Tại sao khi lên núi cao người ta lại bị mệt mỏi nhức đầu buồn nôn khó thở

tại sao khi lên các vùng núi cao người ta thường thấy mệt mỏi,càng lên cao thì càng khó thở,nhức đầu,buồn nôn,tím tái… còn những người sống lâu năm trên vùng núi cao thì không có hiện tượng gì mà vẫn sinh hoạt và sản xuất bình thường

Khi lên cao trên 3000 mét, không khí loãng có thể làm cho chúng ta bị thiếu oxy. Bên cạnh đó một số bệnh lý cũng làm cho cơ thể bị thiếu dưỡng khí này. Những dịp lễ tết, bạn có thể đi lại bằng máy bay, hoặc bạn đi du lịch lên các vùng núi cao như Đà Lạt, Sapa... Những hiểu biết sau đây sẽ giúp bạn phòng tránh tình trạng thiếu oxy, giữ gìn sức khoẻ.

Thiếu oxy là một quá trình bệnh lý phức tạp do cơ thể chúng ta không được cung cấp oxy đầy đủ cho nhu cầu hoạt động bình thường của tế bào, hoặc do bệnh lý mà tế bào tổ chức không sử dụng được oxy.

 Thiếu oxy do hô hấp

Chúng ta bị thiếu oxy do hô hấp trong trường hợp : không khí loãng, không đủ oxy cho cơ thể hô hấp khi chúng ta bay lên cao (đi máy bay), leo núi hoặc sống trên núi cao... Khi đó bạn có thể mắc "bệnh độ cao " hoặc " bệnh núi cao". 

 Đun bếp than trong nhà làm cơ thể thiếu oxy và nhiễm độc.

Bệnh độ cao: là hiện tượng thiếu oxy cấp tính khi chúng ta lên cao đột ngột trên 3000m hoặc bay cao trên mức giới hạn mà không có hoặc bị hỏng bình oxy. Các triệu chứng của bệnh xuất hiện phụ thuộc vào độ cao và sức chịu đựng của mỗi người. Dấu hiệu sớm nhất là các rối loạn thần kinh, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, nhức đầu, giảm trí nhớ, phản xạ chậm chạp, buồn nôn, rối loạn thị giác, nhìn mờ, hoa mắt; rối loạn thính giác nghe kém, ù tai, nôn, tim đập nhanh, yếu, có thể loạn nhịp. Gặp các triệu chứng này bệnh nhân cần được điều trị bằng cách cho thở oxy ngay, và trở xuống độ cao dưới 3000m. Nếu không xử trí kịp thời, hệ thần kinh bị ức chế sâu sắc dẫn tới co giật, hôn mê và tử vong.

Bệnh núi cao: là hiện tượng thiếu oxy cấp khi bạn leo lên núi cao trên 3000m như đi du lịch, leo núi. Ở đây bạn lên cao từ từ, khác "bệnh độ cao" là lên cao đột ngột trong thời gian ngắn, cơ thể không kịp thích ứng. Nguy hiểm của thiếu oxy cũng phụ thuộc vào độ cao và các yếu tố: mệt mỏi thể chất, lạnh hoặc nắng nóng. Khi lên cao trên 3000m, bạn sẽ thấy các dấu hiệu thiếu oxy bắt đầu xuất hiện: hưng phấn thần kinh, trạng thái kích thích, khoan khoái, hay cười nói... Lên cao trên 4000m dấu hiệu rõ rệt hơn, nhức đầu, buồn nôn, mệt mỏi thất thường, kém trí nhớ, khó thở, tím tái, rối loạn hô hấp... Độ cao 6000m là giới hạn cuối cùng mà con người có thể chịu đựng được mà không cần có thêm oxy. Ở bệnh leo núi còn có tình trạng nhiễm toan chuyển hóa do các cơ phải làm việc trong hoàn cảnh thiếu oxy sản sinh nhiều axit lactic và các axit khác.

