Tại sao gọi rét nàng bân

Câu hỏi: Rét Nàng Bân là gì?

Trả lời:

Rét nàng Bânlà cách gọi đợtrétcuối cùng củamùa xuân xảy ra vào tháng Ba Âm lịch ởmiền Bắc Việt Nam hay còn được coi là đợt rét muộn. Đây là 1 đợt rét đậm, kéo dài vài ngày, thường kèm theo mưa nhỏ,mưa phùndo đặc trưng của kiểu di chuyển của khối không khí lạnh cuối mùa không phải chỉ từ Bắc xuống Nam mà hơi lệch về phía Đông quavịnh Bắc Bộ, đưa hơi nước từ biển vào và chúng di chuyển có thể không mạnh.

Ngoài ra, cùng Top lời giải tìm hiểu về sự tích rét “Nàng Bân” nhé

1. Nguồn gốc tên gọi “rét Nàng Bân”

Trong dân gian có câu“Tháng giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét nàng Bân”– đó là câu tục ngữ quen thuộc về nét đặc biệt có lẽ chỉ tìm thấy ở khí hậu miền Bắc. Nếu như tháng 1 se lạnh với những cơn mưa phùn thanh nhẹ, tháng 2 đẹp duyên dáng trong sắc hoa xuân tươi tắn thì rét nàng Bân lại là sự kì diệu của tạo hóa ưu ái ban tặng cho tháng 3, khi mà thời tiết đột nhiên trở lạnh ngay giữa những ngày nắng liên tiếp.

Tháng Giêng, tháng Hai thì đã rõ, là cái rét còn sót lại của năm cũ, mùa đông… Cây cối đâm chồi nẩy lộc, hoa mới chớm vào nụ, nắng lên hẳn sẽ bị héo tàn. Thế nhưng, đến tháng Ba, hà cớ chi lại còn rét thêm nữa?

Chắc phải có nguyên do nào đây, bởi vì dân gian vẫn cho rằng, trời đã làm gì, đã sinh ra cái gì, tất cả đều phải cân nhắc kỹ càng, chứ chẳng thể có những chuyện bỗng dưng vô cớ được. Phải chăng cái tên gọi rét nàng Bân cũng từ đó mà ra.

2. Sự tích rét nàng Bân

Nàng Bân may áo cho chồng
May ba tháng trọn mới ròngcổ tay.

Nàng Bân là con gái củaNgọc Hoàngnhưng khác với nhiều chị em của mình, nàng Bân chậm chạp và có phần vụng về. Tuy nhiên, nàng Bân vẫn được cha mẹ yêu chiều.Ngọc Hoàngvà Vương Mẫu thương con thua em kém chị nhưng không biết làm cách nào, mới bàn nhau gả chồng cho nàng để nàng biết thêm công việc nội trợ trong gia đình.

Chồng nàng Bân cũng là một người trên thế giới nhà trời. Nàng yêu chồng lắm. Thấy mùa rét đã đến, nàng định tâm may cho chồng một cái áo ngự hàn. Nhưng nàng vụng về quá, khi bắt đầu rét, nàng Bân đã bắt đầu công việc song cứ loay hoay mãi, tìm được cái nọ thì thiếu cái kia, se được chỉ thì chưa có kim, đưa sợi vào dệt thì thoi, suốt lại hỏng. Đến nỗi trời đã sắp sang xuân rồi mà chỉ mới may trọn được đôicổ tay.

Nhưng nàng Bân vẫn không nản chí. Nàng may mãi qua tháng Giêng rồi hết tháng Hai, cho tới khi áo may xong thì vừa lúc trời hết rét. Nàng Bân buồn lắm. Thấy con âu sầu, Ngọc Hoàng cảm động bèn làm cho trời rét lại mấy hôm để chồng nàng mặc thử áo.

Từ đó thành lệ, hàng năm vào khoảng tháng Ba tuy mùa rét đã qua, mùa nóng đã tới nhưng có lúc tự nhiên rét lại mấy hôm, người ta gọi cái rét đó là rét nàng Bân. Tục ngữ có câu:Tháng Giêng rét đài, tháng Hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bânlà vì thế.

