội trợ thường thấy thịt nổi bọt. Đây thực chất là hiện tượng thịt vẫn còn chứa một phần chất bẩn. Vì vậy các chị nội trợ nến vớt bỏ lớp bọt này đi vì đó là thứ hóa chất tồn đọng trong thịt chiết xuất ra đấy. Bởi vì, trước đó, thịt lợn hay gà thường được chăn nuôi trong các hộ gia đình. Vì thế, khi ăn thịt thường có mùi thơm đặc trưng, khi chế biến, thịt cũng ít khi có hiện tượng nổi váng bọt. Song hiện nay, người dân đã ít còn chăn nuôi gia súc gia cầm theo kiểu truyền thống nữa mà thay vào đó là chăn nuôi theo kiểu công nghiệp. Do đó, chất lượng thịt cũng giảm đi rõ rệt và chứa nhiều tạp chất. Để xử lý những váng bọt trên nổi lên khi luộc thịt, theo PGS Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Dinh dưỡng quốc gia từng chia sẻ trên VietQ thì đối với thịt lợn, gà mua ngoài chợ, bà nội trợ nên rửa sạch thịt bằng nước và muối trắng. Sau đó nên luộc sơ rửa bớt cặn bẩn để phần nào loại bớt những chất không cần thiết. Bà Lâm cũng cho biết, ngày xưa lợn nuôi sạch thường bỏ qua khâu luộc sơ này. Trong nước luộc thịt sơ qua nên cho một ít giấm và muối, đợi nước sôi mới thả thịt vào, để sôi khoảng 2 phút thì đổ hết nước, rửa lại miếng thịt một lần nữa. Ninh thịt quá nhừ, món mà nhiều bé thích ăn như nhà em [CENTER Hình minh họa Nhiều gia đình có thói quen đun thịt, ninh xương âm ỉ trên bếp thật lâu để cho thịt mềm, ngon… Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe cho biết, ở nhiệt độ 200 – 300 độ C, axit amin, creatinin, đường và các hợp chất vô hại trong thịt sẽ xảy ra phản ứng hóa học, hình thành các axit amino aromatic. Trong chất này có chứa đến 12 loại hợp chất hóa học, trong đó có 9 loại có khả năng gây ra ung thư. Do vậy, các chuyên gia khuyến cáo không nên nấu thịt quá lâu, quá chín. Chỉ nên nấu cho thịt vừa đủ mềm, khi thấy xuất hiện lớp bọt đầu tiên do thịt tiết ra thì nên vớt vứt bỏ đi, điều này có thể giảm thiểu ảnh hưởng có hại do các axit amino aromatic gây ra. Rã đông sai cách Rất nhiều bà nội trợ có thói quen bỏ thịt trong tủ lạnh ra để ở nhiệt độ phòng để rã đông trước mà không biết rằng đang tự hại chính mình bởi nhiệt độ phòng là môi trường lý tưởng cho các loại vi khuẩn sinh sôi. Rửa thịt lợn bằng nước nóng

Hình minh họa

Một số người nghĩ rằng thịt lợn tươi dính nhiều chất bẩn, mua về cần dùng nước nóng rửa sạch thịt. Nhưng làm như vậy sẽ mất đi rất nhiều thành phần dinh dưỡng trong thịt lợn.Trong mô cơ thịt lợn và mô mỡ chứa đại lượng protein. Khi nước nóng thâm nhập vào thịt lợn, đại lượng protit hòa tan sẽ mất đi. Ngoài ra, trong protit hòa tan có acid glutamic và các thành phần khác, mất đi những chất này sẽ ảnh hưởng đến hương vị của thịt lợn. Vì vậy nên dùng nước lạnh rửa sạch thịt. Mẹo chọn thịt tươi ngon và an toàn Thịt ngon khi luộc có nước trong, váng mỡ to, có mùi thơm của thịt và đặc biệt không có mùi lạ.Lấy ngón tay ấn vào thịt, không để lại vết lõm khi bỏ ngón tay ra và không bị dính. Tủy lợn bám chặt vào thành ống tủy, màu trong, đàn hồi. Khi luộc hoặc chế biến, nước canh trong, mùi vị thơm ngon, trên mặt có nổi một lớp mỡ với vết mỡ to. Trong khi đó, thịt kém tươi và ôi sẽ hơi xanh nhạt hoặc hơi thâm, thậm chí còn bị đen, không bóng. Màng ngoài nhớt nhiều hay bắt đầu nhớt. Mỡ màu tối, độ rắn giảm sút, mùi vị ôi. Mặt khớp có nhiều nhớt. Dịch hoạt đục. Nước canh đục, mùi vị hôi, trên mặt lớp mỡ, tách thành những vết nhỏ hoặc hầu như không còn vết mỡ nữa. Tủy róc ra khỏi ống tủy, màu tối hoặc nâu, mùi hôi..

