Tại sao gọi lượng mưa bằng bao nhiêu milimét

Thời tiết là một hiện tượng của tự nhiên mà chúng ta luôn gặp hằng ngày .Có những ngày nắng nóng , có những ngày râm mát , nhưng cũng có những ngày trời lạnh , hay mưa bão . Nhưng tất cả những điều đó đều là quy luật của tự nhiên , một trong những yếu tố để làm nên thời tiết . Bài viết ngắn này , chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu chủ yếu về một quy luật khái niệm lượng mưa là gì bạn nhé.

Khái niệm lượng mưa là gì cũng như đặc điểm của chúng ?

Lượng mưa được gọi là bề dày của mưa tại một thời điểm nào đó . Có thể hiểu một cách đơn giản là lượng mưa hay còn được gọi mưa to , hay mưa nhỏ tại thời điểm mưa .

Đặc điểm của chúng

Lượng được tính bằng mm (milimet) , người ta thường hay gọi lượng mưa trên mm có nghĩa là máy sử dụng đo lượng mưa có ống chia mm để xác định được lượng mưa như thế nào ? 

Lượng mưa lớn hay nhỏ là một quá trình xảy ra trên diện tích rộng tùy từng khu vực . Mưa lớn trên diện tích rộng , có thể xảy ra trọng một ngày , hai ngày thậm chí vài ngày . Có thể xảy ra ở một khu vực , hay nhiều khu vực cùng một lúc hay khác lúc . Chúng có thể mưa liên tục trong nhiều giờ , nhiều ngày cũng có thể mưa ngắt quảng từng trận khác nhau . Người ta thường căn cứ vào lượng mưa thực tế trong một ngày tại các trạm quan sát khí tượng thủy văn để mà phân tích các cấp độ mưa khác nhau . Theo quy định của tổ chức khí tượng trên thế giới , mưa lớn được chia làm 3 loại cụ thể như sau : 

Lượng mưa là chiều dày của lớp nước mưa tại một địa điểm nào đó. (Không để bị thấm xuống đất và bị bốc hơi).

Ví dụ: Lấy một dụng cụ có hình trụ, đặt ở ngoài trời để đo lượng mưa thì chiều dày của lớp nước mưa đo được trong dụng cụ đo đó chính là lượng mưa. (Dụng cụ đo có chiều cao tương đối cao, không để nước mưa trong dụng cụ đo văng ra ngoài, cũng không để nước mưa ở dưới đất văng vào dụng cụ đo và trên cao không bị che chắn).

Ví dụ:
- Lớp nước mưa trong dụng cụ đo dày 1,5cm, có nghĩa là lượng mưa 15mm.
- Lớp nước mưa trong dụng cụ đo dày 5cm, có nghĩa là lượng mưa 50mm.

2. Đơn vị của lượng mưa

Đơn vị của lượng mưa thường được sử dụng là milimet (mm) và tính số lẻ đến 0,1mm.

3. Dụng cụ đo lượng mưa

Dụng cụ đo mưa hay còn gọi là vũ lượng kế hoặc vũ kế là một dụng cụ được dùng bởi các nhà khí tượng học và thủy văn học để đo lượng mưa trong một khoảng thời gian. Hầu hết các dụng cụ đo mưa được đo bằng đơn vị milimét. Lượng mưa đôi khi được báo cáo bằng centimét hay inch.

Các loại dụng cụ đo gồm các loại có một ống chia độ, máy đo khối lượng, máy đo nhỏ giọt và một ống gom được gắn vào. Mỗi loại có những ưu điểm và khuyết điểm riêng trong việc nhận thông tin về mưa.

Các dụng cụ đo mưa cũng có những giới hạn của nó. Thí dụ trong trường hợp bão nhiệt đới, thì việc đo mưa hầu như không thể thực hiện hoặc cho kết quả không chính xác (giả sử rằng thiết bị không bị ảnh hưởng do bão) do gió quá mạnh. Mặt khác, dụng cụ đo mưa chỉ cho kết quả trong một khu vực nhỏ. Một trở ngại nữa là khi thời tiết lạnh, nhiệt độ giảm xuống dưới 0 °C. Khi đó, nước hoặc tuyết sẽ bị đóng băng và không thể chảy vào phễu thu.

Dụng cụ đo mưa có thể được đọc một cách thủ công hoặc tự động bằng trạm quan trắc tự động. Tần suất đọc thông tin phụ thuộc vào yêu cầu của cơ quan khí tượng. Dụng cụ đo mưa, cũng như các dụng cụ thời tiết khác phải được đặt xa các công trình để đảm bảo độ chính xác.

Có rất nhiều loại dụng cụ đo mưa, có thể tạm phân loại dụng cụ đo mưa như sau:
- Vũ lượng kế đơn giản;
- Vũ lượng kế tự ghi;
- Vũ lượng kế tự động.

Hiện nay, người ta thường sử dụng các loại vũ lượng kế sau:

3.1. Vũ lượng kế đơn giản

Nguyên lý đo: đo thủ công (người đo trực tiếp).
Dụng cụ chính gồm: thùng đo mưa và cốc đo mưa.

a. Thùng đo mưa

Vũ lượng kế đơn giản nhất và được sử dụng phổ biến nhất là thùng đo mưa.
Thùng đo mưa làm bằng tôn, gồm hai ngăn, được thông nhau bằng một cái phễu hình nón, có tác dụng làm giảm sự bốc hơi. Thùng có nắp để đậy khi thay thùng lúc quan trắc.
- Diện tích miệng thùng đo mưa: 200cm2.
- Chiều cao thùng đo mưa: 40cm.
- Miệng thùng đo mưa đặt cách mặt đất: 1,5m.
- Thùng đo mưa phải đặt cách xa các vật cản như nhà cửa, cây cối từ 3 lần đến 4 lần chiều cao của vật cản.
Miệng thùng đo mưa hình tròn. Vì vậy, đường kính miệng thùng đo mưa có chiều dài xấp xỉ 16 cm.
 

Ảnh: Thùng đo mưa, cốc đo mưa P200 và trụ đo mưa.


b. Cốc đo mưa

Khi đo lượng mưa, người ta không đo trực tiếp trong thùng đo mưa mà dùng cốc đo mưa để đo lượng mưa (có một phần tác dụng là phóng đại lớp nước mưa nhằm làm giảm sai số đo).

Có 2 loại cốc đo mưa phổ biến trên thị trường hiện nay là P200 và P500.

Loại cốc đo mưa thường được sử dụng nhất là cốc đo mưa P200 (Loại cốc đo dành cho thùng đo mưa có diện tích miệng thùng S = 200cm2).

Cốc đo mưa được làm bằng thủy tinh. Diện tích miệng cốc đo mưa P200 là 10cm2, chiều cao để đo của cốc là 20cm. Trên cốc đo mưa được khắc thành 100 vạch nhỏ, mỗi vạch nhỏ có thể tích nước là 2cm3, tương ứng với thể tích lớp nước có chiều dày 0,1mm của thùng đo mưa.
 

 Ảnh: Cốc đo mưa P200 và P500


3.2. Vũ lượng kế tự ghi

Nguyên lý hoạt động: chao lật và tự động ghi lượng mưa trên các thiết bị điện tử (Thường được đo kết hợp với các yếu tố khí tượng khác).

Chủ đề