3. Rét nàng Bân kéo dài bao lâu?

Rét nàng Bân là đợt rét cuối cùng của mùa đông, kéo dài khoảng vài ngày trong đầu tháng Ba Âm lịch. Mặc dù nó chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nhưng có những năm thời tiết của Bắc Bộ lại trở rét đậm. Chính vì vậy, trong dân gian còn có câu tục ngữ: Rét tháng Ba, bà già chết cóng.

4. Cần làm gì để bảo vệ sức khỏe khi miền Bắc đón rét nàng Bân về?

a. Những nguyên tắc cần nhớ để bảo vệ sức khỏe khi đón rét

- Giữ ấm

Việc đầu tiên chính là giữ ấm cơ thể, nhất là những vùng cơ thể dễ hở ra bên ngoài như trán, cổ, tay, chân.

- Tăng cường ăn rau xanh và các loại trái cây

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, để cơ thể có trạng thái thích nghi nhanh chóng với sự thay đổi nhiệt độ thì nâng cao hệ miễn dịch là điều quan trọng, Trong đó bổ sung rau xanh, các loại trái cây rau củ sẽ khiến sức đề kháng được cải thiện. Bổ sung vitamin C cũng là một gợi ý dễ dàng thực hiện mà bạn có thể tham khảo.

- Kích thích hệ tiêu hóa và nâng cao khả năng giữ nhiệt

Khi nhiệt độ ngoài trời giảm thì việc làm sao để cơ thể không bị mất quá nhiều nhiệt là một vấn đề quan trọng trong bảo vệ sức khỏe. Những loại gia vị có tính cay ấm như gừng, quế, tỏi, hành,.. nên được bổ sung thêm làm gia vị cho bữa ăn để kích thích hệ tiêu hóa, giải cảm và giữ nhiệt hiệu quả.

- Vận động đúng cách

Khi khí huyết trong cơ thể lưu thông sẽ giúp mạch máu giãn ra, đưa máu tới bề mặt da để sản sinh ra nhiệt giúp cơ thể giữ ấm hiệu quả trong những ngày trời giảm nhiệt độ.

Do vậy, hãy chú ý tới việc tập luyện thể dục, thể thao phù hợp. Nhưng đừng bỏ quaNhững sai lầm khi tập thể dục khi trời rétđể đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

- Ngâm chân bằng nước muối ấm (hoặc thêm gừng)

Ngâm chân vào buổi tối bằng nước muối ấm có thêm gừng sẽ giúp điều hòa khí huyết, giữ ấm và bảo vệ sức khỏe hiệu quả.

b. Đối với các gia đình có trẻ nhỏ

- Nguyên tắc "4 ấm"

Vẫn là vấn đề giữ ấm để bảo vệ sức khỏe. Cha mẹ cần chú ý giữ ấm 4 bộ phận quan trọng bao gồm bụng, tay, chân và lưng để bé không bị nhiễm lạnh gây ốm, cảm lạnh do khí lạnh xâm nhập vào cơ thể.

Nhất là với những gia đình có trẻ sơ sinh. Do cơ thể bé chưa thể tự điều hòa thân nhiệt được nên rất dễ rơi vào tình trạng quá nóng hoặc quá lạnh. Chính vì thế mà vào những ngày nhiệt độ xuống thấm nên chú ý tới việc mặc thêm áo ấm cho trẻ. Lựa chọn việc mặc nhiều lớp với chất liệu dễ thấm hút mồ hôi để không gây bí bức.

Ngoài ra nên đội thêm mũ len hoặc mang tất chân, tất tay.

- Hạn chế đưa trẻ ra ngoài trời

Vào những ngày nhiệt độ giảm thấp, nên hạn chế các hoạt động đưa trẻ ra ngoài trời như đi dạo, picnic,... Để trẻ vui chơi ngoài trời lạnh trong thời gian dài dễ khiến trẻ bị mất nhiệt, ảnh hưởng tớisức khỏe.

- Chú ý chế độ ăn

Cũng như người trưởng thành, trẻ nhỏ cần một chế độ ăn đủ chất để nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể, góp phần bảo vệ sức khỏe khi thời tiết chuyển lạnh.