Tổng hợp

Video liên quan Những sai lầm khi chế biến thịt gây hại cho sức khỏe//www.webtretho.com/video/wp-content/uploads/sites/43/2017/06/bNiqG5Lz0X.jpg

Liệu có đúng là thịt hoặc xương khi mang luộc có hiện tượng sủi bọt là do bẩn hay chứa chất độc hại? Lý giải về mặt khoa học sẽ khiến nhiều người bất ngờ.
Thịt lợn luộc hay các món ninh, hầm với xương lợn đều là những món ăn phổ biến, được nhiều người yêu thích. Không ít người cho rằng, luộc thịt cũng là cách đơn giản nhất để nhanh chóng có món ngon. Thế nhưng, chọn được thịt tươi, sơ chế khéo léo mới là yếu tố quan trọng.

Đa số khi luộc thịt đều nghĩ rằng, sau khi rửa thịt chỉ cần bỏ vào nồi nước, đun đến khi nổi bọt khí thì vớt ra. Ai nấy cũng mặc định là những bọt khí này chính là chất bẩn tiết ra từ thịt. Vớt hết bọt khí đồng nghĩa với loại bỏ được nhiều chất bẩn, có thể yên tâm thưởng thức. Tuy nhiên, đây lại là quan niệm sai lầm không chỉ 1 – 2 người mắc phải.

Nhiều người cho rằng, lớp bọt váng nổi lên khi luộc xương, luộc thịt lợn là chất bẩn?

Vì sao có bọt khí, bọt trắng nổi lên khi luộc thịt?

Nghiên cứu của các chuyên gia chỉ ra rằng, thành phần chính của thịt là protein và chất béo. Bên cạnh đó còn có carbohydrate, nước và nhiều chất khác. Với phần nước luộc đầu tiên, dù là thịt hay xương, thường có phần bọt trắng nổi lên.

Có trường hợp váng đóng mảng rất dày, đặc biệt là khi luộc xương ống, xương sườn.

Đây có thể là máu thừa, cặn còn bám lại trên miếng thịt sau quá trình vận chuyển. Nhiều người thường vớt đi để tránh mùi hôi. Song, ở nước luộc thứ 2, bọt trắng và bọt khí lúc này chính là protein ở thịt, đã đông tụ lại. Chúng ta hoàn toàn có thể ăn được phần này mà không cần lo lắng gì về hóa chất hay cặn bẩn.

Sau khi bỏ lớp váng dày ở đâu, lớp bọt sau đó chính là protein từ thịt.

Nhất là với xương ống, xương sườn lợn. Kết cấu xương xốp nên có thể tiết nhiều nước hơn ở trong. Như vậy, khi luộc thì váng và bọt trắng sẽ nhiều hơn. Phần lớn cho rằng đây là chất bẩn nên thường luộc vài lần để vớt tới khi nào hết bọt thì thôi. Tuy vậy, ít ai biết hành động này đã làm mất đi rất nhiều dinh dưỡng.

Luộc thịt theo chỉ dẫn của chuyên gia

Miếng thịt trước khi đem nấu phải qua sơ chế, rửa sạch. Đặc biệt là xương. Bạn cần pha loãng muối với nước rồi dùng để rửa. Nước muối loãng có thể loại bỏ chất bẩn, cũng khiến thịt thơm ngon hơn khi chế biến. Trong lúc luộc thịt, khi thấy lớp váng, lớp bọt đầu tiên thì nên vớt bỏ. Từ lớp bọt sau, bạn không cần vớt vì đây chính là chất dinh dưỡng từ thịt tiết ra.

Chỉ cần vớt lớp bọt đầu nổi lên, bọt váng sau đó là chất dinh dưỡng, có thể giữ lại.

Thực tế, rất khó để kiểm định thịt bằng mắt thường, muốn biết thịt sạch và toàn tuyệt đối hay không còn cần xem xét quá trình chăn nuôi.

Video liên quan

Chủ đề