Bạn sẽ thắc mắc là đối với dân tộc thiểu số thường sống trên núi cao thì sao? Câu trả lời là: với những dân tộc sống trên núi cao thì tình trạng thiếu oxy mạn được các cơ chế thích nghi của cơ thể họ bù đắp giúp ổn định cân bằng nội môi: hồng cầu có thể tăng tới 7-8 triệu/mm3 máu;  nhiễm kiềm hơi được bù đắp bằng cách tăng thải trừ khí bicacbonat của thận, do đó sự cung cấp và sử dụng oxy của tế bào được đảm bảo và họ có thể sống và lao động sản xuất bình thường. Bí quyết ở đây là họ đã thích nghi với độ cao từ bé và được thừa hưởng khả năng sống ở độ cao "cha truyền con nối "qua nhiều thế hệ rồi.

Thiếu oxy do bệnh lý 

Như chúng ta đã biết, một số bệnh tim mạch, phổi, và máu làm giảm khả năng vận chuyển oxy của máu dẫn đến thiếu oxy. Tất cả các trường hợp giảm huyết áp, suy tim, sốc, mất máu nhiều, xẹp phổi, viêm phổi, u mạch máu, thông liên nhĩ, thông liên thất, thiếu máu gây giảm số lượng hồng cầu và lượng huyết cầu tố ảnh hưởng đến vận chuyển oxy. Bệnh huyết cầu tố là những bệnh di truyền do rối loạn tổng hợp huyết cầu tố bình thường (HbA) gây xuất hiện các huyết cầu tố bệnh lý (HbS hoặc HgF) làm thay đổi chức năng vận chuyển oxy của hồng cầu và hình thể hồng cầu biến dạng thành hình liềm hoặc hình bia, do đó dễ ngưng kết và tan vỡ gây thiếu máu.

Nhiễm độc CO  trong các trường hợp:  có khí than chưa đốt cháy hoàn toàn, bếp than để trong phòng kín gió, kém thoáng khí. Nhiễm độc methemoglobin: có thể do  nhiễm độc các hóa chất như kaki chlorat, nitrobeenzol, phenylhydrazin, các hợp chất có As...; viêm phổi, đi tướt dai dẳng. Biểu hiện bệnh là xanh tím da khi lượng MetHb trên 3g% máu thành màu nâu đen, khó thở trầm trọng, tim đập nhanh, yếu , paO2 giảm rất thấp, có thể dẫn tới co giật, hôn mê và tử vong.

Phòng tránh thiếu oxy do bệnh lý cần điều trị tích cực, dứt điểm các bệnh nói trên. Không cho xe nổ máy trong nhà ở, phòng làm việc...Tránh đưa bếp than vào phòng ở, phòng ngủ hoặc đốt bếp trong các phòng kín gió kém thông khí.

Thiếu oxy do rối loạn hô hấp tế bào

Hô hấp tế bào là một quá trình oxy hóa-khử phức tạp, diễn ra nhờ hệ thống men hô hấp được phân thành những phản ứng dây chuyền liên quan chặt chẽ với nhau. Vì vậy chỉ một khâu trong chuỗi phản ứng này bị rối loạn, quá trình hô hấp tế bào cũng không thực hiện được, dù oxy được cung cấp đầy đủ, tổ chức cũng không sử dụng được oxy. Nguyên nhân của suy hô hấp tế bào có thể là: thiếu ăn, đái  tháo đường, suy nhựơc gây thiếu sinh tố và thiếu men hô hấp tế bào; nhiễm độc các chất ức chế hô hấp tế bào như thuốc ngủ, CO, H2S, As, fluorua, cyanua, các chất độc tạo ra trong quá trình nhiễm khuẩn, nhiễm độc... Phòng thiếu oxy trong trường hợp này cần ăn uống đầy đủ các chất đạm, đường, mỡ, vitamin và khoáng chất. Tránh bị nhiễm độc các hóa chất nói trên. Điều trị dứt điểm những bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc...

Như vậy nguyên nhân và bệnh sinh của thiếu oxy rất phức tạp; trong thực tế các loại thiếu oxy thường kết hợp với nhau, nên phải tùy theo tính chất và mức độ, nguyên nhân thiếu oxy mà có thái độ xử trí thích hơp. 

