Tại sao khi đến tuổi trưởng thành cơ thể người không cao thêm được nữa

Lý do nào khiến người trưởng thành khó cao hơn trẻ nhỏ?

Khi qua tuổi 25, người trưởng thành vẫn có thể cải thiện chiều cao, tuy nhiên chiều cao này chỉ có tính tạm thời thông qua việc hấp thụ vitamin D cũng như tập các bài tập nhất định.

Tại sao khi đến tuổi trưởng thành cơ thể người không cao thêm được nữa
Đừng nghĩ cao là sướng, người có chiều cao vượt trội gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.

Gần như cơ thể của tất cả mọi người đều thu nhỏ lại cùng với tuổi tác. Nhưng một số người vẫn khẳng định rằng họ cao lên hàng năm. Nếu họ không phải là trẻ con hoặc thanh thiếu niên, có thể họ đã nhầm.

Đó là kết luận của Todd Milbrandt, một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình cho trẻ tại Rochester, Minn.

Các thời điểm phát triển vượt trội

Mọi đứa trẻ đều lớn lên với tốc độ rất chậm cho đến khi ngừng hẳn lại, với các mốc phát triển bộc phát khi còn nhỏ và khi đang ở tuổi mới lớn.

Với chế độ ăn tốt, giàu vitamin D và canxi, hầu hết các bé gái đều phát triển chiều cao từ lúc 10 đến 14 tuổi và dừng lại lúc 16 tuổi, trong khi các bé trai bắt đầu lớn từ 12 đến khoảng 16 hoặc 18 tuổi, và theo bác sĩ Milbrandt, một số trường hợp đặc biệt còn kéo dài đến 20 tuổi. Sau đó, các đĩa sụn tăng trưởng của chúng (nằm ở cuối mỗi đoạn xương) bị hấp thụ vào cơ thể, vì thế ngăn chặn những sự thay đổi có thể xảy ra.

Bác sĩ Milbrandt cho biết: “Có thể có bệnh nhân 21 tuổi nhưng vẫn trẻ về tuổi xương, đó là lý do tại sao cậu ta vẫn cao lên khi đang học đại học, trái lại chiều cao của một số người khác đã ngừng tăng lên khi họ mới 13 hoặc 14 tuổi”.

Các nhà khoa học đang tìm hiểu điều gì khiến các sụn tăng trưởng ngừng phát triển. Các bác sĩ nội tiết nhi khoa có thể kê đơn một loại hormone gọi là IGF-1 cho những trẻ có chiều cao dưới trung bình trong giai đoạn dậy thì để có được chiều cao bình thường. Nhưng với người lớn thì không có tác dụng “vì người lớn không có các đĩa sụn trưởng thành”, Milbrandt giải thích.

Những người bất thường về nội tiết có thể vẫn cao lên khi đã trưởng thành, nhưng họ có thể bị một chứng bệnh gọi là chứng phì đại. Theo Milbrandt, “Họ thường có một khối u trong tuyến yên tiết ra quá nhiều hormon tăng trưởng. Nhưng kể cả như thế họ cũng chỉ cao lên đến năm 25 tuổi mà thôi”. Ông cũng khuyên rằng người trưởng thành mà vẫn cao lên sau 21 tuổi thì nên đi gặp bác sĩ để được chẩn đoán.

Chiều cao thay đổi trong ngày

Một số người trưởng thành có thể nhầm tưởng là mình vẫn cao lên vì thực ra chiều cao của mỗi người cũng thay đổi trong ngày. Nhìn chung, một người sẽ cao hơn vào buổi sáng so với buổi chiều do các tế bào hấp thu nhiều chất lỏng trong đêm.

“Hãy tưởng tượng một chiếc lốp xe được bơm căng – cái đó gọi là sức trương. Khi bạn tỉnh dậy và chưa hề đứng, sức trương của bạn đạt cực đại, vì thế buổi sáng bạn sẽ cao hơn. Vào cuối ngày, trọng lực lên tiếng và khoảng không giữa các đốt sống đã mất đi sức trương đó”.

Theo Milbrandt: “Sự khác biệt về chiều cao giữa buổi sáng và buổi tối có thể lên đến hơn 1 cm và chắc chắn một bệnh nhân sẽ cao hơn khi họ đến phòng khám vào buổi sáng. Ngoài ra, chiếc cân ở phòng khám cũng có thể không chính xác".

Làm thế nào để cao hơn?

Sau giai đoạn dậy thì, cơ thể của hầu hết chúng ta bắt đầu thu nhỏ lại cùng tuổi tác. Nhưng vẫn có nhiều cách để duy trì chiều cao và thậm chí cải thiện thêm. Theo bác sĩ Milbrandt, ông luôn khuyên các bệnh nhân bổ sung thêm vitamin D để xương khỏe hơn.

Các bài tập rướn người và yoga có thể có tác dụng tăng chiều cao nhờ kéo dài cột sống, nhưng tác dụng này chỉ là tạm thời.

Đinh Vân

Theo WSJ

Từ khóa: chiều cao, trưởng thành, nghiên cứu, sức khỏe, khoa học
Cùng chuyên mục
Xem theo ngày Ngày 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 Tháng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Năm 2022 2021 2020 2019 2018 2017 2016 2015 2014 XEM

Tuổi dậy thì nhưng “ì” không cao, tại sao?

Tài liệu tham khảo

  • 1. Grummer-Strawn LM, Reinold C, Krebs NF, Centers for Disease Control and Prevention (CDC): Biểu đồ tăng trưởng theo Tổ chức Y tế Thê giời và CDC cho trẻ em từ 0-59 tháng tuổi ở Hoa Kỳ. MMWR Recomm Rep 10 (RR-9): 1-15, 2010. Clarification and additional information. Bổ sung và phân loại thông tin. MMWR Recomm Rep 59(36): 1184, 2010.