Bổ sung vitamin C giúp trẻ nâng cao sức đề kháng

Cha mẹ nên chú ý tới nhiệt độ thức ăn và đồ uống của trẻ vào những ngày này. Nên ăn thức ăn ấm, uống nước ấm để dễ tiêu hóa và không gây lạnh bụng, viêm họng.

- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ

Trẻ thường có nhiều hoạt động vui chơi, tiếp xúc với những trẻ khác nên nhiều khi "vô tình" tiếp xúc với nguồn virus,vi khuẩn gây cảm cúm, cảm lạnh. Vì thế mà phụ huynh nên giúp trẻ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh đồ chơi loại bỏ mầm bệnh.

Vấn đề vệ sinh cá nhân đúng cách để bảo vệ sức khỏe cho trẻ phụ huynh cũng cần thực hiện để trẻ học theo và cũng giảm nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh từ người lớn sang con nhỏ.

Rét nàng Bân là gì, tại sao gọi là rét nàng Bân, sự tích rét nàng Bân? Mời các bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Rét nàng Bân là tên gọi của đợt rét cuối cùng của mùa đông, diễn ra vào tháng 3 âm lịch ở miền Bắc Việt Nam.

Đây là 1 đợt rét đậm, thường kèm theo mưa nhỏ, mưa phùn và kéo dài vài ngày.

Bạn đang xem: Rét nàng bân là gì?

Tại sao gọi rét nàng bân

Nguồn gốc tên gọi rét nàng Bân

Cái tên rét nàng Bân bắt nguồn từ một sự tích xưa.

Nàng Bân là con gái của Ngọc Hoàng nhưng khác với nhiều chị em của mình, nàng Bân chậm chạp và có phần vụng về. Tuy nhiên, nàng Bân vẫn được cha mẹ yêu chiều. Ngọc Hoàng và Vương Mẫu thương con thua em kém chị nhưng không biết làm cách nào, mới bàn nhau gả chồng cho nàng để nàng biết thêm công việc nội trợ trong gia đình.

Chồng nàng Bân cũng là một người trên thế giới nhà trời. Nàng yêu chồng lắm. Thấy mùa rét đã đến, nàng định tâm may cho chồng một cái áo ngự hàn. Nhưng nàng vụng về quá, khi bắt đầu rét, nàng Bân đã bắt đầu công việc song cứ loay hoay mãi, tìm được cái nọ thì thiếu cái kia, se được chỉ thì chưa có kim, đưa sợi vào dệt thì thoi, suốt lại hỏng. Đến nỗi trời đã sắp sang xuân rồi mà chỉ mới may trọn được đôi cổ tay.

Tại sao gọi rét nàng bân

Nhưng nàng Bân vẫn không nản chí. Nàng may mãi qua tháng Giêng rồi hết tháng Hai, cho tới khi áo may xong thì vừa lúc trời hết rét. Nàng Bân buồn lắm. Thấy con âu sầu, Ngọc Hoàng cảm động bèn làm cho trời rét lại mấy hôm để chồng nàng mặc thử áo.

Từ đó thành lệ, hàng năm vào khoảng tháng Ba tuy mùa rét đã qua, mùa nóng đã tới nhưng có lúc tự nhiên rét lại mấy hôm, người ta gọi cái rét đó là rét nàng Bân. Tục ngữ có câu: Tháng Giêng rét đài, tháng Hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân là vì thế.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Tổng hợp

Bản quyền bài viết thuộc trường THPT Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!

Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)

"Tháng Giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân". Đây là câu tục ngữ không còn quá xa lạ với mỗi người Việt khi nói về hiện tượng thời tiết tại các tỉnh Bắc Bộ trong giai đoạn đầu năm.

Vậy, rét nàng Bân thực sự là gì? Tại sao lại có khái niệm này, cũng như những lý giải xung quanh hiện tượng rét bất thường trước khi bước vào mùa nóng ra sao? 

Sự tích rét nàng Bân

Tại sao gọi rét nàng bân

Sự tích nàng Bân may áo cho chồng lý giải cho hiện tượng rét muộn tại các tỉnh Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ suốt nhiều năm qua.

Theo sự tích kể lại, nàng Bân là con gái của Ngọc Hoàng nhưng khác với nhiều chị em của mình, nàng Bân chậm chạp và có phần vụng về. 