ThS. Minh Phát


Khó thở, buồn nôn không phải là bệnh, nó là dấu hiệu thể hiện cho một bất thường nào đó liên quan đến sức khỏe. Điều đáng nói là bản thân chúng ta khó có thể tự biết được vì sao mình bị như vậy và nó có phải là hiện tượng nguy hiểm cần được điều trị hay không.

1. Hiện tượng khó thở, buồn nôn, liệu có liên quan đến bệnh lý nào không?

Hiện tượng khó thở, buồn nôn có liên quan đến rất nhiều bệnh lý, trong đó, phổ biến nhất gồm:

Lo lắng, căng thẳng trong thời gian dài tạo áp lực tâm lý khiến cho nhiều người bị khó thở, buồn nôn

- Thiếu máu

Thiếu máu khiến cho tim không bơm đủ máu để đi nuôi cơ thể nên dẫn đến tức ngực. Trong trường hợp này, nghỉ ngơi một lát sẽ giúp cơn đau tức ngực giảm xuống và nhịp tim được điều hòa trở lại.

- Tắc nghẽn mạch máu

Người bị các vấn đề về đường huyết sẽ bị tắc nghẽn mạch máu và gây nên các triệu chứng: rối loạn nhịp tim, đánh trống ngực, mệt mỏi, khó thở, buồn nôn,...

- Bệnh tim mạch

+ Nhồi máu cơ tim: do mạch máu nuôi tim bị tắc nghẽn đột ngột, cơ tim không được cung cấp máu nên bị hoại tử sinh ra tình trạng buồn nôn, khó thở, đau tức ngực dữ dội.

+ Viêm cơ tim: bệnh khiến cho tế bào cơ tim bị viêm và cơ tim bị hoạt tử nên người bệnh sẽ gặp các triệu chứng: đau ngực kéo dài, khó thở ở nhiều mức độ,...

+ Động mạch vành: khi các nhánh của động mạch vành bị hẹp hoặc có mảng bám tích tụ bên trong sẽ khiến cho sự lưu thông máu qua động mạch gặp nhiều khó khăn. Hệ lụy sinh ra từ đâu là cơ tim có đủ lượng máu và oxy cần thiết nên bị nhồi máu, đau thắt ngực, buồn nôn, khó thở,...

- Bệnh phổi và các vấn đề hô hấp

+ Tắc đường hô hấp: khi có dị vật rơi vào đường hô hấp sẽ gây tắc và khiến bệnh nhân ho mạnh, khó thở, tím tái mặt mày. Trong trường hợp này cần phải đẩy dị vật ra bên ngoài để tránh nguy hiểm đến tính mạng.

+ Viêm phổi: bệnh khiến cho tổ chức phổi bị tổn thương nên sinh ra các cơn khó thở, mệt mỏi, buồn nôn,...

Người bị viêm phế quản cũng thường gặp triệu chứng khó thở

+ Viêm phế quản: đây là chứng viêm lớp niêm mạc ống phế quản chủ yếu do nhiễm trùng mà ra. Triệu chứng ở người bệnh thường là ho có đờm đặc, khó thở, buồn nôn, tức ngực.

+ Viêm phế quản co thắt: do đường ống dẫn khí từ khí quản vào phổi và các cơ phế quản bị viêm, lòng phế quản bị thu hẹp nên sinh ra hiện tượng phù nề gây bó hẹp, co thắt đường thở. Bởi vậy ở trường hợp này bệnh nhân dễ bị buồn nôn, tức ngực, khó thở.

- Tiêu hóa và bài tiết

+ Bệnh sỏi mật: sự hình thành sỏi ở đường mật hoặc túi mật sẽ khiến người bệnh bị đau ở thượng vị, vùng bụng, khó thở, buồn nôn, tức ngực. Cơn đau thường mạnh nhất về đêm hoặc sau khi ăn.

+ Trào ngược acid dạ dày - thực quản: triệu chứng dễ gặp ở người bị bệnh này đó là buồn nôn, khó thở, ợ hơi,...