Sự phát triển sinh lý

Sự đột phá về tăng trưởng ở nam giới xảy ra vào khoảng 12 đến 17 tuổi, với thời điểm cao nhất là từ 13 đến 15 tuổi; dự kiến trẻ có thể tăng > 10 cm/ năm trong những năm đỉnh cao tốc độ tăng trưởng. Sự đột phá tăng trưởng ở trẻ gái xảy ra vào khoảng tuổi 9½ đến 14½, với thời điểm cao nhất trong độ tuổi từ 11 đến 13½; trẻ có thể tăng 9 cm/năm trong những năm đỉnh cao tốc tộc tăng trưởng.

Nếu dậy thì muộn Dậy thì muộn Dậy thì muộn là tình trạng tuổi dậy thì không bắt đầu vào thời điểm thông thường Dậy thì muộn có thể là kết quả của sự chậm phát triển, thường xảy ra ở thanh thiếu niên có tiền sử gia đình bị... đọc thêm , tăng trưởng chiều cao có thể bị chậm lại đáng kể. Nếu sự chậm trễ không phải do bệnh lý, sự tăng trưởng bùng phát của tuổi vị thành niên xảy ra sau đó và bắt kịp với nhịp độ bình thường, với chiều cao đạt được theo các đường bách phân vị cho đến khi đứa trẻ đạt đến độ cao xác định về mặt di truyền. Ở tuổi 18, trẻ trai hầu hết vẫn có thể cao được khoảng 2,5 cm và tăng chiều cao ít hơn đối với trẻ gái, những đối tượng đã 99% hoàn thành tăng trưởng Ở những trẻ gái dậy thì sớm Tuổi dậy sớm Quá trình dậy thì diễn ra sớm là sự trưởng thành về giới tính trước 8 tuổi ở bé gái hoặc 9 tuổi ở bé trai. Chẩn đoán bằng so sánh với tiêu chuẩn dân số, chụp X quang của tay trái và cổ tay để... đọc thêm thật (trước 8 tuổi), sự đột phá tăng trưởng xảy ra sớm cùng với việc trẻ bắt đầu có kinh nguyệt, cuối cùng, trẻ thường thấp vì sự cốt hóa sớm của sụn tăng trưởng. Mặc dù dậy thì sớm được định nghĩa là sự phát triển bắt đầu trước 8 tuổi, một số trẻ gái phát triển trước 8 tuổi có thể là bình thường.

Toàn bộ các hệ thống cơ quan và cơ thể trải qua sự tăng trưởng chính trong thời kỳ vị thành niên; tuyến vú ở trẻ gái, bộ phận sinh dục và hệ thống lông ở cả hai giới đều trải qua những thay đổi rõ ràng nhất. Ngay cả khi quá trình này diễn ra bình thường, cần có sự điều chỉnh về mặt cảm xúc đáng kể. Nếu thời gian phát triển không điển hình, đặc biệt là ở một trẻ trai bị chậm phát triển về thể chất hoặc ở một trẻ gái mà sự phát triển của trẻ xảy ra sớm thì có thể dễ có cảm xúc lo lắng Hầu hết trẻ trai tăng trưởng chậm thường có chậm phát triển thể chất (Xem thêm Suy sinh dục nam.) Thiểu năng tuyến sinh dục nam làm giảm việc sản sinh testosterone, tinh trùng, hoặc cả hai, hoặc hiếm khi giảm đáp ứng với testosterone, dẫn đến chậm dậy thì,thiếu... đọc thêm nhưng cuối cùng sẽ bắt kịp với bạn bè cùng trang lứa. Cần phải đánh giá để loại trừ các nguyên nhân bệnh lý và cần thiết đưa ra sự khẳng định lại.

Các hướng dẫn liên quan đến dinh dưỡng, thể dục thể thao và lối sống nên được cung cấp cho tất cả thanh thiếu niên, với sự chú ý đặc biệt đến vai trò của các hoạt động như thể thao, nghệ thuật, hoạt động xã hội và các đóng góp cho cộng đồng trong cuộc sống của thanh thiếu niên. Các nhu cầu liên quan về protein và năng lượng (g hoặc kcal / kg trọng lượng cơ thể) giảm dần dần kể từ khi trẻ sơ sinh qua tuổi vị thành niên (xem Bảng: Tham khảo chế độ ăn khuyến nghị * Đối với các chất dinh dưỡng đa lượng, Ban Thực phẩm và Dinh dưỡng, Viện Y khoa của Học viện Quốc gia Tham khảo chế độ ăn khuyến nghị * Đối với các chất dinh dưỡng đa lượng, Ban Thực phẩm và Dinh dưỡng, Viện Y khoa của Học viện Quốc gia Dinh dưỡng là khoa học về thực phẩm và mối quan hệ của nó tới sức khoẻ. Các chất dinh dưỡng là các chất hóa học trong thực phẩm được cơ thể sử dụng cho sự tăng trưởng, duy trì và hoạt động.... đọc thêm ), mặc dù các nhu cầu tuyệt đối tăng lên. Nhu cầu về protein đối với trẻ trai từ 15 đến 18 tuổi là 0,9 g / kg / ngày và đối với trẻ gái cùng tuổi là 0,8 g / kg / ngày; nhu cầu năng lượng tương đối trung bình của trẻ trai từ 15 đến 18 tuổi là 45,5 kcal / kg và đối với trẻ nữ cùng độ tuổi là 40 kcal / kg.