Chồng nàng Bân cũng là một người trên thế giới nhà trời. Nàng yêu chồng lắm. Thấy mùa rét đã đến, nàng định tâm may cho chồng một cái áo ngự hàn.  

Nhưng nàng vụng về quá, khi bắt đầu rét, nàng Bân đã bắt đầu công việc song cứ loay hoay mãi, tìm được cái nọ thì thiếu cái kia, se được chỉ thì chưa có kim, đưa sợi vào dệt thì thoi, suốt lại hỏng. 

Đến nỗi trời đã sắp sang xuân rồi mà chỉ mới may trọn được đôi cổ tay. Nhưng nàng Bân vẫn không nản chí.

Nàng may mãi qua tháng Giêng rồi hết tháng Hai, cho tới khi áo may xong thì vừa lúc trời hết rét. 

Nàng Bân buồn lắm. Thấy con âu sầu, Ngọc Hoàng gạn hỏi. Khi biết chuyện Ngọc Hoàng cảm động bèn làm cho trời rét lại mấy hôm để chồng nàng mặc thử áo.  

Từ đó thành thông lệ, cứ hàng năm vào khoảng tháng Ba tuy mùa rét đã qua, mùa nóng đã tới nhưng có lúc tự nhiên rét lại mấy hôm, người ta gọi cái rét đó là rét nàng Bân. 

Lý giải khoa học cho hiện tượng rét nàng Bân 

Rét nàng Bân thường rơi vào thời đoạn cuối tháng 3 đến đầu tháng 5 dương lịch. Đây thực chất là đợt rét muộn do ảnh hưởng của không khí lạnh từ phía Bắc tràn về vào cuối tháng 3 và thậm chí tháng 4 dương lịch, khi thời tiết đã ấm lên khá nhiều. 

Dựa theo biểu đồ mây từ các đài quan trắc và công cụ đo lường, có thể thấy trong thời gian này, không khí lạnh vẫn còn hoạt động, và vẫn có những đợt gây ra trời rét.

Kiểu thời tiết đặc trưng của rét nàng Bân thường kèm theo mưa nhỏ, mưa phùn do khối không khí lạnh cuối mùa không phải chỉ từ Bắc xuống Nam mà hơi lệch về phía Đông qua vịnh Bắc Bộ, đưa hơi nước từ biển vào.

Thời gian này, nhiệt độ có thể giảm 5 - 8 độ C, khiến nhiệt độ trung bình giảm xuống dưới 20 độ C. Ngoài ra, ở một số nơi có thể có mưa rào và dông mạnh, trong cơn dông  xảy ra tố lốc, mưa đá và gió giật mạnh.

Trên thực tế, rét nàng Bân không phải là đợt rét đậm, giống như nhiều đợt rét trong mùa đông. Tuy nhiên do mức nhiệt chung của khu vực đã ấm lên khá nhiều so với giai đoạn tháng 12, nên người ta thường cảm thấy rất lạnh là vì thế. 

Tại sao gọi rét nàng bân

Do sự biến đổi của khí hậu tại Việt Nam nói riêng, và trên thế giới nói chung, rét nàng Bân không phải năm nào cũng xuất hiện, nhưng có năm xảy ra tới vài đợt, mỗi đợt kéo dài vài ba ngày.

Cụ thể theo thống kê của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, tần suất xuất hiện các đợt rét trong thời gian này chỉ khoảng 30%. Như vậy, trung bình thì cứ 10 năm thì có khoảng 3 lần xảy ra hiện tượng rét nàng Bân.

Sự nóng lên của Trái Đất, El Nino mạnh kéo dài, và hiệu ứng đô thị hóa là những nguyên nhân đưa ra để lý giải cho sự thay đổi này. 

Tại Việt Nam, rét nàng Bân có ảnh hưởng nhất định đến sản xuất nông nghiệp vì thời điểm xuất hiện rét, cây trồng, nhất là cây lúa đang làm đòng, nền nhiệt độ thấp sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của cây lúa, ảnh hưởng đến năng suất lúa.

Ngoài ra, khi rét đột ngột sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người già và trẻ nhỏ do cơ thể không kịp thích ứng. Vì thế, dân gian có câu: "Rét tháng Ba, bà già chết cóng". 

Minh Khôi