+ Ngộ độc thực phẩm: các triệu chứng cấp tính như khó thở, buồn nôn, tức ngực,... thường xuất hiện sau khi bị ngộ độc thực phẩm từ vài phút đến vài giờ hoặc vài ngày. Ở mức độ nhẹ, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, suy kiệt về thể chất và tinh thần. Ở mức độ nặng, bệnh có thể gây tử vong.

2. Cẩn trọng với tình trạng khó thở buồn nôn khi mang thai

2.1. Vì sao khi mang thai nhiều người bị khó thở, buồn nôn?

Khó thở, buồn nôn là hiện tượng thường xảy ra với nhiều thai phụ, ở những thời điểm khác nhau do:

- Sự thay đổi hormone

Thời kỳ đầu thai nghén, do hormone progesterone hoạt động mạnh nên nhiều thai phụ sẽ bị khó thở. Mặc dù nó không nguy hiểm nhưng sẽ khiến mẹ bầu mệt mỏi, khó chịu.

- Sự lớn dần của tử cung

Càng về sau thai nhi càng phát triển kéo theo đó là sự lớn dần của tử cung nên khiến cho cơ hoành bị chèn ép. Do cơ hoành có sự gắn kết mật thiết với phổi nên khi nó bị chèn ép, tất nhiên phổi cũng sẽ bị chèn ép theo từ đó sinh ra tình trạng khó thở, buồn nôn ở nhiều mẹ bầu. Trong trường hợp nặng hơn, do không khí không kịp vào phổi sinh ra thiếu oxy, thậm chí nhiều mẹ bầu còn bị ngất xỉu.

Sự lớn dần của tử cung ở những tháng cuối thai kỳ cũng khiến cho nhiều mẹ bầu bị khó thở, buồn nôn

- Thiếu máu

Trong suốt thai kỳ, cơ thể thai phụ cần lượng máu rất lớn để nuôi mẹ và bé. Vì thế, khi nguồn cung cấp không đủ sẽ dẫn đến tình trạng chóng mặt, buồn nôn, khó thở,... ở mẹ bầu.

2.2. Trường hợp cần lưu ý

Hầu hết các trường hợp khó thở, buồn nôn ở thai phụ không nguy hiểm nhưng nếu tình trạng này đi kèm các triệu chứng sau, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, mẹ bầu cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ:

- Ho có đờm màu xanh, vàng; sốt; tức ngực.

- Chân sưng, da chân chuyển sang màu đỏ.

- Có tiền sử huyết áp thấp.

- Mắc bệnh cao huyết áp, hen suyễn.

Để hạn chế tình trạng khó thở, buồn nôn trong thai kỳ mẹ bầu nên:

- Mặc quần áo rộng rãi, không có mùi khó chịu.

- Không hoạt động mạnh hay làm việc nặng tăng áp lực cho cơ thể.

- Kê cao gối trên đầu, lót thêm một chiếc gối nhỏ chèn thân trên để tránh tình trạng thai nhi tạo áp lực chèn lên phổi.

- Kê cao chân giúp máu được lưu thông tốt hơn.

- Chọn các bài yoga nhẹ cho bà bầu.

- Nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần thoải mái và vui vẻ.

- Khi ngồi, chú ý giữ lưng thẳng, vai hơi đẩy về phía trước để cơ hoành giảm được áp lực nhờ đó mà không khí đi vào phổi được nhiều hơn.

Trên đây là những chia sẻ về hiện tượng khó thở, buồn nôn thường gặp ở nhiều người. Không phải ai cũng biết lý do khiến mình gặp phải tình trạng này, vì thế, khi chưa thể chắc chắn được vì sao mình bị như vậy, đừng chủ quan, hãy trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để có được chẩn đoán chính xác.

Nếu đang bị khó thở, buồn nôn mà chưa biết căn nguyên do đâu, bạn có thể đến trực tiếp Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hoặc liên hệ tổng đài 1900 56 56 56, bằng kiến thức chuyên môn vững vàng của mình, chuyên viên y tế của chúng tôi sẽ giúp bạn tìm ra lời giải đáp chính xác.

Video liên quan

Chủ đề